Ngày 12-7, người Nhật đã gửi lời tạm biệt cuối cùng tới cố thủ tướng Abe Shinzo trong khi lễ tang gia đình được tổ chức tại một ngôi đền vài ngày sau vụ ám sát gây chấn động cả nước. Ngày 12-7, người Nhật đã gửi lời tạm biệt cuối cùng tới cố thủ tướng Abe Shinzo trong khi lễ tang gia đình được tổ chức tại một ngôi đền vài ngày sau vụ ám sát gây chấn động cả nước. Ông Abe - thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản và vẫn có ảnh hưởng ngay cả sau khi từ chức hai năm trước vì lý do sức khỏe - đã qua đời hôm thứ sáu tuần trước 8-7 sau khi trúng đạn trong lúc đang phát biểu vận động tranh cử ở thành phố Nara.Ảnh: The New York TimesNgoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã vội vã tới Nhật Bản vào ngày 11-7 để chia buồn với gia đình Abe, gặp Thủ tướng Fumio Kishida, đồng thời trao bức thư của Tổng thống Joe Biden gửi gia đình Abe.Tầm ảnh hưởng quốc tếViệc một bộ trưởng cấp cao của Mỹ đến thăm chia buồn là điều không bình thường, và là một trong nhiều bằng chứng về tầm ảnh hưởng thế giới của ông Abe (một số nước, như Cuba và Brazil, đã tuyên bố quốc tang). Sở dĩ như vậy là nhờ những nỗ lực không ngừng của ông trong việc xây dựng lại vị thế cho nước Nhật - vốn đã suy giảm đáng kể chục năm về trước.Ngoài những chính sách kinh tế đột phá nổi tiếng Abenomics, thì đối ngoại là một di sản nổi bật khác của ông Abe. Thậm chí, có thể nói rằng tên tuổi và ảnh hưởng của ông ở nước ngoài còn lớn hơn so với ở Nhật Bản. Thật vậy, không thủ tướng Nhật nào hiện diện nhiều như Abe trong G7 thời hậu chiến, hòa hợp tốt với cả chính quyền Barack Obama và Donald Trump ở Mỹ, cũng như Vladimir Putin ở Nga. Ông cũng là thủ tướng công du nước ngoài nhiều nhất. Không khó hiểu khi cả "hắc bạch lưỡng đạo" đều bày tỏ sự thương tiếc trước tin tức ông qua đời.Giờ đây thì người kế nhiệm, cũng là bộ trưởng ngoại giao của ông, ông Kishida, sẽ thừa hưởng các thành quả đó, với một nước Nhật đang có vị thế quốc tế có lẽ là tốt hơn bao giờ hết kể từ sau Thế chiến II.Ám sát chính trị gia: Một di sản Nhật BảnTrong nước, ảnh hưởng của vụ ám sát ông Abe được dự báo sẽ rất lâu dài. Đã xuất hiện những lo ngại về việc biến cố này có nguy cơ "làm lung lay nền tảng dân chủ" và là một cuộc "tấn công vào xã hội dân sự" ở Nhật Bản.Vụ nổ súng xảy ra hai ngày trước cuộc bầu cử Thượng viện mà Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền đã giành chiến thắng áp đảo và nhiều chuyên gia cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi bỏ phiếu của cử tri. Những người từng chống chính sách kinh tế Abenomics như giáo sư Noriko Hama thuộc Đại học Doshisha hay Shigeaki Koga, một cựu quan chức Bộ Công thương, đều lên tiếng chỉ trích vụ ám sát và kêu gọi cử tri bỏ phiếu bình tĩnh, không bị dao động bởi vụ việc, "để chứng tỏ rằng bạo lực không thể đánh bại nền dân chủ Nhật Bản".Trong khi cuộc điều tra về vụ ám sát đến giờ cho thấy nghi phạm Tetsuya Yamagami hành động một mình và không có động cơ chính trị, hình ảnh nhà lãnh đạo quốc gia nằm giữa vũng máu trên đường phố gợi nhớ về một thời kỳ bạo liệt trong lịch sử Nhật Bản. Những năm 1930, đất nước đã chứng kiến một loạt các cuộc tấn công nhằm vào Thủ tướng Tsuyoshi Inukai và các chính trị gia khác. Làn sóng bạo lực khi đó đã làm xói mòn nền dân chủ, hạ bệ chính quyền dân sự, cuối cùng đưa tới chủ nghĩa quân phiệt và phát xít ở Nhật, làm bùng lên chiến tranh Thái Bình Dương.Và ông Inukai cũng không phải thủ tướng Nhật đầu tiên bị ám sát. Năm 1921, Thủ tướng Hara Takashi bị ám sát bằng dao tại ga Tokyo. Năm 1930, Thủ tướng Hamaguchi Osachi bị một thanh niên ám sát hụt tại ga Tokyo nhưng qua đời chín tháng sau đó. Rồi tới ngày 15-5-1932 thì nổ ra "ngũ - nhất ngũ sự kiện" (biến cố ngày 15 tháng 5), khi các sĩ quan và thiếu sinh quân hải quân, hầu hết đều chỉ xấp xỉ tuổi 20, tấn công Văn phòng Thủ tướng, sát hại ông Inukai, thủ tướng dân sự cuối cùng trước chiến tranh của Nhật Bản. Ông Inukai đã bị một sĩ quan hải quân cấp thấp bắn chết ngay trong dinh thự thủ tướng ở Tokyo. Những lời cuối cùng giữa họ được lịch sử ghi lại đầy ám ảnh: Inukai: "Nếu chúng ta có thể nói chuyện, thì các bạn hẳn đã hiểu". Những sĩ quan hải quân trả lời: "Đối thoại giờ vô ích rồi".Nước Nhật hiện nayNước Nhật ngày nay đang chứng kiến một làn sóng mất niềm tin của cử tri vào giới chính trị gia ngày càng tăng do nhiều vấn đề, từ gian lận bầu cử, tham nhũng, đến suy giảm kinh tế vì dịch bệnh COVID. Tình trạng giảm phát kéo dài không có giải pháp đã khiến lương thực tế hầu như không tăng suốt hàng chục năm, đồng thời làm gia tăng bất bình đẳng xã hội. Mới đây hơn lại là một vấn đề ngược lại: lương không tăng kịp đà tăng giá mạnh nhiều mặt hàng thiết yếu và đồng yen tuột dốc không phanh đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tương lai.Chủ nghĩa tân tự do cũng đã tràn vào Nhật Bản và chiếm cứ nhiều nghị trình chính sách trọng yếu, biến nước Nhật thành một "xã hội tuyệt vọng", nơi không thể tránh khỏi tình cảnh những người thắng cuộc được hết, còn những ai thua cuộc rơi vào cảnh bất hạnh không lối thoát. Nghi can đã bắn chết ông Abe nhiều khả năng là một kẻ thua cuộc như vậy. ■ Tags: Cố thủ tướng Abe ShinzoTang lễ của cố thủ tướng Abe ShinzoNhật BảnShinzo AbeAbe ShinzoChính trị gia
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3 NGUYÊN BẢO 11/09/2024 Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. 9h30 sáng nay, tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thủy điện Hòa Bình không còn xả đáy, thủy điện Tuyên Quang còn mở 5 cửa xả lũ.
Vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng ở Làng Nủ, Lào Cai: Tìm thấy 18 thi thể CHÍ TUỆ 11/09/2024 Đến sáng 11-9, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lào Cai xác định đã có 18 người chết trong vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng, vùi lấp cả bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Trực tiếp: Ngập lụt tại nội thành Hà Nội, lũ có thể đạt đỉnh trưa nay 11-9 11/09/2024 Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 5h sáng 11-9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 10,76m, trên báo động 2 là 0,26m.
Tranh luận Trump - Harris: Ông Trump trách Đảng Dân chủ trong vụ bị ám sát hụt THANH HIỀN 11/09/2024 Ông Trump và bà Harris đã tranh luận các vấn đề đáng chú ý như kinh tế, nhập cư, những rắc rối pháp lý của ông Trump... trong cuộc tranh luận tổng thống đầy căng thẳng đầu tiên của họ vào tối 10-9 ở bang Pennsylvania.