TTCT - Tổ chức European Union National Institutes for Culture (EUNIC - Hiệp hội các Viện văn hóa châu Âu) - mái nhà của nhiều cơ quan quảng bá văn hóa - đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm nay và đang có xu thế trở thành diễn đàn chung, thay cho các nỗ lực lẻ tẻ của từng quốc gia như Viện văn hóa Cervantes, Quỹ văn hóa Czech, Viện Goethe... Bìa Rico, Oskar và những bóng đen bí ẩn10 năm chập chữngTrong khuôn khổ hoạt động của EUNIC, một mạng lưới mới ra đời trước đây 10 năm, thoạt tiên 27 quốc gia châu Âu với các tổ chức văn hóa tương đối độc lập với nhà nước muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nội bộ châu lục, nay người ta đã vươn tới trên 50 quốc gia và trở thành gương mặt không thể thiếu ở mọi miền thế giới.Ngay bản thân châu Âu già cỗi vốn được coi là có sự đồng nhất khá mạnh về truyền thống, sự đa dạng trong văn hóa nghệ thuật vẫn là mảnh đất màu mỡ chưa bao giờ được khai thác thấu đáo.Với sự mở mang về giao thương, du học và du lịch, ngày càng nhiều người Việt có cơ hội tiếp xúc với thế giới, tuy nhiên đa số người trong nước quan tâm đến văn hóa vẫn phụ thuộc vào sự du nhập sản phẩm khá nghèo nàn và phiến diện.Một phần vì điều kiện vật chất ở ta còn hạn chế, song cũng chủ yếu vì các cơ quan đại diện văn hóa của các nước châu Âu chỉ theo đuổi mục tiêu của chính mình. EU - hình ảnh một ngôi nhà chung của châu lục, chưa phải ngày một ngày hai tìm được sự đồng thuận từ các thành viên của mình.Bìa Vị hạt táo Làn gió mátTôi đã nghe hơn một lần từ những người Việt Nam hồi hương hay chỉ về thăm gia đình rằng cuộc mưu sinh vất vả ở xứ người khiến họ ít được thưởng lãm các sản phẩm văn hóa và nghệ thuật hơn ở nhà. Mấy ai rảnh rỗi đến xem những lễ hội nhạc jazz, tuần văn hóa, liên hoan phim ngắn... mà đôi khi rào cản đơn giản chỉ là khó khăn về ngôn ngữ. Mà đã nói đến ngôn ngữ thì phải nói ngay đến sách.Các đại diện văn hóa của nhiều nước, một phần cũng thông qua sự móc nối bởi đại diện ngoại giao của nước họ ở Việt Nam, thường có sự hỗ trợ nhất định nhằm giới thiệu văn hóa của họ từ tài trợ sản xuất, tổ chức giao lưu đến các câu lạc bộ dịch thuật.Trong khuôn khổ Những ngày văn học châu Âu, độc giả Việt Nam có cơ may tiếp xúc và cật vấn tác giả ruột của mình. Những cây bút lớn hoặc/và ăn khách như Annette Kohn (Rồng Lê-tô du lịch Hạ Long), Marc Levy (Nếu em không phải một giấc mơ), Bernhard Schlink (Người đọc) đột nhiên xuất hiện bằng xương bằng thịt giữa vòng vây những người hâm mộ, không chỉ để phân phát chữ ký.Năm nay là năm thứ sáu liên tục mà người yêu sách ở Việt Nam được tham gia hoạt động có lẽ nổi bật nhất của EUNIC - Những ngày văn học châu Âu 2016, lần đầu tiên lan tới TP.HCM như một cơn gió mát giữa những ngày nóng bức.Bìa King LearChuyện tác giả và tác phẩmAi cũng biết thị trường sách dịch của ta phát triển nhanh và phong phú đến ngỡ ngàng, nhưng cũng không ai phủ nhận nhiều đơn vị xuất bản thiếu định hướng nội dung trong khi thừa nhạy cảm thương mại. Dù phải chấp nhận điểm yếu đó như một lỗi dễ hiểu trong thời kỳ mới mở cửa, thiết tưởng cũng nên tham khảo cách làm của các đối tác châu Âu.Những ngày văn học châu Âu mang lại rất bài bản sản phẩm của họ. Ví dụ trong khi ở ta còn khá vắng bóng đề tài lịch sử được chuyển hóa một cách hấp dẫn cho độc giả trẻ, năm nay ta được tiếp xúc với hai tác giả kỳ cựu của Đan Mạch trong dòng tiểu thuyết lịch sử.16 chị em gái là một tác phẩm xúc động về một cô nhi viện cách đây một thế kỷ của Nanna Gyldenkærne - một đề tài vô cùng xa lạ với độc giả Việt Nam và không nhất thiết được các nhà xuất bản cho lọt vào mắt xanh.Điều đó cũng đúng với tác phẩm lịch sử về cộng đồng Do Thái của Sally Altschuler. Hay Katharina Hagena (Đức) với Vị hạt táo, vẻn vẹn 250 trang sách đã vẽ ra bức tranh lung linh ba thế hệ phụ nữ từ Thế chiến II đến hôm nay, với mọi bi kịch cá nhân và u tối lịch sử.Văn học cho độc giả trẻ luôn là mảng ưu ái của thị trường sách châu Âu. Trong khi các nhà quản lý còn lúng túng với dạng sách như Sát thủ đầu mưng mủ hoặc sách giáo dục giới tính thì những loạt truyện (và phim) như Rico và Oskar của Andreas Steinhoefel là lời nhắc nhở, cho ta thấy ngay cả những cây bút có ảnh hưởng lớn như Nguyễn Nhật Ánh (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) cũng cần chú trọng hơn đến một đề tài nhân văn nhưng “nhạy cảm” như cách đối xử với trẻ em “cá biệt” hay thiểu năng.Có lẽ nhờ sự hỗ trợ của các viện văn hóa thuộc EUNIC mà giới xuất bản đã một phần nào khắc phục một vấn đề kinh niên là không dịch từ nguyên tác. Sự mất mát qua chuyển ngữ là không tránh khỏi, nhưng những tác giả nặng ký như Umberto Eco (Tên của đóa hồng), Alice Munro (Trốn chạy) thì không nhất thiết bị “mất giá” thêm vì phải qua ngôn ngữ thứ ba. Năm nay Viện Goethe giới thiệu bản dịch Lâu đài của Franz Kafka, cũng là một ông lớn của làng văn chương Đức ngữ mà xưa nay ta toàn phải đọc qua bản dịch từ tiếng Nga, Pháp, Hungary...■ Tags: EUNICVăn học cho độc giả trẻCác viện văn hóaSản phẩm văn hóa và nghệ thuậtCác cơ quan đại diện văn hóa
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục TTXVN 26/11/2024 Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp sẽ được nghỉ từ 25-1 đến 2-2-2025 (26 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng).
Hot TikToker Thu Nhi đóng cửa thương hiệu thời trang Meo vì 'bán ế quá' NHẬT XUÂN 26/11/2024 Hot TikToker Thu Nhi - Eat Clean Hồng thông báo đóng cửa thương hiệu thời trang Meo, khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.
Ông Lê Đức Thọ, Đỗ Thắng Hải xin lỗi Đảng và nhân dân TUYẾT MAI 26/11/2024 Chiều 26-11, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan kết thúc tranh luận.
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine THANH HIỀN 26/11/2024 Ukraine cáo buộc Nga phóng 188 thiết bị bay không người lái (UAV) vào nước này trong đêm, gây ra thiệt hại nặng nề với lưới điện ở thành phố Ternopil.