Môi trường Khủng hoảng khí hậu: Chuyện tiền cả đấy! LÊ QUANG 31/07/2022 1708 từ TTCT - Khi người tiêu dùng rên xiết bởi đồng tiền mất giá, lãi bán hàng không đủ mua xăng dầu, hay mùa đông tới châu Âu có lẽ phải hạ lò sưởi xuống 18 độ C - thì chiến sự ở Ukraine là lời giải thích quá vội vã và quá dễ dãi. Về lâu dài, biến đổi khí hậu mới là nguyên nhân chính.
Giáo dục Hệ thống đào tạo kép: Vấn đề là còn ai muốn học? LÊ QUANG 22/07/2022 2120 từ TTCT - Ai còn trẻ thì suy nghĩ đi. Học xong đại học mà loay hoay chạy xe ôm hay bồi bàn thì lao động ấy không hẳn vinh quang. Một cái nhìn vào hệ thống đào tạo kép của châu Âu và cơn khát lao động phổ thông hiện nay của Đức.
Gặp gỡ & Đối thoại "Chừng nào bạn còn tò mò, tuổi tác chẳng có ý nghĩa gì" LÊ QUANG 07/05/2022 2020 từ TTCT - Jochen Dieckmann sinh năm 1959, sống nửa cuộc đời với công việc sau tay lái xe tải để chu du thiên hạ, nửa kia trong lĩnh vực báo chí và quan hệ công chúng. Anh vừa chào độc giả Việt Nam với Nước Đức từ Z về A - cuốn sách của một người Đức nhìn về chính đất nước mình.
Thời sự quốc tế Kỷ nguyên mới ở châu Âu LÊ QUANG 06/03/2022 1976 từ TTCT - 11 giờ trưa 27-2, khi bà Chủ tịch Quốc hội Đức chuyển lời đầu tiên trong phiên họp đặc biệt cho tân Thủ tướng Olaf Scholz, có lẽ không chỉ một nửa châu Âu hồi hộp ngồi trước màn ảnh nhỏ: Kể từ sau tiếng súng mở màn cho Thế chiến II, đây là lần đầu tiên châu Âu thực sự lo sợ sau ngót 80 năm “chăn êm nệm ấm”. Và đúng thế, ngay câu đầu ông Scholz dùng khái niệm “kỷ nguyên mới” - từ nay trở đi châu Âu và thế giới sẽ khác hoàn toàn so với trước ngày 27-2.
Câu chuyện cuộc sống Tình yêu và hôn nhân: Đã tới lúc cần những dạng thức gắn kết mới LÊ QUANG 20/02/2022 2496 từ TTCT - Bảo vệ và phát triển các cộng đồng là nhiệm vụ của một chính sách tập trung vào con người chứ không phải chỉ ở các thiết chế xã hội truyền thống. Hôn nhân như thiết chế duy nhất để tổ chức cuộc sống chung có lẽ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Hồ sơ Năm chuyển mình của thế giới? LÊ QUANG 27/01/2022 1888 từ TTCT - Liệu ta có ngộ ra được rằng đại dịch này thực sự là một nhát cắt lịch sử khả dĩ bắt ta soi chiếu lại các hình dung của chúng ta về nền văn minh nhân loại ở dạng biểu thức của nhân tính và cả trong mối liên quan tới trái đất mà ta đang sống?
Hồ sơ Khổng Tử phán rằng... LÊ QUANG 15/12/2021 1792 từ TTCT - Nhiệm kỳ thứ tư của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã qua, nhưng dấu chân bà để lại trong chính trường và xã hội Đức sau ba thập kỷ làm chính trị sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực. Ít nhất thì về quan hệ kinh tế giữa Đức - chắc chắn là một cường quốc kinh tế - với một Trung Hoa đang có tham vọng nổi lên dẫn đầu thế giới, hôm nay đã có thể lược ra vài nét sơ kết mang màu sắc Merkel.
Văn hóa Chuyện xây một cây cầu và những xúc cảm được đánh thức LÊ QUANG 03/10/2021 1604 từ TTCT - “Nhất cận thị, nhị cận giang”, lời khuyên cha truyền con nối ấy hối thúc con người cố bám lấy nguồn nước để sinh hoạt và trồng trọt, sau nữa là kiếm đường thủy để giao thương với nơi xa. Có sông có hồ thì phải có cầu bắc qua, dường như vì thế, những cây cầu đầu tiên có tuổi ngang với nền văn minh loài người. Khác với các công trình xây dựng khác từ bàn tay con người như lâu đài hay thành quách, cầu luôn đánh thức những cảm xúc khác hẳn.
Thời sự quốc tế Đừng gọi họ là anh hùng! LÊ QUANG 21/09/2021 1887 từ TTCT - Hôm qua họ còn là y tá, nhân viên thu ngân, thầy thuốc, bỗng dưng họ trở thành anh hùng. Điều này thực ra nói về mặc cảm của xã hội nhiều hơn là về chính những con người này.
Thời sự quốc tế 2021: Cuộc tranh cử nhạt nhòa nhất lịch sử Đức LÊ QUANG 09/09/2021 1749 từ TTCT - Không chỉ đối với những cử tri Đức năm nay đi bỏ phiếu lần đầu tiên, mà nói chung cả những người ở độ tuổi 30 sẽ vẩn vơ một câu hỏi trong đầu: Bỏ phiếu ư? Bỏ phiếu cho đảng nào hoặc cho ai? Chẳng phải bà Angela Merkel nghiễm nhiên lại làm thủ tướng như xưa nay hay sao? 16 năm liên tục đứng đầu, chính phủ cầm quyền của bà Merkel để lại một khoảng chân không mà chưa thấy gương mặt nào thực sự sáng giá khả dĩ khỏa lấp.
Thời sự quốc tế Vaccine và chủ nghĩa dân tộc LÊ QUANG 28/05/2021 1737 từ TTCT- Ở một khía cạnh nhất định, Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” không khác gì dưới thời Donald Trump. Là nhà sản xuất vaccine phòng COVID-19 thứ nhì thế giới, Mỹ vẫn mua thêm vaccine và muốn trước hết phải bảo đảm nhu cầu trong nước đã. Washington cũng hứa hẹn 80 triệu liều đóng góp (bán) cho thế giới, nhưng việc triển khai thì phải từ từ. Và ngay cả 80 triệu liều đó cũng như muối bỏ biển mà thôi.
Thế giới không phẳng Sự tự tin nguy hiểm? LÊ QUANG 19/05/2021 2073 từ TTCT - "16 năm Angela Merkel là quá dài". Không có gì lạ, khi nhận định đó đến từ một đảng đối lập, nói qua miệng chính người có tham vọng chiếm ghế thủ tướng là bà Annalena Baerbock.
Sức khỏe Vaccine COVID-19: Kẻ ăn không hết... LÊ QUANG 25/04/2021 1810 từ TTCT - Tới ngày 15-4, Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã tiêm được 58.037 liều vaccine chống COVID, tức là tiêm đợt đầu cho 6 trong số 10.000 người. Dù còn khá sớm để lạc quan theo dõi tia sáng cuối đường hầm Corona, cũng nên bỏ chút thì giờ suy ngẫm về những ngang trái trong một thế giới còn đầy bất bình đẳng này: 58.037 liều vaccine được đón chào ở Việt Nam chỉ là 1/10 lượng thuốc bị quăng ra bãi rác ở bang Bayern (Đức) mỗi tuần!
Thế giới không phẳng Neom và The Line: Thành phố không stress!? LÊ QUANG 08/04/2021 2045 từ TTCT - Thế giới có thể bàng quan hay lo lắng nhìn về Cận Đông như một vùng bất ổn định chính trị, song đối với các ông hoàng Saudi Arabia thì tương lai nhân loại sẽ phải bắt đầu ở đây, kẹp giữa triền núi cao 2.500m phủ tuyết và bãi cát trắng, một thành phố mang tên Neom.
Sức khỏe Vaccine Covid: Đường dài nghĩ nỗi đoạn trường... LÊ QUANG 07/03/2021 1907 từ TTCT - Đã có vaccine COVID nhưng cuộc chiến để thực sự đánh bại con virus và trở lại với đời sống thực sự bình thường xem ra còn quá xa vời...