TTCT - Với kiệt tác Wall-E, hãng phim hoạt hình danh tiếng Pixar Animation Studios lại một lần nữa chứng tỏ vai trò tiên phong của mình trên sân chơi hoạt hình ba chiều. Phóng to “Phù thủy” John Lasseter - giám đốc sáng tạo của Pixar - Ảnh: LATimesTTCT - Với kiệt tác Wall-E, hãng phim hoạt hình danh tiếng Pixar Animation Studios lại một lần nữa chứng tỏ vai trò tiên phong của mình trên sân chơi hoạt hình ba chiều. Hollywood vừa trải qua một mùa hè như mơ khi đạt doanh thu kỷ lục 4,2 tỉ USD, vượt ngưỡng 4,18 tỉ USD của năm 2007 nhờ hàng loạt bộ phim “bom tấn”. Tuy nhiên, nhân vật được yêu thích nhất của mùa phim hè 2008 không phải là các siêu anh hùng như người dơi (Batman), người sắt (Iron man) hay tiến sĩ khảo cổ Indiana Jones, mà là một chú robot dọn rác nhỏ bé, thầm lặng và cô độc có cái tên kỳ lạ Wall-E trong bộ phim cùng tên của Hãng Pixar. Kể từ năm 2003, khi Pixar chinh phục khán giả thế giới với bộ phim hoạt hình ba chiều thứ năm của hãng là Finding Nemo (Đi tìm Nemo), giới điện ảnh Mỹ đã không còn đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Liệu nó có hay không nhỉ?” đối với mỗi tác phẩm mới của hãng này. Thay vào đó là: “Nó tuyệt vời đến mức nào?”. Trang web điện ảnh uy tín Metacritic.com chấm Wall-E 93/100 điểm, mức cao nhất trong số các bộ phim hè, trong khi siêu phẩm The dark knight (Hiệp sĩ bóng tối) chỉ được 82 điểm. Còn nhà phê bình Todd McCarthy của tạp chí Variety thì đánh giá Wall-E là “kỳ quan thứ chín liên tiếp” của Pixar và khẳng định Pixar đã mở rộng biên giới của phim hoạt hình, vốn được xem là thể loại điện ảnh giải trí chỉ dành cho trẻ em. Chuyên gia Kirk Honeycutt của tờ The Hollywood Reporter cho rằng Wall-E sở hữu “trái tim, tâm hồn, nhiệt huyết và sự lãng mạn” của những bộ phim câm xuất sắc nhất (gần 40 phút đầu của Wall-E hầu như không có lời thoại). Một số nhà phê bình cho rằng Wall-E xứng đáng được giải Oscar phim xuất sắc nhất, chứ không chỉ là giải phim hoạt hình xuất sắc nhất. Kể từ năm 2001 đến nay đã có ba phim của Pixar đoạt giải Oscar phim hoạt hình là Finding Nemo (2003), The incredibles (Gia đình siêu nhân - 2004) và Ratatouille (Chú chuột đầu bếp - 2007). Cả chín phim của Pixar, từ Toy story (Câu chuyện đồ chơi) năm 1995 đến Wall-E đều đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu tại Mỹ trong tuần lễ chiếu ra mắt, một kỷ lục khiến nhiều hãng phim lớn khác phải ghen tỵ. Theo trang web thông tin điện ảnh www.boxofficemojo.com, các tác phẩm của Pixar kiếm được tổng cộng gần 4,7 tỉ USD tiền vé. Một lịch sử biến động Phóng to “Kỳ quan thứ chín” Wall-E - Ảnh: wordpressTheo Wikipedia, Pixar ra đời năm 1979 với cái tên Graphics Group, thuộc Hãng phim Lucasfilm của đạo diễn lừng danh George Lucas (đạo diễn chùm phim Star wars - Chiến tranh giữa các vì sao). Thời gian đầu, Graphics Group chủ yếu thực hiện hiệu quả đặc biệt cho các đoạn phim do Lucasfilm sản xuất. Sau những thành tựu về hiệu quả hình ảnh trong một vài bộ phim có tiếng vang, Graphics Group được chủ tịch Tập đoàn Apple Steve Jobs mua lại với giá 5 triệu USD vào năm 1986. Steve Jobs đầu tư cho nhóm thêm 5 triệu USD. Graphics Group được đổi tên thành Pixar, một từ chế từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “tạo ra pixel (ảnh điểm)”. Ban đầu, Pixar hoạt động như một công ty phần cứng máy tính với Disney Studios là khách hàng chủ chốt. Tuy nhiên, công việc làm ăn này tỏ ra không hiệu quả. Để cứu vãn, bộ phận hoạt hình với sự lãnh đạo của John Lasseter bắt đầu sản xuất các đoạn phim quảng cáo sử dụng công nghệ hoạt hình vi tính cho các công ty khác. Thời kỳ này Pixar thắt chặt quan hệ với Hãng phim hoạt hình Walt Disney Feature Animation, và đến năm 1991 thì ký hợp đồng trị giá 26 triệu USD sản xuất ba phim hoạt hình cho Walt Disney, đầu tiên là Toy story. Dù vậy, thời kỳ này Pixar tiêu tốn khá nhiều tiền và Steve Jobs từng có ý định bán công ty. Chỉ đến khi Disney cam kết phân phối Toy story vào mùa lễ năm 1995, Steve Jobs mới quyết định giữ lại Pixar. Quan hệ giữa Pixar và Disney tỏ ra “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Năm 1999, Disney chỉ muốn phát hành Toy story 2 dưới dạng video, nhưng Pixar đưa bộ phim ra màn ảnh lớn. Tuy nhiên, Disney không chấp nhận đưa Toy story 2 vào danh sách ba phim trong hợp đồng ban đầu với Pixar. Hơn nữa, Pixar luôn than phiền việc chia lợi nhuận giữa hai hãng không công bằng. Pixar chịu trách nhiệm sáng tạo và sản xuất, Disney lo phần marketing và phát hành. Chi phí sản xuất và lợi nhuận chia đôi nhưng Disney giữ bản quyền và nhận được phí phát hành. Sau nhiều cãi cọ, mâu thuẫn giữa hai bên lên đến đỉnh điểm vào năm 2004 khi Steve Jobs tuyên bố Pixar kiếm đối tác khác ngoài Disney. Đến năm 2006, Disney đã chi 7,4 tỉ USD bằng cổ phiếu của công ty để mua lại Pixar. Không ngừng sáng tạo Phóng to Những bộ phim nổi tiếng của Pixar - Ảnh: Yahoo!Movies Tại sao tất cả các bộ phim của Pixar đều được cả giới phê bình lẫn khán giả mê mệt? Đâu là điểm tạo nên sự khác biệt giữa Pixar và các hãng phim hoạt hình khác? Không giống như Hãng Dreamworks, Pixar chẳng mấy khi câu khách bằng cách thuê các diễn viên hạng A lồng tiếng cho các nhân vật trong phim. Pixar cũng không cài vào phim của mình những màn chọc cười thô lỗ và những ẩn dụ mang đậm chất văn hóa pop. Trên mạng xã hội Facebook, một thành viên có nickname Manuel cho rằng: “Điều gì làm nên một bộ phim Pixar? - Tâm hồn”. Những người khác nhận định phim hoạt hình Pixar hay bởi các nhân vật trong phim đều xuất phát từ cuộc sống khiến người xem cảm thấy thân thuộc. Một thành viên khác tên Mike viết: “Remy (trong phim Ratatouille) muốn trở thành đầu bếp dù chỉ là một chú chuột. Chắc chắn rất nhiều người từng bị người khác cho rằng không thể thành công vì những khiếm khuyết của họ. Ngài Phi thường (trong Gia đình siêu nhân) chỉ muốn sống lại thời kỳ vàng son của mình. Chẳng phải ai cũng có lần nuối tiếc quá khứ hay sao?”. Hơn nữa, không chỉ là nhà tiên phong trong lĩnh vực phim hoạt hình ba chiều, Pixar còn được giới điện ảnh thừa nhận là hãng phim luôn tạo ra những đột phá và sáng tạo bất ngờ. Trên báo The Columbia Dispatch, nhà phê bình Frank Gabrenya cho rằng chẳng có hãng phim nào ngoài Pixar nghĩ đến ý tưởng lập bối cảnh của một bộ phim hoạt hình tốn kém là nhà bếp một nhà hàng Paris, và biến một sinh vật bị xem là bẩn thỉu như chuột thành một đầu bếp tài năng. Tuy nhiên, sáng tạo và độc đáo nhất trong số các bộ phim của Pixar phải kể đến Wall-E, như nhà phê bình Kirk Honeycutt khẳng định. Chưa có một phim hoạt hình nào có bối cảnh u ám đến thế: Trái đất trở thành một bãi rác khổng lồ hoang vắng do sự tiêu thụ quá mức, còn con người thì “tiến hóa” thành những đứa trẻ béo phì, ngu ngơ do quá dựa vào máy móc. Qua Wall-E, các nhà làm phim đã đưa ra cái nhìn sâu cay về chủ nghĩa tiêu thụ và lời cảnh báo nghiêm khắc về những thảm họa môi trường mà con người đang gây ra. Báo Korea Times dẫn lời giám đốc kỹ thuật Pixar Andrew Pienaar cho rằng con người là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của Pixar: “Luôn luôn là con người tạo ra bộ phim”. Kể từ khi còn là một bộ phận của Lucasfilm, Pixar đã nổi tiếng với sự sáng tạo, đổi mới và mạo hiểm, do đó công ty đã thu hút được nhiều tài năng hoạt hình hàng đầu nước Mỹ, được giới phê bình kính trọng gọi là “các phù thủy Pixar”. Nổi bật nhất là đạo diễn Lasseter (Toy story, Toy story 2, Cars), Andrew Stanton (Finding Nemo, Wall-E) và Brad Bird (The incredibles, Ratatouille). Tại Pixar, áp lực công việc rất căng thẳng, nhưng giám đốc sản xuất Ralph Eggleston cho biết đó là thứ áp lực mà các chuyên gia Pixar tự tạo cho mình. “Có nhiều lúc chúng tôi phải ép mọi người về nhà nghỉ ngơi” - ông Eggleston kể. Dù Pixar ngày càng mở rộng nhưng ông Eggleston cho biết bầu không khí gia đình vẫn chưa hề mất đi. “Chúng tôi luôn cố gắng duy trì niềm vui và không để mọi người nghĩ rằng họ chỉ là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất”. Vậy con đường phía trước của Pixar sẽ thế nào? Ông Pienaar cho rằng phim hoạt hình ba chiều vẫn còn đang ở thời kỳ sơ khai, do đó còn rất nhiều tiềm năng to lớn. Trước mắt sẽ là bộ phim Up ra mắt vào năm 2009 và Toy story 3 sẽ được công chiếu vào năm 2010. Khán giả hâm mộ và giới phê bình đang ngóng chờ những điều thần kỳ, những giấc mơ kế tiếp mà Pixar dệt nên.
Nghiên cứu lắp đặt thêm camera giám sát, xử phạt lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM THU DUNG 18/07/2025 Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản đề nghị Công an TP, UBND các phường, xã, đặc khu và các đơn vị liên quan tăng cường chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường.
VinSpeed sẽ đầu tư đường sắt trung tâm TP.HCM - Cần Giờ bằng nguồn vốn trực tiếp ĐỨC PHÚ 18/07/2025 Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường về đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao nối trung tâm TP.HCM với Cần Giờ.
Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương tối thiểu 7,2% từ ngày 1-1-2026 HÀ QUÂN 18/07/2025 Bộ Nội vụ vừa đề xuất tăng lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức 7,2% từ ngày 1-1-2026.
Hỗ trợ chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe điện, người dân nói 3 triệu đồng 'quá ít' PHẠM TUẤN 18/07/2025 Hiện phí bỏ ra để mua xe điện là cao so với thu nhập, trong khi đó chính sách thu mua lại xe xăng không bù lại được số tiền để mua xe điện mới.