TTCT - Một phân tích mới nhất về hiệu quả của thuốc chống bệnh cúm (oseltamivir) cho thấy những gì từng công bố là có vấn đề. Tác giả của công trình phân tích kêu gọi nên xem xét lại cách tổng quan bằng chứng trong y học. Phóng to Người ta đã quá kỳ vọng vào Tamiflu để chống dịch cúm A/H5N1 - Ảnh: N.C.T. Năm 2005 khi cúm A/H5N1 bộc phát, cả thế giới cuống cuồng. Lúc đó, Tamiflu và Relenza là hai “ngôi sao” trong thế giới dược phẩm, vì được biết đến như là những thuốc có hiệu quả phòng chống cúm. Bộ Y tế phải chi một số tiền lớn để nhập 20 triệu viên Tamiflu, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất. Chẳng riêng gì VN, nhiều nước cũng chi nhiều tỉ USD để mua Tamiflu và Relenza chuẩn bị cho đại dịch. Công ty dược thao túng? Một nghiên cứu mới công bố trong tuần này cho thấy hiệu quả của Tamiflu không cao như nhiều người tưởng, và còn có vấn đề về đạo đức khoa học.Thế còn hiệu quả của Tamiflu thì sao? Năm 2009, tôi viết trên Tuổi Trẻ (trong bài “Đại dịch và đại dịch ảo”) rằng: “Đối với bệnh nhân lớn tuổi, Relenza giảm thời gian triệu chứng khoảng 0,8 ngày (tức 19 giờ) so với nhóm không sử dụng thuốc; còn Tamiflu giảm 0,4 ngày (khoảng 10 giờ). Đối với trẻ em, cả Relenza và Tamiflu giảm thời gian triệu chứng khoảng một ngày”. Những dữ liệu này đến nay vẫn còn giá trị nguyên vẹn! Giáo sư Chris Del Mar là giáo sư y tế công cộng thuộc Đại học Bond, Queensland, Úc. Ông là một trong bảy nhà nghiên cứu của nhóm Cochrane, những người đã tham gia việc phân tích dữ liệu nghiên cứu về oseltamivir (Tamiflu) từ các nghiên cứu lâm sàng. Nhiều dữ liệu này chưa từng được công bố trước đây (1). Kết quả phân tích cho thấy so với nhóm chứng (tức không được điều trị), oseltamivir giảm thời gian cúm được 21 giờ. Nhưng các nhà nghiên cứu còn phát hiện nhiều mâu thuẫn giữa những dữ liệu đã công bố và dữ liệu chưa công bố. Chẳng hạn như oseltamivir không giảm tần số nhập viện, và số ca bị tác động phụ hay biến chứng (adverse event) cao hơn những gì đã được công bố. Cần nói thêm rằng trước đây công trình nghiên cứu do Roche tài trợ và công bố cho thấy thuốc oseltamivir giảm triệu chứng cúm và tần số nhập viện vì cúm. Tại sao có sự mâu thuẫn giữa nghiên cứu Roche công bố và những gì nhóm Cochrane công bố? Câu trả lời là dữ liệu Roche công bố là có chọn lọc. Thật vậy, 8 trong số 10 nghiên cứu mà Roche sử dụng làm cơ sở khoa học chưa bao giờ được công bố (2). Các nhà nghiên cứu nhóm Cochrane phát hiện rằng 60% dữ liệu của bệnh nhân từ các nghiên cứu oseltamivir chưa bao giờ được công bố. Giáo sư Del Mar mô tả vấn đề này như là một điều “đáng tiếc”, vì theo thông lệ y khoa và y đức, những nghiên cứu lâm sàng phải công bố cho công chúng biết. Để có dữ liệu, giáo sư Del Mar thương lượng với các giới chức và Roche để có quyền tiếp cận dữ liệu gốc của tất cả nghiên cứu, đã cũng như chưa công bố. Công ty Roche đồng ý cung cấp dữ liệu, nhưng chỉ là dữ liệu tóm lược chứ họ không cung cấp dữ liệu cho từng bệnh nhân. Dù vậy, vài chục ngàn trang giấy về dữ liệu thu thập và cần phải phân tích. Đây là một việc làm công phu và quy mô, nhưng ông quyết chí tìm hiểu tận gốc. Sau cùng thì dữ liệu đầy đủ cũng được công bố, và kết quả cho thấy hiệu quả của Tamiflu là có thật, nhưng mức độ thì không cao như nhiều người tin tưởng trước đây. Oseltamivir không hơn paracetamol Một trong những phát hiện thú vị là cơ chế ảnh hưởng của thuốc oseltamivir. Theo các nhà nghiên cứu, oseltamivir gây ảnh hưởng có thể không liên quan gì đến tác động chống virut, mà có liên quan đến ức chế thần kinh. Nếu cơ chế ảnh hưởng của oseltamivir là qua thần kinh thì nó cũng chẳng tốt hơn gì so với paracetamol, nhưng oseltamivir đắt hơn paracetamol nhiều. Những mâu thuẫn về dữ liệu khoa học liên quan đến Tamiflu làm nhiều người trong giới y khoa giận dữ. Sự việc này một lần nữa cho thấy các công ty dược vẫn chọn lọc (nếu không muốn nói là giấu giếm) dữ liệu khi họ công bố. Trước đây, thuốc Cox-2 (điều trị khớp) cũng có vấn đề về sự thiếu nhất quán dữ liệu công bố và dữ liệu chưa/không công bố, dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng. Các nhà nghiên cứu nhóm Cochrane đề nghị trong tương lai, các giới chức cần ra luật buộc các công ty dược phải công bố dữ liệu gốc về nghiên cứu lâm sàng. Có thể công bố dữ liệu trên mạng, hoặc trên một website của tập san công bố bài báo. Công bố nghiên cứu cũng là nghĩa vụ đạo đức của nhà nghiên cứu, và các công ty dược cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo các chuẩn mực y đức. __________ Tham khảo: 1. Cochrane Database 2012, Issue 1, DOI: 10.1002/14651858.CD0089652. Arch Intern Med 2003; 163: 1667-16723. BMJ 2012; 17 January (online) Tags: ParacetamolTamifluThuốc chống bệnh cúmOseltamivir
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-2023: "Cuộc đại chiến tôm xuất khẩu" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 01/06/2023 1 từ
Khi nào được dùng hình ảnh người khác? TRƯƠNG TRỌNG HIỂU (GIẢNG VIÊN ĐH KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP.HCM) 29/05/2023 708 từ
Dịch vụ nước sạch: Phải chọn được giá đúng PHẠM KHÁNH NAM (Đại học Kinh tế TP.HCM) 29/05/2023 1862 từ
Tin tức sáng 2-6: TP.HCM điều chỉnh thời gian chờ đèn đỏ; Tuần lễ NASA tại Việt Nam TUỔI TRẺ ONLINE 02/06/2023 Một số tin tức đáng chú ý: TP.HCM điều chỉnh thời gian chờ đèn đỏ ở các giao lộ; Tuần lễ NASA tại Việt Nam; 4 tháng nhập hơn 54.300 ô tô nguyên chiếc...
Tin tức thế giới 2-6: Hà Lan mua xe tăng cho Ukraine; Máy bay Trung Quốc tránh không phận Nga? DUY LINH 02/06/2023 Mỹ yêu cầu Liên Hiệp Quốc họp công khai về Triều Tiên; Mỹ dừng chia sẻ thông tin trong hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga.
Nghiên cứu mới báo động: Trái đất đã vượt ngưỡng an toàn với con người TTXVN 02/06/2023 Các hoạt động của con người đã khiến 7/8 ranh giới trong hệ thống Trái đất vượt giới hạn an toàn, đe dọa sức khỏe hành tinh và nhân loại, theo nghiên cứu.
Ông Huỳnh Uy Dũng liên quan gì trong vụ án bà Phương Hằng? TUYẾT MAI 02/06/2023 TAND TP.HCM cho biết đã ra quyết định trả hồ sơ vụ bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm cho Viện KSND TP.HCM để điều tra bổ sung.