TTCT - Sau khi ký hợp đồng với Pau FC, người đại diện của Nguyễn Quang Hải chia sẻ trên mạng xã hội rằng ông từng từ chối nhiều CLB, trong đó có cả đội bóng thuộc top 3 La Liga. Câu phát biểu nghe chẳng khác gì chuyện đùa cá tháng tư, nhưng cũng theo lời nhắn nhủ từ người đại diện của Quang Hải: “Ai không nghe thì cút”.Làm lệch cán cân chuyên môn - thương mạiXét ở tầm cỡ bóng đá thế giới, hay thậm chí là mức châu lục, Quang Hải hiển nhiên chưa phải ngôi sao. Nhưng cách hành xử từ người đại diện của anh đủ biết thân chủ của mình thành tâm điểm của sức ép từ dư luận.Trước tiên hãy nói về khái niệm người đại diện cầu thủ, mà ở Việt Nam vẫn thường gọi nôm na là “cò cầu thủ”. Công việc này ra đời và được định hình rõ rệt từ những năm đầu thập niên 1990, ban đầu do FIFA cấp phép cũng như quản lý. Pastorello (trái) và Lukaku. Ảnh: The SunNhưng giai đoạn đó chỉ có khoảng vài mươi người hành nghề này trong làng bóng đá. Đa số các cầu thủ nhờ cha mẹ hoặc người thân làm đại diện, và hiển nhiên họ thiếu tính chuyên nghiệp.Phán quyết Bosman ra đời năm 1995 (với nội dung chính là cho phép cầu thủ ra đi tự do sau khi hết hạn hợp đồng với CLB) là cột mốc định hình sự phát triển của nghề người đại diện. Luật Bosman trao quyền lực vào tay cầu thủ, nhưng để tận dụng tối đa quyền lực đó, cầu thủ - nhất là các ngôi sao lớn - không thể tự làm. Người thân của họ cũng vậy, và người đại diện chuyên nghiệp trở nên quan trọng từ đó. Chỉ bằng những khoản phí lót tay 3-10% cho người đại diện, một cầu thủ ngôi sao có thể tìm kiếm bến đỗ mới với mức lương tăng gấp 2-3 lần ở CLB cũ. Theo xu hướng thương mại hóa làng túc cầu, công việc của người đại diện cầu thủ ngày càng mở rộng, họ lo các vấn đề về pháp lý, tìm kiếm hợp đồng quảng cáo, thậm chí hỗ trợ thân chủ kinh doanh...Đáp ứng những nhu cầu đa dạng đó, từ con số vài mươi người năm 2000, số lượng “cò cầu thủ” chuyên nghiệp tăng lên hơn 5.000 những năm gần đây. Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, FIFA ước tính có khoảng 452 triệu euro từ những vụ chuyển nhượng cầu thủ chảy vào túi người đại diện. Tức trung bình mỗi người có thu nhập khoảng 100.000 euro.Nhưng khi tầm ảnh hưởng của người đại diện quá lớn, những rắc rối mà họ tạo ra cũng ngày càng nhiều. Họ đưa ra nhiều yêu sách về lương bổng, luôn có xu hướng tìm kiếm CLB mới cho thân chủ (để nhận tiền lót tay), phàn nàn mọi quyết định của HLV (như để cầu thủ ngôi sao ngồi dự bị)...Những yếu tố rất thường xuyên cũng phù hợp với nguyện vọng của cầu thủ. Nhưng trong một thế giới bóng đá mà quyền lực của người đại diện thường không nhìn thấy hết, những ý niệm truyền thống như lòng trung thành, sự hy sinh, hay tinh thần đồng đội trong một đội bóng dần phai nhạt, lằn ranh “chuyên môn” và “thương mại” cũng mờ dần. Những người đại diện hầu như luôn có mong muốn khiến cán cân lệch hẳn về phía thương mại.Có thực sự nghĩ cho thân chủ?“Những người đại diện cầu thủ không làm được điều gì tốt đẹp cho bóng đá. Họ luôn dựng lên một bức tường với khẩu súng máy giữa cầu thủ và đội bóng”, cố HLV nổi tiếng người Anh Graham Taylor từng nói. Taylor là người thuộc thế hệ cũ của bóng đá, ông không sử dụng người đại diện, căm ghét họ vì cho rằng họ đòi hỏi quá đáng, dẫn đến sự đổ vỡ trong quan hệ giữa cầu thủ và HLV, giữa cá nhân và đội bóng.Alex Ferguson, Pep Guardiola và nhiều HLV nổi tiếng ngày nay cũng từng đụng độ với người đại diện cầu thủ. Ferguson từng gọi Mino Raiola - tay cò cầu thủ có lẽ là nổi tiếng nhất thế giới - là “đồ rác rưởi”. Còn Guardiola thẳng tay tống cổ Yaya Toure vì Dmitri Seluk, người đại diện ngông cuồng của anh, đòi hỏi quá nhiều.8 năm trước, FIFA đưa ra nhiều thay đổi liên quan đến người đại diện cầu thủ. Cơ bản nhất, FIFA thay đổi khái niệm “player agent” (người đại diện) thành “intermediary” (người trung gian). Đại khái điều này có lợi cho những người hành nghề. Thủ tục giấy tờ với họ ít đi, họ dễ dàng tiếp xúc với cầu thủ hơn - đây là xu hướng hợp lý trong một thế giới bóng đá ngày càng chuyên nghiệp hóa.Nhưng việc FIFA thay đổi cách gọi cũng phản ánh bản chất của công việc này. “Cò cầu thủ” nay là bên trung gian, hưởng lợi từ những điều khoản tài chính của hợp đồng cầu thủ, chứ không đơn thuần đại diện cho quyền lợi của cầu thủ. Họ dễ dàng chạy theo xu hướng thương mại. Chuyển nhượng càng nhiều thì càng nhiều tiền lót tay, cầu thủ càng nổi tiếng thì càng nhiều hợp đồng quảng cáo...Một ví dụ là vụ ầm ĩ giữa người đại diện cho tiền đạo Romelu Lukaku, Federico Pastorello và CLB Chelsea vừa qua. Tay cò người Ý đã lên báo công kích Chelsea và bóng gió về khả năng Lukaku sẽ rời đội bóng. Thật khó khẳng định động thái đó hoàn toàn là vì lợi ích của ngôi sao người Bỉ. Ngoài mặt thì Pastorello đang đòi quyền lợi cho thân chủ khi Lukaku không được HLV Thomas Tuchel trọng dụng, nhưng việc một cầu thủ không đạt phong độ phải ngồi dự bị là chuyện bình thường. Những lời nói thiếu suy nghĩ của Pastorello chỉ càng khiến Lukaku thêm xa cách người hâm mộ, ban huấn luyện và giới lãnh đạo CLB, để rồi dẫn đến việc anh lần thứ hai rời đội bóng. Và cứ khi diễn ra chuyển nhượng, cò cầu thủ lại bỏ túi tiền môi giới, còn sự nghiệp chuyên môn của cầu thủ ra sao thì... hậu xét.Từ Lukaku đến Quang Hải là một chặng đường xa vời vợi về đẳng cấp, nhưng không phải là không có những bài học giống nhau.■Sức khỏe tinh thầnTiến sĩ chuyên ngành luật thể thao Erkut Sogut đưa ra quan điểm về việc người đại diện cầu thủ phải quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần của các VĐV. Nghiên cứu của FIFPRO (Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp thế giới) chỉ ra rằng 43% các cầu thủ chuyên nghiệp sẽ trải qua vấn đề tâm thần trong một giai đoạn nhất định của sự nghiệp, mà sức ép từ công chúng là nguyên do chủ yếu.“Vai trò của người đại diện là bảo vệ thân chủ trước áp lực xã hội. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn, người đại diện nên nhận thức được sự nguy hiểm của vấn đề này. Họ phải sẵn sàng cho trường hợp thân chủ của mình thất bại”, tiến sĩ Sogut nói. Trong khi đó, thực tế dường như diễn ra ngược lại trong thế giới bóng đá chuyên nghiệp, khi người đại diện không quan tâm gì nhiều ngoài những bản hợp đồng béo bở. Tags: Quang HảiNgười đại diệnCò cầu thủLukakuPau FC
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Quyết định truy thu Thảo cầm viên Sài Gòn gần 800 tỉ được thanh tra kiến nghị từ năm 2022 ÁNH HỒNG 10/12/2024 Quyết định truy thu tiền thuê đất của Thảo cầm viên Sài Gòn là một câu chuyện dài, được Thanh tra TP.HCM kiến nghị từ năm 2022.
Trao thỏa thuận cấp chính phủ hợp tác với Trung Quốc xây 3 tuyến đường sắt DUY LINH 10/12/2024 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác xây dựng ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn trong cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 10-12.
Người đàn ông đánh cô gái ở quận 4: 'Các bạn trẻ đừng nóng nảy rồi phải trả giá như tôi' MINH HÒA 10/12/2024 Tại cơ quan công an, Bùi Thanh Khoa có lời hối tiếc 'các bạn trẻ đừng nên nóng nảy mà mất đi kiểm soát, để khi sự việc đi quá xa như tôi làm ra như ngày hôm nay, để rồi phải trả giá, đó là bài học tôi cần phải ghi nhớ'.
Gần 3.000 người bị Mr Pips, Mr. Hunter lừa đảo phải làm gì để lấy lại tiền? DANH TRỌNG 10/12/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra xác định có gần 3.000 người là bị hại bị TikToker Mr Pips - Phó Đức Nam và Mr. Hunter - Lê Khắc Ngọ cùng đồng phạm lừa đầu tư chứng khoán.