TTCT - Thông điệp mới của Bộ GD-ĐT là: “Từ năm 2013 sẽ hướng đến việc tạm dừng mở mới các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản lý”. Phải chăng lại sắp có một quyết định theo lối tư duy “không quản được thì cấm”? Phóng to Nhu cầu học tập của sinh viên là rất chính đáng, cần cho phép những trường đủ năng lực đào tạo để mọi người nâng cao tri thức theo nhu cầu - Ảnh: Minh Đức Kiến nghị của Bộ GD-ĐT có lẽ xuất phát từ sự cả lo cho tỉ lệ thất nghiệp gia tăng của sinh viên khối ngành kinh tế (kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh) trong năm vừa qua và xu hướng sẽ còn khó khăn do khủng hoảng kinh tế chưa thể tháo gỡ. Thay vì “lăm lăm nhát kéo” cắt giảm nguồn cung sao không tác động vào lượng cầu sẽ căn cơ hơn? Tinh lọc Cốt lõi không phải giảm lượng đào tạo mà tinh lọc và chọn lựa phù hợp cả ở khâu tuyển chọn và trong suốt quá trình giảng dạy. Thực tế bao giờ cũng cần những chuyên viên kinh tế/tài chính/quản lý… giỏi. Thời kỳ khủng hoảng càng rất cần người đủ sức lèo lái, tháo gỡ, riêng giai đoạn hoạt động kinh doanh sôi nổi trước đây thì lựa chọn nhân viên có phần dễ dãi khiến nhiều người đổ xô đăng ký nhóm ngành này. Vậy hãy bắt đầu từ sửa đổi môn thi tuyển sinh, thay vì các môn toán, lý, hóa (ban A) hay toán, văn, ngoại ngữ thì nên cân nhắc chuyển sang các môn có gắn/gợi mở tư duy kinh tế nhằm tuyển chọn đầu vào phù hơp. Vì thật sự suốt 4-5 năm học hành nhóm ngành này không hề đả động gì đến văn chương, càng chẳng nhắc nhở gì về lý, hóa. Nếu duy trì các môn thi đầu vào như hiện nay chẳng khác nào nhằm chốt lại một phần tri thức đã học chứ không phải là bước đệm cho vấn đề sẽ học. Dẫn đến dễ chọn lựa sinh viên trúng tuyển sai hướng ngay từ đầu vào, khiến quá trình học và làm sau này đều khó thể phát huy tối đa. Muốn thế nên chăng đưa vài môn sơ lược về tài chính cá nhân, quản trị bản thân… vào giảng dạy ở bậc phổ thông trung học làm nền thi/xét tuyển đầu vào đại học nhóm ngành kinh tế? Thứ hai, không nên cố hạn chế việc mở ngành đào tạo nhóm ngành này với lý do thừa mứa bởi người ta học nhóm ngành này đâu chỉ để xuất sắc trong vai trò làm thuê mà còn nhằm khởi nghiệp, hoặc đơn giản nhằm bổ sung kiến thức, mà kiến thức kinh tế, quản lý… rất nhiều người cần cho bản thân, gia đình và công việc. Cho phép các trường đủ năng lực mở nhóm ngành này sẽ tạo thuận tiện cho mọi người nâng cao tri thức theo nhu cầu - nhu cầu học tập rất chính đáng. Và nâng chất Do đó, điều cần là nghiên cứu xây dựng nâng chất - nâng chuẩn chương trình một cách thực chất, tăng điều kiện mở ngành một cách khoa học, không chỉ chuyện cắt gọt còn bao nhiêu tín chỉ, loay hoay chuyện viết khóa luận tốt nghiệp hay chỉ học thêm hai môn bổ sung… nhằm tạo ra được nguồn chuyên viên kinh tế thật sự giỏi nghề. Để tránh lãng phí xã hội trong việc đào tạo sai ngành, cần thông tin mang tính dự báo càng chính xác càng tốt mức thất nghiệp của các ngành để học sinh và phụ huynh cân nhắc kỹ việc chọn ngành dự thi, không theo tâm lý bầy đàn, cũng không vì dễ đậu hay dễ học, mà quan trọng có phù hợp năng lực bản thân và nhu cầu nhân sự của xã hội. Một câu hỏi không thể không đặt ra: Việc tạm dừng mở mới nhóm ngành kinh tế sẽ kéo dài đến bao giờ? Nếu vài năm nữa khủng hoảng qua đi, hoạt động kinh tế - kinh doanh khởi sắc trở lại, những người đã và đang học các ngành này liệu có hoàn toàn đáp ứng tốt? Có thể lúc đó lại... tuyển sinh ồ ạt? Bộ hướng tới các trường đại học, vậy sinh viên có thể vươn đến các trường cao đẳng và trung cấp? Các trường này vẫn đào tạo nhóm ngành kinh tế thì sao? Tất yếu dẫn đến tình thế: những người học lực kém hơn dễ được học nhóm ngành kinh tế và ngược lại. Việc thẳng thừng thắt triệt mở các ngành kinh tế, tài chính, quản lý... của các trường chẳng khác nào tăng tính độc quyền cho nhóm trường đã mở được các ngành này (mà chắc gì họ đã làm thật sự tốt). Những trường này từ nay càng chẳng cần cố gắng bởi đã giảm sức ép cạnh tranh từ những trường ngoài. Tags: Tuyển sinhSinh viênNgành kinh tếNgưng đào tạoKim Oanh
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua 'siêu luật hoàn mỹ'; Nga công nhận chính phủ Afghanistan NGỌC ĐỨC 04/07/2025 Siêu luật Lớn và Hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.
Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào? DƯƠNG LIỄU 04/07/2025 Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?
Tin tức sáng 4-7: Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay Cam Ranh bất ngờ từ chức; Mức đóng BHXH từ 1-7 BÌNH KHÁNH 04/07/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Cần thiết siết chặt hoạt động cho thuê căn hộ ở ngắn ngày; Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh bất ngờ từ chức; Hodeco rút khỏi dự án khu du lịch Đại Dương...
Giảm trừ gia cảnh theo mức chi tiêu thực tế, tại sao không? ÁNH HỒNG 04/07/2025 Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh sẽ xóa bỏ thuế khoán từ 2026, bán hàng phải xuất hóa đơn từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, cơ quan quản lý cũng nên mạnh dạn đề xuất cách thức giảm trừ gia cảnh mới.