TTCT - Indonesia và các nước Đông Nam Á khác đã trở thành "bãi đáp" của rác thải nhựa từ khắp nơi trên thế giới, thông qua hoạt động kinh doanh rác bất hợp pháp hoặc "buôn lậu rác" (waste trafficking). Một con mèo ngồi giữa bãi rác, hầu hết là rác nhựa và rác thải sinh hoạt, do thủy triều cuốn vào bờ, trên bãi biển ở làng chài Teluk, ở huyện Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 15-3-2024. Ảnh: REUTERSTheo báo cáo Unwaste công bố đầu tháng 4 của Liên Hiệp Quốc (LHQ), sau khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm nhập 24 loại rác thải nhựa và điện tử để tái chế ở nước này năm 2018, dòng rác thải từ các nước phát triển, phần lớn từ châu Âu đã tìm những bờ bến mới, là các quốc gia Đông Nam Á. Khi cô còn nhỏ, bãi biển trước nhà Otin ở Labuan (Tây Java, Indonesia) sạch đến mức cát trắng lấp lánh dưới ánh nắng ban ngày. Giờ thì bãi cát thiên đường nơi cô đùa chơi khi còn nhỏ giờ đã bị rác nhựa bẩn thỉu chôn vùi. "Mỗi khi thủy triều lên, sẽ có hàng tấn rác bị cuốn tới sân trước nhà tôi" - Otin, hiện 42 tuổi, nói với Nikkei Asia.Chỗ rác đó gồm đủ thứ - túi mua sắm, giấy gói thực phẩm, đồ chơi - và chúng cũ đến nỗi chữ in trên đó đã bay màu, không biết chúng đến từ đâu. Thế mà chính quyền cứ kêu gọi người dân địa phương không vứt rác ra bãi biển. "Có vẻ như họ đổ lỗi cho chúng tôi" - Otin bức xúc, cho rằng thủ phạm là một khu chợ nằm ở phía đối diện.Nhưng theo Nikkei Asia, số nhựa khổng lồ tràn vào bờ biển Labuan hằng ngày cho thấy vấn đề còn có thể phức tạp hơn: Indonesia và các nước Đông Nam Á khác đã trở thành "bãi đáp" của rác thải nhựa từ khắp nơi trên thế giới, thông qua hoạt động kinh doanh rác bất hợp pháp hoặc "buôn lậu rác" (waste trafficking).Rác châu Âu "cập bến" Đông Nam Á thế nào?Ủy ban châu Âu ước tính có khoảng 15-30% lô hàng rác thải từ EU là bất hợp pháp, giúp các đầu nậu kiếm hàng tỉ euro phi pháp hằng năm. Còn theo một báo cáo của LHQ, trong giai đoạn 2017 - 2021, các nước ASEAN nhập hơn 100 triệu tấn rác kim loại, giấy và nhựa, trị giá gần 50 tỉ USD.Indonesia nổi lên là điểm đến chính của rác bất hợp pháp dù ở nước này "không có hệ sinh thái nào hỗ trợ tiêu dùng, sản xuất và tái chế bền vững", theo nhận xét của Yuyun Ismawati, cố vấn cấp cao của tổ chức phi chính phủ về môi trường Nexus3 Foundation.Cục Thống kê Indonesia ghi nhận sau năm 2018, lượng rác nhập khẩu, trong đó rác giấy và nhựa từ các nước Tây Âu vào Indonesia tăng đột biến. Phải sống chung với rác khiến người dân ở các khu vực như Java hoặc Sumatra vô cùng ngao ngán và bức xúc nhưng chẳng biết kêu ai.Theo DW, kinh doanh rác bất hợp pháp từ châu Âu đến Đông Nam Á đang trở thành hoạt động tội phạm sinh lợi cao, ít rủi ro, trong khi ảnh hưởng cực kỳ lớn đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Quan trọng là phần lớn hoạt động buôn bán rác rất khó phát hiện, điều tra và truy tố.Ảnh: ReutersSerena Favarin, nhà tội phạm học tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore (Ý), chỉ ra một nguyên nhân: quy định về chất thải không nhất quán và mức độ quản lý, thực thi pháp luật khác nhau giữa các nước, giúp lắm kẻ "đi đêm" mãi mà vẫn chưa tới ngày "gặp ma". Chẳng hạn, ở nhiều quốc gia buôn bán rác bất hợp pháp không bị xử theo luật hình sự mà chỉ theo luật dân sự hoặc phạt hành chính.Ngoài ra, các tay buôn lậu rác có thể phù phép để qua mặt cơ quan quản lý bằng cách khai tờ khai hải quan là rác không nguy hại hoặc hàng đã qua sử dụng trong khi trong ruột là rác bất hợp pháp; hoặc chủ động chọn điểm đến là các nước có quy định chưa nghiêm, có mức phạt không tương xứng với thiệt hại gây ra và không cao như mức phạt với hành vi buôn bán hàng hóa bất hợp pháp khác, như ma túy.Các nước Đông Nam Á vốn đã chật vật trong việc quản lý rác thải của chính mình, vì vậy rác nhập lậu càng làm trầm trọng thêm vấn đề.Philippines nổi tiếng là một trong những quốc gia có tình trạng ô nhiễm nhựa tồi tệ nhất thế giới khi có tới 750.000 tấn rác nhựa thải ra biển mỗi năm. Rác nhựa làm tắc nghẽn vịnh Manila, làm ô nhiễm các bãi biển và rừng ngập mặn tuyệt đẹp của đất nước này, gây nguy hiểm cho sinh vật biển trong khu vực.Dữ liệu năm 2019 của Philippines cho thấy sự chênh lệch đáng kinh ngạc so với Mỹ, nếu xét về lượng rác nhựa "không được quản lý", tức loại rác không được tái chế, đốt hoặc đưa đến bãi chôn lấp. Cụ thể, lượng rác nhựa thải ra hằng năm theo đầu người ở Philippines trung bình là 37,23kg, cao nhất thế giới, so với mức 0,81kg mỗi người ở Mỹ. Trong khi đó, trung bình mỗi người ở Philippines chỉ tạo ra 0,07kg rác thải nhựa mỗi ngày, ít hơn 5 lần so với Mỹ.Những con số này cho thấy việc quản lý, thu gom, tái chế và xử lý rác ở Đông Nam Á còn rất nhiều yếu kém. Tệ hơn, rác nhựa dù chỉ chiếm chưa đến 5% tổng lượng rác được vận chuyển trên toàn cầu từ 2017 đến 2022, nó gây ra thiệt hại môi trường cao hơn đáng kể so với các chất thải khác như kim loại và giấy.Theo báo cáo của LHQ, tai hại chính của nạn buôn lậu rác là khi cập bến các nước đang phát triển, phần lớn rác nhựa nhập khẩu không được tái chế. Chúng thường kết thúc tại các bãi chôn lấp bất hợp pháp và các bãi chứa trái phép - gây ô nhiễm đại dương, tầng nước ngầm và nước mặt, hủy hoại chất lượng đất và không khí cũng như làm suy thoái hệ sinh thái.Đôi khi, chất thải bất hợp pháp bị đốt ngoài trời, tạo ra các hóa chất độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng lân cận. Tiếp xúc lâu ngày với khói và thực phẩm bị ô nhiễm, người dân có thể bị bệnh về đường hô hấp, dạ dày, thậm chí ung thư. Nhựa trôi nổi phân hủy trong đại dương thành các hạt vi nhựa mà cá ăn vào sau cùng, chúng đi vào chuỗi thức ăn của con người, với những rủi ro sức khỏe hiện chưa được nhận diện.Làm cách nào để chống?"Một khi rác không được xử lý đúng cách, nó là vấn đề của mọi người" - Masood Karimipour, đại diện Đông Nam Á của cơ quan chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC), nói với DW.Các chuyên gia cho rằng cần tăng cường hợp tác xuyên quốc gia để có những quy định tương đồng về quản lý rác giữa các quốc gia.Năm 2019, 187 quốc gia đã ký Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc xử lý chúng. Công ước này hạn chế các quốc gia tham gia buôn bán rác nhựa trên phạm vi quốc tế, trừ khi không có đủ năng lực tái chế hoặc xử lý. EU đang cập nhật các quy định về vận chuyển rác thải để giảm hoạt động xuất khẩu có vấn đề và tăng cường thực thi pháp luật. Các quy định mới dự kiến sẽ được áp dụng vào cuối tháng này.Tuy nhiên, riêng với rác nhựa, dừng xuất khẩu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển chỉ có thể giảm ô nhiễm nhựa một chút, khoảng 5%, theo trang Our World in Data. Ảnh: UNODCĐể thực sự giải quyết vấn đề, chúng ta cần mở rộng quy mô hệ thống quản lý rác ở các nước giàu. Việc các nước này xuất khẩu rác ra nước ngoài cho thấy họ chưa đầu tư đủ vào hoạt động xử lý rác trong nước.Quan trọng hơn, cần cải thiện cơ sở hạ tầng và phương pháp quản lý rác ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vì đây là nơi bắt nguồn của hầu hết ô nhiễm nhựa.Ngoài ra, các quy định pháp lý về phân loại và xử lý rác với người dân và sản xuất là rất quan trọng. Đài Loan đã cấm tiệt việc dùng ống hút nhựa và đặt mục tiêu giảm 50% lượng tiêu dùng túi ni lông trong vòng 20 năm tới. Nhiều nước áp dụng phân loại rác tại nguồn để tăng tỉ lệ rác còn giá trị có thể tái chế.Các nước cũng nghiên cứu áp dụng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất với mục tiêu thông qua cách chính sách buộc nhà sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ trong toàn bộ vòng đời, kể cả với bao bì sau tiêu dùng.Công nghệ mới cũng có thể có ích - nhà chức trách có thể dùng máy bay không người lái hoặc ảnh vệ tinh để phát hiện các bãi rác bất hợp pháp. Những biện pháp này liệu có đủ để trả lại bờ biển sạch tại các nước đang bị chôn vùi trong rác nhập khẩu trái phép? Trước mắt, Otin và cư dân Labuan đã từ bỏ hy vọng. "Tôi đầu hàng. Nhìn các bãi biển khác đầy du khách mà ham. Ở đây chúng tôi chỉ có rác" - cô chua chát. Theo số liệu năm 2020 của Diễn đàn kinh tế thế giới, 10 nước xuất khẩu rác đứng đầu thế giới ngoài Nhật (hạng 2) và Mỹ (thứ 3), còn lại đều ở châu Âu (Đức xếp thứ 1). Trong khi đó, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Indonesia thuộc nhóm 10 nước nhập khẩu rác nhiều nhất thế giới.Năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm vận chuyển rác nhựa bẩn và chưa được phân loại sang các quốc gia ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Anh cũng có tuyên bố tương tự nhưng theo báo The Sunday Times, cam kết này của Anh không được thực hiện đầy đủ.Năm 2022, gần 50.000 tấn rác thải có thể tái chế của Anh được gửi đến Hà Lan - nơi sẽ trung chuyển nó sang các nước như Malaysia hay Thổ Nhĩ Kỳ - những quốc gia quản lý rác lỏng lẻo. Tờ Political từng có bài viết năm 2020 với tựa đề thẳng tuột rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành "bãi đổ rác của châu Âu" do lượng rác nước này nhập khẩu. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Đông nam ÁRác thải sinh hoạtRác thải nhựaÔ nhiễm môi trườngViệt Nam xanh
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chuyên gia: Vụ ám sát Trung tướng Nga Igor Kirillov có 2 mục đích chính THANH BÌNH 18/12/2024 Ukraine dường như muốn gửi đi 'thông điệp rõ ràng' tới những ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Nâng cao chỉ số hạnh phúc của du khách khi du lịch Đà Lạt MAI VINH 18/12/2024 Đà Lạt không chỉ có danh xưng xứ ngàn hoa, thông reo..., mà còn là đô thị của lịch sử, của di sản... Vì thế cần xác định cốt lõi, thế mạnh của Đà Lạt để phát triển du lịch văn hóa bền vững, nâng tầm công nghiệp văn hóa cho thành phố này.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.