TTCN - Đầu tháng 2-2004, Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế mang tên “Trường học mùa hè ngành Việt Nam học” tại thủ đô Canberra - một trong những hội thảo lớn nhất trong giới nghiên cứu sinh ngành VN học. Phóng to Có 36 báo cáo về các kết quả nghiên cứu VN mới nhất của giới nghiên cứu sinh quốc tế đã được trình bày và thảo luận tại hội thảo năm nay. Tiến sĩ nhân chủng học Philip Taylor - một trong những nhà nghiên cứu VN học lâu năm, trưởng ban tổ chức hội thảo này - đã dành cho TTCN cuộc trao đổi qua email. * Xin tiến sĩ giới thiệu đôi nét về những nghiên cứu sinh và học giả tham gia “Trường học mùa hè ngành VN học” 2004. - Có 24 nghiên cứu sinh từ nhiều ngành khác nhau tại Úc đăng ký trình bày đề tài nghiên cứu của họ. Có những nghiên cứu sinh đến từ VN và hiện đang học tại Úc. Ngoài ra, còn có 14 nghiên cứu sinh từ các nước trên thế giới: Anh, Hà Lan, Phần Lan, Đức, Singapore, Mỹ và một người đến từ TP.HCM đên Canberra tham gia hội thảo. Ngoài ra có khoảng 25 sinh viên và giới học giả ngành VN học đến tham dự từ khắp nơi trên nước Úc và trên thế giới. * Trong các báo cáo tham gia hội thảo VN học lần này, những đề tài nào thu hút sự quan tâm của những người tham dự nhất? - Các báo cáo trình bày trong hội thảo lần này là những dự án nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân chủng học, lịch sử, khoa học chính trị, kinh tế, địa lý, xã hội học, nghiên cứu di sản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu tôn giáo và sắc tộc. Các đề tài rất phong phú và mới mẻ. Chẳng hạn như đề tài nghiên cứu của Michael Crestani, một nghiên cứu sinh ngành nhân chủng học từ Úc. Anh đã làm việc tại Viện Nghiên cứu lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long 16 tháng để tìm hiểu về cuộc sống của các nhà khoa học làm việc tại đây. Hay đề tài của nghiên cứu sinh Phạm Quỳnh Phương từ VN. Cô đã dành một năm tìm hiểu về cuộc đời của Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc và Hà Nội. Có một số báo cáo về đề tài lịch sử thú vị như biên giới VN trong thế kỷ 19, chữ quốc ngữ, quan hệ chủng tộc trong thời kỳ thuộc địa, giới trí thức VN thế kỷ 20, và mạng lưới thương mại người Hoa tại VN… Cũng có nhiều đề tài liên quan trực tiếp đến các vấn đề của VN hiện nay như nền kinh tế nông thôn, các dự án bảo tồn văn hóa và môi trường tại TP.HCM, quản lý rừng ở Cao Bằng… * Nhận xét của tiến sĩ về những nghiên cứu sinh tham gia hội thảo, đặc biệt là những nghiên cứu sinh VN và Việt kiều có mặt tại hội thảo lần này? - Trước kia ít học giả VN tham gia các hội thảo khoa học ở nước ngoài. Sự quan tâm của giới nghiên cứu trẻ gốc Việt trước đây cũng không đáng kể. Lần này, có đến chín nghiên cứu sinh người Việt hoặc Việt kiều trẻ đã tham gia hội thảo. Nghiên cứu sinh từ VN tập trung nghiên cứu sự phát triển đất nước, các vấn đề di sản văn hóa, môi trường, và kinh tế. Còn các nghiên cứu sinh Việt kiều thì quan tâm đến việc tìm hiểu nguồn cội văn hóa của họ, tìm hiểu những thay đổi ở đất nước VN trong một thế hệ qua… Một số trường đại học và trung tâm nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành VN học Tại Mỹ: Đại học Michigan, Đại học Nam Mississippi, Đại học Miami, Đại học Cornell, Đại học Yale, Đại học California LA, Đại học Washington… Tại Úc: Đại học Quốc gia Úc, Đại học Sydney, Đại học Adelaide, Đại học Queensland… - Đại học Hohenheim (Đức), Đại học Flinders (Phần Lan), Đại học Amsterdam (Hà Lan) - Hiệp hội Nghiên cứu VN học tại Úc (VSAA). - Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á tại châu u (EUROSEAS) - Nhóm VN học (VSG) thuộc Ủy ban Đông Nam Á của Hiệp hội Châu Á học tại MỹNhìn chung, nỗ lực của những nghiên cứu sinh trẻ gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Nguyễn Quỳnh Trang, một sinh viên đại học kinh tế tại TP.HCM, đã tự tìm tài chính trên Internet để tham gia hội thảo lần này. Các nghiên cứu sinh trẻ cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức của họ về VN với đồng nghiệp thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Tôi tin rằng những người trẻ này trong tương lai sẽ trở thành những người đi đầu của thế hệ các nhà nghiên cứu mới về VN chính nhờ nỗ lực, sự say mê hiểu biết và khả năng đón đầu thử thách của mình. * Từ hội thảo năm nay, xin tiến sĩ giới thiệu những nét chung về khuynh hướng nghiên cứu ngành VN học hiện nay so với trong quá khứ? - Trước đây, trong thời điểm chiến tranh và mâu thuẫn, các nhà nghiên cứu nước ngoài để tâm đến khía cạnh chính trị, quân sự và an ninh của VN. Nhiều người nghiên cứu lịch sử các phong trào nông dân, lịch sử nền thuộc địa và những thách thức đối với thống nhất quốc gia VN. Hiện nay khuynh hướng nghiên cứu đã có phần đổi khác. Nhiều nghiên cứu sinh quan tâm hơn đến sự đa dạng của đất nước VN, đến văn hóa tôn giáo và sắc tộc, những vấn đề của giới trẻ và đô thị, và mối liên hệ giữa người VN và người dân các nước trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu trẻ sẵn sàng đi nghiên cứu thực địa ở các vùng xa thành phố. Họ cũng thích đối chiếu các quan điểm nghiên cứu với giới nghiên cứu trong nước để hiểu biết nhiều hơn về môi trường nghiên cứu của VN. * Hiện có bao nhiêu nhà nghiên cứu VN học trên thế giới, thưa tiến sĩ? - Rất khó có thể xác định được số nghiên cứu sinh ngành VN học trên toàn thế giới. Tôi ước tính khoảng vài trăm người, có mặt trên tất cả các lục địa toàn cầu. VN là một đề tài nghiên cứu được sinh viên Úc rất yêu thích. Hầu hết các trường đại học tại Úc có ít nhất một sinh viên đang làm đề tài nghiên cứu về VN. * Vì sao có sự quan tâm đối với VN như thế, thưa tiến sĩ? - So với 15 năm trước đây, VN ngày nay cho giới nghiên cứu nhiều cơ hội mới. Cụ thể là những đổi thay trong thể chế đất nước, các quan hệ song phương được mở rộng và cải thiện, công nghệ phục vụ nghiên cứu như Internet cũng đã có mặt… nên việc nghiên cứu trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn trước. Sự cởi mở trong giới trí thức và môi trường học thuật hiện nay, việc đi lại dễ dàng cũng tạo điều kiện tốt hơn cho giới trẻ các nước đến VN để tìm hiểu văn hóa, kinh tế và địa lý của đất nước các bạn, và khi trở về họ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về VN. Ngoài ra, có nhiều nhà nghiên cứu chọn VN vì những mối liên hệ cá nhân hoặc vì lịch sử gia đình. Hơn nữa, VN là nước có thể đúc kết ra nhiều bài học đối với các học giả quan tâm đến lịch sử, văn hóa, môi trường và các vấn đề phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Ông Nguyễn Văn Nên nói về 'cuộc chạy tiếp sức' của ông Phan Văn Mãi và ông Nguyễn Văn Được THẢO LÊ 20/02/2025 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng kỳ họp HĐND TP.HCM lần này đánh dấu 'cuộc chạy tiếp sức' giữa hai thế hệ chủ tịch UBND TP.HCM là ông Phan Văn Mãi và ông Nguyễn Văn Được.
Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM TIẾN LONG 20/02/2025 Ông Nguyễn Văn Được - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy TP.HCM - được HĐND TP.HCM bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Một cổ phiếu từng tăng 700% sắp bị đình chỉ giao dịch, thị giá không đủ cốc trà đá BÌNH KHÁNH 20/02/2025 Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định chuyển cổ phiếu KPF của Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch.
Bình Dương bác thông tin sinh viên bị 'công an dỏm' đọc lệnh bắt BÁ SƠN 20/02/2025 Qua trích xuất camera và làm việc trực tiếp với sinh viên, Công an tỉnh Bình Dương khẳng định không có việc nhóm “công an dỏm” vào trường đọc lệnh bắt sinh viên như lan truyền.