TTCT - Tổng nợ của khu vực tư nhân đang tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu một cú sốc kinh tế bất chợt xuất hiện. Tiền đồng mất giá kết hợp với lãi suất tăng mạnh có thể khiến doanh nghiệp tư nhân bị tổn thương. Những diễn tiến càng đáng lo ngại khi khối nợ của khu vực tư nhân ngày càng phình to trên cả phương diện tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.Ảnh: Foreign PolicySố liệu của Hãng FiinRatings cho thấy dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối tháng 9-2022 là hơn 1,3 triệu tỉ đồng (tương đương hơn 13% GDP năm 2021). Trong số đó, nếu loại bỏ các trái phiếu ngân hàng thì dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phi ngân hàng là 908,8 ngàn tỉ đồng. Riêng các doanh nghiệp bất động sản phát hành khoảng 455 ngàn tỉ đồng. Quy mô trái phiếu như vậy chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.Số lượng và chất lượng của dòng vốnHiện tổng nợ khu vực tư của Việt Nam rơi vào khoảng 138 - 140% GDP. Mức này thấp hơn so với Singapore (166%), Thái Lan (167%) nhưng cao hơn so với Malaysia (124%). Đáng chú ý, quốc gia đang đối phó với nguy cơ suy thoái và hạ nhiệt giá nhà là Trung Quốc có tỉ lệ nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình ở mức 184% GDP. Có thể thấy tỉ lệ nợ của khu vực kinh tế tư của Việt Nam chưa phải là quá nguy hiểm nhưng đang ở mức khá cao và cần quản lý thận trọng để tránh nguy cơ tiềm ẩn.Đối phó với đại dịch COVID-19, hai năm qua, chính sách tiền tệ có xu thế nới lỏng. Mức tăng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng 2020 là 12,17%, năm 2021 là 13,61%. Năm nay, tuy Ngân hàng Nhà nước có động thái siết lại nhưng tín dụng cả năm dự báo vẫn tăng khá cao: 14,9%.Đáng chú ý, tuy tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng đồng vốn cho vay vẫn là ẩn số. Lý do là một lượng không nhỏ các khoản vay chỉ là để đảo nợ, tức không phát sinh khách vay mới và dòng vốn cũng không chảy vào các dự án đầu tư, sản xuất mới. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn nếu doanh nghiệp vẫn không thể phục hồi và đóng cửa.Báo cáo của Tổng cục Thống kê ghi nhận trong 9 tháng đầu năm nay có tới 112.698 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 36.330, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, bức tranh hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn bấp bênh.Thêm vào đó, dòng vốn thời gian qua vẫn tiếp tục xu thế đổ dồn vào kênh chứng khoán và bất động sản - những lĩnh vực nhạy cảm, có tính chu kỳ cao độ. Nếu kinh tế tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng hay suy thoái nhẹ thì những khoản đầu tư này rất dễ thua lỗ. Tất cả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và nguy cơ gia tăng nợ xấu cho tổ chức tín dụng.Năm 2023, Chứng khoán VnDirect nhận định nền kinh tế sẽ giảm tốc và chỉ tăng trưởng 6,9%, thấp hơn đáng kể so với 7,9% năm nay. Triển vọng tăng trưởng thấp hơn là do các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Lạm phát cao hơn có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước. Lãi suất đi lên làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.Ảnh: Daily SabahBài học quá khứLà quốc gia có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam khó lòng tránh khỏi cú sốc suy thoái của kinh tế thế giới. Căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Thêm vào đó, tần suất tăng lãi suất và thực thi thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới chưa có dấu hiệu dừng lại. Kết quả là sau 11 năm giữ nguyên mức lãi suất, Việt Nam buộc phải nâng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng thêm 1% từ ngày 23-9. Tiếp sau đó, các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng mặt bằng lãi suất tiết kiệm và cho vay lên thêm 1-2%.Chi phí vốn đắt đỏ sẽ tạo gánh nặng lớn cho nhiều doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính, đặc biệt là các ngành thâm dụng nhiều vốn như thép, xi măng, bất động sản, ô tô, bán lẻ, hạ tầng giao thông, hàng không… Cho đến nay, thị trường tài chính chưa ghi nhận sự đổ vỡ hàng loạt nhưng đã xuất hiện vài trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán trái phiếu đến hạn. Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế còn phải chịu thêm chi phí thanh toán nghĩa vụ nợ bằng đồng đô la Mỹ vốn đã tăng giá rất nhanh.Giai đoạn 2007 - 2008, nền kinh tế Việt Nam từng bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh trong các năm 2008 và 2009, lạm phát lên tới 23,1% trong giai đoạn này. Suy thoái 2011 - 2012 lặp lại tương tự với tốc độ tăng trưởng GDP suy giảm và lạm phát gần 20%, đi kèm là gia tăng nợ khó đòi của ngân hàng và mở ra chặng đường tái cấu trúc đau đớn sau đó.Bài học kể trên có thể lặp lại trong thời gian tới, khi bất động sản giảm tốc sẽ tác động rất lớn đến chất lượng tài sản thế chấp tại các ngân hàng. Tuy lợi nhuận ngân hàng năm nay nhìn chung vẫn tốt, một số dấu hiệu bất ổn đã xuất hiện. Quý 3, Ngân hàng Quốc dân (NCB) bất ngờ báo lỗ gần 200 tỉ đồng. Nợ xấu của ngân hàng tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ, đưa tỉ lệ nợ xấu từ 3% cuối năm trước lên 14,72%. Hay cuối tháng 6, FE Credit - mảng kinh doanh tín dụng tiêu dùng của VP Bank - ghi nhận nợ xấu tăng 113% so với cùng kỳ, nâng tỉ lệ nợ xấu lên con số kỷ lục 15,1%.■ Tags: Cú sốc kinh tếNền kinh tế Việt Nam và thế giớiNợ tư nhânTrái phiếuTrái phiếu doanh nghiệpKhủng hoảng kinh tế
Sáng nay 19-7: Ngày hội tư vấn nguyện vọng xét tuyển 2025 tại TP.HCM và Hà Nội VĨNH HÀ 19/07/2025 Từ 7h sáng nay 19-7, Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025 diễn ra đồng thời tại TP.HCM và Hà Nội, sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc của thí sinh, phụ huynh.
Quá khứ bất hảo và kế hoạch bất thành của Bình 'kiểm' TUYẾT MAI 19/07/2025 Trong vụ án, Phạm Đức Bình (55 tuổi, còn gọi Bình "kiểm") bị Viện KSND tối cao truy tố về hai tội: mua bán trái phép vũ khí quân dụng và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Sáng nay, bão Wipha sẽ vào Biển Đông và trở thành bão số 3, các tỉnh thành Bắc Bộ chịu ảnh hưởng CHÍ TUỆ 19/07/2025 Rạng sáng 19-7 bão Wipha đã đi vào khu vực đông bắc của bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Dự báo trong những ngày tới bão sẽ liên tục tăng cấp và cường độ cực đại có thể đạt cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15.
Cháy xưởng nhựa ở Quảng Ngãi, cột lửa bốc cao cả trăm mét TRẦN MAI 18/07/2025 Xưởng nhựa ở xã Mỏ Cày, Quảng Ngãi bốc cháy trong đêm. Cột lửa bốc cao cả trăm mét. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đang nỗ lực dập tắt đám cháy.