TTCT - Trải nghiệm hình ảnh bạo lực trực tiếp hay gián tiếp qua phim ảnh, truyền thông xã hội và ảnh hưởng đến thái độ hành vi của người xem từ lâu đã là một chủ đề nóng của các bàn luận học thuật và chính sách xã hội. Thí nghiệm "Búp bê Bobo" của GS Bandura cho thấy trẻ em chứng kiến hành vi bạo lực sẽ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn những đứa trẻ không chứng kiến. (Ảnh: pixshark.com)Báo chí gần đây bàn luận nhiều về khía cạnh bạo lực của các lễ hội xuân. Rất nhiều bình luận của độc giả và nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa tập trung vào mối liên hệ giữa sự chứng kiến bạo lực và ảnh hưởng tới thái độ hành vi của người xem.Trải nghiệm hình ảnh bạo lực trực tiếp hay gián tiếp qua phim ảnh, truyền thông xã hội và ảnh hưởng đến thái độ hành vi của người xem từ lâu đã là một chủ đề nóng của các bàn luận học thuật và chính sách xã hội.Lịch sử ngành nghiên cứu này ghi nhận sự nở rộ mối quan tâm vào những năm 1960 khi truyền hình trở nên phổ biến khắp nước Mỹ. Hai trong số những nghiên cứu nổi tiếng nhất là của giáo sư Albert Bandura (ĐH Standford) và giáo sư George Gerbner (ĐH Pensylvania).Từ búp bê Bobo đến nỗi ám ảnh về một thế giới bạo lựcGiáo sư Bandura đã thí nghiệm trên các nhóm trẻ em chứng kiến người lớn hành hạ và sử dụng ngôn từ bạo lực với một con búp bê có tên là Bobo. Mục đích là đo lường hành vi của trẻ em sau khi chúng thấy hành vi đó.Sau ba năm nghiên cứu và phân tích kết quả, một trong những kết luận quan trọng của ông là trẻ em chứng kiến hành vi bạo lực sẽ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn những đứa trẻ không chứng kiến. Thêm vào đó, khi những hành vi bạo lực được cổ vũ, khả năng tái phạm hành vi bạo lực này sẽ tăng lên.Kết quả nghiên cứu này đã dẫn đến lý thuyết truyền thông nổi tiếng Social Cognitive Theory được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế công cộng và giáo dục xã hội, song cũng vấp phải các chỉ trích như việc Bandura đã bỏ qua vấn đề gen di truyền, bản chất bắt chước của trẻ em cũng như mong muốn làm hài lòng người lớn của chúng.Cùng thời gian đó, giáo sư Gerbner tiến hành nhiều nghiên cứu liên quan. Ông phát hiện các ảnh hưởng của bạo lực đến thái độ người xem là nhỏ nhưng có tính tích lũy. Điều đó có nghĩa là những người chứng kiến bạo lực nhiều và qua một thời gian nhất định sẽ có biểu hiện bị ám ảnh về một thế giới vị kỷ và bạo lực.Nói cách khác, nếu đưa lý thuyết của Gerbner vào hoàn cảnh hiện nay thì có giả thiết là càng đọc và xem về “cướp, hiếp và giết” trong thời gian dài, người ta sẽ càng lo ngại về môi trường xung quanh hơn.Gần đây có thêm nhiều nghiên cứu khác nhau về chủ đề này nhưng đều phải thực hiện qua phương pháp người tham gia tự báo cáo, bởi các thí nghiệm sẽ dẫn đến vi phạm nguyên tắc đạo đức khoa học cơ bản. Bạn không thể vì mục đích nghiên cứu mà tìm cách làm cho đối tượng nghiên cứu sử dụng bạo lực hay phạm tội được. Điều đó dẫn đến kết quả nghiên cứu định lượng chủ yếu có được qua so sánh tương quan chứ ít có đánh giá nhân - quả.Bên cạnh đó, để trả lời câu hỏi việc chứng kiến bạo lực có trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực hay không là điều không đơn giản khi có nhiều yếu tố khác tham gia tác động như giáo dục, chuẩn mực văn hóa xã hội và di truyền học. Từ đây, vấn đề lại đi sang khía cạnh hành vi bạo lực chuyển hóa thành một dạng chuẩn văn hóa xã hội.Năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra một bản báo cáo trong đó có khuyến cáo các chuẩn văn hóa và xã hội có thể khuyến khích bạo lực. Những chuẩn này có vai trò hướng dẫn hành vi của cá nhân trong tập thể.Theo WHO, nếu một hành vi bạo lực được xem là một dạng chuẩn văn hóa xã hội được số đông chấp nhận thì các cá nhân sẽ có khuynh hướng xem điều đó là bình thường. Thêm vào đó, khi đã là các chuẩn xã hội thì sẽ luôn có các áp lực để giữ gìn chúng.Các nghiên cứu chỉ ra những chuẩn văn hóa xã hội hình thành và tồn tại mạnh hơn khi các cá nhân nhìn thấy trực tiếp các hành vi diễn ra trong thực tế hơn qua phim ảnh. Một số lý giải đưa ra là dù sao với phim ảnh, sau khi xem xong thì đa số người xem vẫn hiểu hiệu ứng bạo lực phần nhiều đến từ kỹ xảo. Hollywood dĩ nhiên có thể biến một chú hổ bông và một cái thuyền nhỏ trong hồ nước nhân tạo thành một con hổ Bengal cùng cậu bé Pi trên Thái Bình Dương, nhưng hình ảnh một đám thanh niên ở Phú Thọ dùng búa đánh vào đầu con trâu đến hộc máu chết thì lại là chuyện khác vì đó là thực tế.Thông tin bạo lực trong ngôi làng toàn cầuThay đổi công nghệ đang biến thế giới thành một ngôi làng toàn cầu, trong đó những giá trị và nguyên tắc được xem là truyền thống của địa phương đôi khi có thể bị thách thức nghiêm trọng ở phạm vi quốc tế.Ví dụ tiêu biểu là hình phạt ném đá đến chết phụ nữ ngoại tình ở một số quốc gia, dù có từ thời cổ đại và được đề cập trong các sách kinh tôn giáo, đã bị phản đối mạnh mẽ từ khi truyền thông hiện đại tham gia. Nhiều quốc gia trong số đó đã dần đưa hình phạt này ra khỏi các luật dân sự và tôn giáo.Khi những nghi lễ như chém lợn, đâm trâu tuy xảy ra sau lũy tre làng nhưng lại va chạm với các giá trị phổ quát như lòng nhân đạo, tính hướng thiện và bài trừ bạo lực thì thế giới sẽ quan tâm và lên tiếng. Sự lên tiếng này cũng là một phần của những giằng co giữa các hệ giá trị và chuẩn mực khác nhau trong quá trình tồn tại hay thay đổi của những tập tục và chuẩn văn hóa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.Các thay đổi gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy nếu một chuẩn văn hóa xã hội nào đó không còn phù hợp với thời đại sẽ bị đào thải và thay thế. Có điều là tùy theo các phản ứng và giằng co này mà thời gian để sự thay đổi đó diễn ra và hoàn tất sẽ khác nhau: có thể hàng thập kỷ, thế kỷ hay dài hơn nữa. Tags: Trẻ emVăn hóaBạo lựcChính sách xã hộiHành vi
Tranh cãi 'lối đi ưu tiên' sẽ thu 100.000 đồng/khách tại sân bay Đà Nẵng CÔNG TRUNG 01/12/2024 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ trở thành sân bay đầu tiên trong 22 sân bay tại Việt Nam thí điểm thu phí dịch vụ "lối đi ưu tiên" tại khu vực kiểm tra an ninh soi chiếu 100.000 đồng/khách.
Rần rần trend 'đám giỗ bên cồn' của Lê Tuấn Khang: Rồi bên cồn có đám cưới không? THƯỢNG KHẢI 01/12/2024 'Đám giỗ bên cồn' - một câu 'thương hiệu' của TikToker Lê Tuấn Khang xuyên suốt các video do anh đăng tải trên TikTok, Youtube đang là từ khóa gây sốt trên mạng xã hội.
Ông Zelensky: Ukraine cần lá chắn NATO để sống sót TRẦN PHƯƠNG 01/12/2024 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói nước này cần sự đảm bảo an ninh từ NATO và nhiều vũ khí hơn trước khi bước vào đàm phán với Nga.
Ông Đồng Văn Thanh được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang LÊ DÂN 01/12/2024 Ông Đồng Văn Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, được bầu làm bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.