TTCT - Việc tự giám sát các chỉ số cơ thể với sự hỗ trợ của thiết bị đeo thông minh (wearables) đang mở ra một cuộc cách mạng về chăm sóc sức khỏe và là một ngành kinh doanh béo bở. Ảnh minh họaTự đo mọi thứ của cơ thểÝ tưởng về việc đo đếm các chỉ số rồi lập biểu đồ tăng trưởng nhằm theo dõi một quá trình hay một mục tiêu không phải là điều mới mẻ. Các chính phủ tổng hợp số liệu thương mại, các công ty đo lường doanh thu, lợi nhuận và hàng tồn kho… Nhưng đo lường các chỉ số của cá nhân thì vẫn ít phổ biến. Hầu hết mọi người không thường xuyên ghi lại tâm trạng, giờ đi ngủ, lượng rượu hay cà phê uống vào…Với những tín đồ mê đo chỉ số cá nhân thì khác. Họ tin rằng việc thu thập và phân tích dữ liệu về hoạt động hằng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe của mình. Điều này, nói cho cùng là hoàn toàn có cơ sở. Lâu nay, các vận động viên và huấn luyện viên thể thao vẫn thường ghi chú chi tiết về dinh dưỡng, buổi tập, giấc ngủ và các thói quen khác của vận động viên. Phương pháp này cũng đã được sử dụng từ lâu ở những người bị dị ứng hoặc đau nửa đầu.Gary Wolf, nhà báo người Mỹ, một trong những người khai phá và ủng hộ xu hướng tự đo các chỉ số cá nhân (quantified self), năm 2007 cho biết: “Hầu hết mọi thứ chúng ta làm đều tạo ra dữ liệu” và nếu khai thác dòng dữ liệu cơ thể, đây sẽ là cách mới để giải quyết nhiều vấn đề y tế và cải thiện sức khỏe.Hiện nay tự theo dõi đã trở thành một trào lưu đại chúng và là một ngành kinh doanh béo bở. Thiết bị theo dõi vận động, đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo khác đã trở thành phụ kiện phổ biến trên cổ tay của nhiều người, dù trẻ hay già, khỏe hay yếu. Công nghệ mới đang giúp việc thu thập và phân tích dữ liệu cá nhân đơn giản hơn. Các cảm biến theo máy nhỏ gọn hơn và rẻ hơn. Chẳng hạn, cảm biến gia tốc - thiết bị để đo hướng và tốc độ - đã đủ nhỏ và đủ rẻ để tích hợp trong điện thoại thông minh. Điều này làm cho chúng ta dễ dàng đo đếm dữ liệu cá nhân một cách khoa học.Theo The Economist, đồng hồ thông minh, nhẫn, thiết bị theo dõi khi tập thể dục và nhiều loại thiết bị đeo điện tử khác có thể ghi nhận đến 7.500 biến đổi sinh lý và hành vi khác nhau của chúng ta. Công nghệ máy học sau đó sẽ lọc từ bể dữ liệu này để liên tục đưa ra những con số mang tính định lượng, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của mình. Đồ họa: PMedTương lai hứa hẹnTừ bên ngoài, chiếc nhẫn Oura trông như một món phụ kiện bình thường nhưng ánh sáng màu xanh lá cây nhạt liên tục tỏa ra từ khoảng cách giữa ngón tay và nhẫn cho thấy rằng nó không chỉ là đồ trang sức. Ánh đèn led chiếu sáng các mạch máu bên trong ngón tay người đeo. Khi tim chúng ta bơm máu đi khắp cơ thể, các mạch mở rộng và co lại, ánh sáng phát ra cũng thay đổi theo. Tần suất thay đổi mỗi phút này là nhịp tim. Nó được tính bằng một thuật toán lấy dữ liệu do cảm biến cung cấp. Đèn led xanh hoạt động vào ban ngày, đèn hồng ngoại làm việc vào ban đêm. Thiết bị là công cụ theo dõi giấc ngủ, có cả đo nhiệt độ cơ thể và sự thay đổi nhịp tim.Đây là một trong nhiều ví dụ về sự phong phú về hình dạng của các wearables theo dõi sức khỏe trên thị trường hiện nay. Một thiết bị đeo giám sát sức khỏe đo được những chỉ số nào sẽ phụ thuộc vào các cảm biến và phần mềm của nó. Các cảm biến và thuật toán kết hợp với nhau có thể đo được rất nhiều chỉ số từ thời lượng và chất lượng giấc ngủ đến nhiệt độ, huyết áp, nồng độ oxy máu, bước chân, lượng calori tiêu hao…Theo The Economist, Rockley Photonics, công ty cung cấp công nghệ cảm biến cho các nhà sản xuất thiết bị y tế và tiêu dùng hàng đầu thế giới, tuyên bố cảm biến mới nhất của họ có thể đo được lượng đường, rượu, lactate (phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục), nhiệt độ và huyết áp… Rockley có kế hoạch xin Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), cơ quan quản lý y tế của Mỹ, phê duyệt các cảm biến mới của mình vào cuối năm nay.Làm thế nào các thiết bị đeo thông minh hiểu các chỉ số của cơ thể chúng ta nhiều đến vậy? Trong y học, các chẩn đoán thường phụ thuộc vào các dấu ấn sinh học - là các phân tử cụ thể trong máu và các dịch cơ thể khác có liên quan đến một tình trạng sức khỏe cụ thể. Ví dụ, nồng độ đường trong máu cao là dấu hiệu sinh học cho bệnh tiểu đường. Các bệnh thần kinh thường được chẩn đoán bằng các đánh giá tiêu chuẩn về cách một người cư xử và hoàn thành một số nhiệm vụ. Với wearables, chúng ta nói đến “dấu ấn sinh học kỹ thuật số”. Có nghĩa là một số thuật toán đo đếm của các thiết bị có vai trò tương đương các dấu ấn sinh học và xét nghiệm chẩn đoán.Theo dõi các dấu ấn sinh học kỹ thuật số cho phép thiết bị đeo và phần mềm của chúng xác định những thay đổi là dấu hiệu ban đầu của bệnh hoặc các suy giảm do tuổi tác mà có thể đã không được chúng ta chú ý. Hãy lấy ví dụ về chứng rung nhĩ, một dạng rối loạn do nhịp nhĩ nhanh và không đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khoảng 9% người Mỹ trên 65 tuổi và 2% người dưới 65 tuổi gặp tình trạng này nhưng bệnh thường không có triệu chứng cảnh báo họ. Năm 2018, FDA đã phê duyệt điện thoại thông minh Apple Watch có thể đưa ra cảnh báo khi phát hiện một chuỗi nhịp tim không đều. Người dùng chỉ cần đặt một ngón tay vào mặt bên của đồng hồ - có gắn cảm biến nhạy cảm với hoạt động điện của tim là đồng hồ có thể đo được điện tâm đồ. Khi chúng ta xài đồ thông minhVận động cũng là một chỉ số quý giá trong số rất nhiều dấu ấn sinh học kỹ thuật số. Chẳng hạn, sự thay đổi trong dáng đi có thể cho thấy khả năng cân bằng của một người đang giảm sút. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu có dáng đi, cách vung tay và đánh máy kém uyển chuyển hơn so với những người không mắc bệnh. Tất cả những dấu hiệu này đều có thể được đo bằng điện thoại và thiết bị đeo trên cổ tay. Các thiết bị này cũng có thể theo dõi một cách đáng tin cậy mức độ tiến triển của bệnh.Những lợi ích mà thiết bị đeo giám sát sức khỏe hứa hẹn sẽ rất lớn. Nhẫn thông minh có thể giúp tăng khả năng thụ thai ở những phụ nữ khao khát có con nhờ dự đoán được chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nó cũng có thể phát hiện nếu họ đã mang thai dù bào thai chỉ dưới 1 tuần tuổi. Điều này vô cùng có ích, nhất là vì nhiều phụ nữ không biết mình có thai và do đó vẫn uống rượu hoặc hút thuốc trong nhiều tuần.Trong vòng một hoặc hai năm tới, thiết bị trên cổ tay chúng ta có thể đo được nhiều chỉ số phức tạp hơn như lượng đường, rượu trong máu, các dấu hiệu khác nhau của chứng viêm, chức năng thận và gan, vốn hiện nay cần làm xét nghiệm máu.Khi thiết bị đeo có nhiều tính năng hơn, người dùng sẽ càng hứng thú với nó thay vì bỏ quên nó trong ngăn kéo. Theo một khảo sát năm 2021, thị trường sản phẩm thiết bị đeo thông minh sẽ tăng trưởng từ 116,2 tỉ USD năm 2021 lên 265,4 tỉ USD năm 2026. Các yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là sự ưa chuộng của người dùng với các món đồ hiện đại, triển vọng về màn hình thế hệ kế tiếp cùng sự phát triển và phổ biến của công nghệ.Nhưng như với bất kỳ công nghệ nào, thiết bị đeo cũng mang lại những quan ngại. Dữ liệu sức khỏe là những dữ liệu có giá trị. Nó có thể bị nhà sản xuất thiết bị lạm dụng, bị công ty bảo hiểm hoặc các chính phủ điều khiển. Công nghệ có thể không đến được với người nghèo và những người có cuộc sống hỗn loạn - vốn cần nó nhất.■Các thiết bị đeo cũng có tiềm năng cá nhân hóa điều trị cho bệnh nhân. Chúng ta biết rằng đa số các loại thuốc điều trị chỉ hiệu quả ở 30-50% bệnh nhân. Đơn giản như ăn chuối, với người này, ăn chuối thường xuyên giúp ổn định đường huyết nhưng với người khác, nó làm họ bị tăng đường huyết và về lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các thuật toán có thể sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ từ thiết bị đeo để gợi ý toa thuốc và chế độ ăn riêng, phù hợp với nhu cầu giảm cân hay kiểm soát bệnh tiểu đường của người dùng. Mỹ chi 10.000-20.000 USD mỗi năm cho một bệnh nhân tiểu đường và khoảng 280 tỉ USD/năm. Ứng dụng kiểm soát bệnh tiểu đường đã được chứng minh là giảm chi phí cho mỗi bệnh nhân từ 1.400-5.000 USD. Tại Đức, người ta đã theo dõi bệnh nhân suy tim với thiết bị đeo và thấy rằng nó giúp giảm tỉ lệ tử vong và 1/3 số ngày nằm viện của các bệnh nhân. Tags: Sức khỏeWearablesThiết bị đeoTheo dõi sức khỏe
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.