TTCT - Năm ngoái, khi dịch COVID-19 còn ngoài tầm kiểm soát và độ phủ vắc xin còn lác đác, đội ngũ tiếp viên hàng không Mỹ tưởng như đã nếm trải đủ khi mỗi chuyến bay đều chứa đầy nguy cơ về sức khỏe. Nhưng năm nay, khi lưu lượng di chuyển bằng máy bay rục rịch tăng trở lại, họ phải đương đầu thêm một nỗi sợ khác đến từ khoang hành khách. Ảnh: JEFFREY GROENEWEG/AFPNhững quy định mới nhằm giữ an toàn cho mọi người khi di chuyển bằng hàng không lại khiến nhiều người, có thể là lần đầu tiên đi máy bay trở lại từ khi có đại dịch, cảm thấy phật ý. Và mọi bức xúc sẽ đổ lên đầu tiếp viên hàng không.Bạo lực gia tăng“Tôi thấy mình đang giống người trông trẻ hơn là tiếp viên hàng không. Mà thật ra trẻ con trong khoang hành khách đang hành xử tốt hơn người lớn rất nhiều” - Mitra Amirzadeh, một tiếp viên hàng không từ bang Florida (Mỹ), cho biết.Theo thống kê của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA), trung bình mỗi năm cơ quan này điều tra dưới 200 sự vụ gây rối trên máy bay. Năm 2020, số vụ việc dừng lại ở 183 - gần mức trung bình hàng năm, nhưng cũng rất đáng quan ngại, xét đến việc số chuyến bay giảm mạnh do dịch COVID-19. Năm 2021, chưa cần tính đến mùa cao điểm Tạ ơn và Giáng sinh, số hồ sơ điều tra về bạo lực trên máy bay đã tăng gấp 5 lần, chạm ngưỡng 990 vụ, theo FAA.Trong mùa hè 2021, các video ghi lại cảnh hỗn loạn, ứng xử lỗ mãng và đe dọa bạo lực trên khoang máy bay bỗng rộ lên trên khắp các trang mạng xã hội Mỹ. Các câu chuyện đôi khi có phần hài hước: Một hành khách trên chặng bay từ Philadelphia đến Miami đã bị các tiếp viên Hãng American Airlines dùng băng dính bịt miệng, trói vào ghế sau khi la hét, gây gổ và đòi mở cửa xuống máy bay khi đang ở trên độ cao hàng ngàn mét.Nhưng cũng có những trường hợp thực sự nghiêm trọng: Một tiếp viên Hãng Southwest đã bị hành hung đến mức phải nhập viện, sau khi cố gắng xoa dịu một hành khách nóng tính trên một chuyến bay đi San Diego hồi tháng 5. Mới đây hồi cuối tháng 10, một tiếp viên khác của American Airlines đã bị tấn công liên tục đến gãy xương sau khi vô tình va phải một hành khách đi khoang hạng nhất đến California.Đối với tiếp viên hàng không, một ngành có lượng lao động nữ chiếm tới 80% tại Mỹ, việc đương đầu các hành vi quấy rối và bạo lực đã không còn xa lạ. Theo một khảo sát của Hiệp hội Tiếp viên hàng không Mỹ (AFA) mới được công bố hồi tháng 7, 85% trong số 5.000 tiếp viên được hỏi cho biết họ đã phải xử lý ít nhất một hành khách gây loạn trong năm 2021. Hơn 60% đã gặp ít nhất năm trường hợp, và khoảng 17% đã trực tiếp bị hành hung.Theo trang The 19th, ngành hàng không Hoa Kỳ có lịch sử khai thác các quảng cáo phân biệt giới tính, sử dụng hình ảnh các tiếp viên nữ trẻ để thu hút khách hàng nam giới, đồng thời biến họ thành mục tiêu thường xuyên của các vụ xâm hại trên máy bay. Mối đe dọa này đang cộng hưởng với hàng loạt các yếu tố khác, đẩy các nữ tiếp viên vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. “Chúng tôi đã phải chịu nhiều lo lắng về an toàn sức khỏe và việc làm. Giờ đây, chúng tôi còn phải đề phòng thêm về an toàn tính mạng” - Amirzadeh nói với CNN.Theo Sara Nelson - chủ tịch AFA, cũng là cựu tiếp viên hàng không với 25 năm kinh nghiệm, tình trạng bạo lực nhắm vào tiếp viên đang biến đổi môi trường làm việc của ngành hàng không Mỹ. “Trước đây chúng có thể xảy ra lẻ tẻ, còn giờ đây mỗi tiếp viên và cả gia đình họ đều phải lo lắng mỗi lần họ khoác bộ đồng phục lên người” - Nelson nói.Ngọn nguồn bạo lựcTheo Brett Snyder, chuyên gia phân tích ngành hàng không, tình trạng tăng vọt các vụ gây rối trên máy bay có thể được truy về những cơn “sóng ngầm” đang làm chao đảo nước Mỹ từ bên trong.Có thể kể đến tình trạng suy sụp sức khỏe tinh thần của người Mỹ sau hơn một năm sống cách biệt dưới thời corona - một kiểu khủng hoảng không tức thời mà chỉ bột phát mạnh mẽ sau khi con người phải trở lại các khuôn phép xã hội. “Chúng ta đã phải ở nhà suốt 18 tháng, nên các phép tắc ứng xử xã hội có lẽ đã bị lãng quên, điển hình là các quy định trên máy bay” - Susannah Carr, tiếp viên tại một hãng hàng không lớn ở Mỹ, nhận định.Sự hoang mang khi tái hòa nhập xã hội, cùng với hiểm nguy từ COVID-19 vẫn còn hiển hiện trên các chuyến bay, có thể đã khiến hành khách tìm cách xả hết giận dữ lên đầu các tiếp viên - một mục tiêu có vẻ dễ dàng và vô hại.Một nguyên nhân khác: nắm bắt được tâm lý hành khách có thể lo âu trước chuyến bay thời đại dịch, nhiều đơn vị kinh doanh đã mở rộng quảng cáo, giảm giá đồ uống có cồn trong khu vực chờ ở sân bay, khiến tình trạng say xỉn trên máy bay ngày một trở nên phổ biến. Theo AFA, 58% các sự vụ gây rối trên máy bay trong năm 2021 có liên quan đến rượu bia.Và không có gì ngạc nhiên khi sự bất đồng khó dung hòa của người Mỹ về chiếc khẩu trang là nguồn cơn cho những cãi vã, thậm chí động tay động chân giữa chuyến bay. “Đảm bảo việc tuân thủ quy định đeo khẩu trang hàng loạt là một trong những phần khó khăn nhất trong công việc của chúng tôi” - Allie Malis, một tiếp viên hàng không của American Airlines, nói với CNN hồi tháng 1-2021. Các nghiệp đoàn tiếp viên hàng không cho biết thành viên của họ thường xuyên gặp phải những du khách phản ứng quy định đeo khẩu trang trên máy bay bằng thái độ hung hăng, đe dọa bằng lời nói và thậm chí là hành hung.Khi không có quy định về khẩu trang của liên bang, nhiều tiếp viên hàng không cảm thấy họ khó có thể làm gì để đảm bảo tuân thủ hoặc tự bảo vệ mình trước những phản ứng dữ dội và gây hấn từ hành khách. Song ngay cả khi quy định này đã trở thành luật liên bang từ tháng 2-2021, tình hình vẫn không sáng sủa hơn. Tính đến giữa tháng 11, FAA ghi nhận 5.240 báo cáo về hành khách gây rối trên máy bay, trong đó có tới 72% liên quan đến quy định bắt buộc khẩu trang trên khoang hành kháchTheo Nelson, sau sự kiện 11-9, tiếp viên hàng không Mỹ từ chỗ chuyên trách việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hành khách đã phải nhận thêm nhiệm vụ chống khủng bố. Giờ đây, họ nhận thêm nhiệm vụ thi hành luật, và trong mắt những người chống đối khẩu trang, những cô tiếp viên giờ đây cũng không khác gì cảnh sát.“Thời gian đầu, tôi cố gắng đồng cảm và thuyết phục để hành khách hợp tác đeo khẩu trang. Nhưng giờ đây đã một năm rưỡi rồi, mọi nơi đều bắt buộc đeo khẩu trang rồi cơ mà?” - Amirzadeh đặt câu hỏi.Tự bảo vệ mìnhSau gần hai năm chịu áp lực từ tứ phía, lực lượng tiếp viên hàng không Mỹ đã tới hạn chịu đựng và ngành hàng không nước này đang hứng chịu hậu quả. Ngay khi kỳ nghỉ hè 2021 bắt đầu, các hãng bay Mỹ rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, trong khi nhân sự hiện tại từ chối làm thêm giờ, dẫn đến hàng ngàn chuyến bay bị hủy.Nhìn thấy sự cấp thiết của vấn đề, các hiệp đoàn và doanh nghiệp cũng đã bắt đầu hành động. “Đã sắp đến lúc chúng tôi phải tự bảo vệ mình” - ông Paul Hartshorn, phát ngôn viên của Hiệp hội Tiếp viên hàng không chuyên nghiệp, đại diện cho hơn 20.000 tiếp viên của American Airlines, nói.Ngày 21-6, các hãng hàng không cho Mỹ - một hiệp hội đại diện cho hầu hết các hãng hàng không lớn tại Mỹ - cùng với một số liên đoàn lao động trong ngành đã viết thư cho Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland kêu gọi ông chỉ đạo Bộ Tư pháp “cam kết truy tố đầy đủ và công khai các hành vi bạo lực trên máy bay”.Trong lúc chờ các can thiệp luật pháp, các biện pháp tức thời hơn cũng được đưa ra, điển hình như chuỗi huấn luyện tự vệ cho tiếp viên hàng không vừa được giới chức thành phố Miami khởi động lại năm nay. Mặc dù đã được học các phương pháp “hạ nhiệt” tình huống từ trường đào tạo tiếp viên, những người tham gia - hầu hết là tiếp viên nữ - cho biết họ vẫn cần được trang bị thêm kỹ năng phòng thân trong tình trạng “bình thường mới” đầy thử thách này.Noel Curtin, một sĩ quan hàng không, cho biết khóa học này là vô cùng cần thiết bởi lực lượng chức năng không thể có mặt kịp lúc nếu hành khách gây bạo động trên chuyến bay. “Ở độ cao 30.000 feet (9,144km), tiếp viên chỉ có thể dựa vào chính mình” - Noel nhận định.■Một nguyên nhân “rất Mỹ” cho chuyện bạo lực gia tăng ở sân bay và trên máy bay là các mâu thuẫn sắc tộc, vốn thâm căn trong xã hội Mỹ và mới trở thành trung tâm tranh cãi qua các vụ việc thù hằn người Mỹ gốc Phi, gốc Á và gốc châu Đại Dương được đưa tin mạnh mẽ trong hơn một năm trở lại đây. AFA cho biết các ngôn từ miệt thị màu da, sắc tộc và giới tính xuất hiện trong hơn 60% các vụ hành khách gây rối được các tiếp viên chia sẻ.Cher Taylor, một nữ tiếp viên người Mỹ, cho biết cô đã phải đi gặp bác sĩ tâm lý sau khi chứng kiến một hành khách da trắng gây gổ và miệt thị một hành khách da màu trên khoang bay. Bản thân là một người Mỹ gốc Phi, Taylor không khỏi bàng hoàng khi nghe được những lời dọa giết, đi kèm với từ ngữ phân biệt màu da, chỉ vì một sự cố nhỏ trong lúc lấy hành lý từ khoang xách tay. “Những từ đó khiến một phần tâm trí tôi bị kích động vĩnh viễn” - Taylor nhớ lại. Tags: Hành kháchMáy bayHàng khôngCOVID-19Khẩu trangTiếp viên hàng khôngGây rối trên máy bay
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Thầy trò Làng Nủ háo hức đợi Phở yêu thương đến đúng Ngày của phở 12-12 HỒNG QUANG 12/12/2024 Tuổi Trẻ phối hợp Tỉnh Đoàn Lào Cai, huyện Bảo Yên tổ chức chương trình Phở yêu thương 2024 tại Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh.
Bộ Quốc phòng phản hồi kiến nghị xử lý việc lợi dụng xăm hình trốn nghĩa vụ quân sự THÀNH CHUNG 12/12/2024 Bộ Quốc phòng đã có trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM về biện pháp xử lý nghiêm việc lợi dụng xăm hình để trốn nghĩa vụ quân sự.
Điều ông Trump muốn khi áp thuế cao NGHI VŨ 12/12/2024 Chính sách thuế quan của ông Donald Trump đang cho thấy hiệu quả trong việc nâng cao vị thế đàm phán của Mỹ, dù gây tranh cãi.
3 quốc gia chủ nhà 'World Cup đặc biệt' 2030, Saudi Arabia chủ nhà World Cup 2034 HOÀI DƯ 12/12/2024 Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã công bố chủ nhà của 2 kỳ World Cup 2030 và 2034. Trong đó World Cup 2030 sẽ là giải đấu đặc biệt kỷ niệm 100 năm sự kiện này ra đời.