TTCT - Tôi được giới thiệu với giáo dục “liberal arts” (trong tiếng Việt được dịch là giáo dục đại học toàn diện, đại cương hay khai phóng, và thường có nghĩa là cả ba) khi còn học cấp III. Chúng tôi học các môn như tiếng Latin, logic học, triết học, lịch sử thế giới, luân lý học, âm nhạc và nghệ thuật. Hai năm đầu giáo dục đại học bậc cao của tôi là Đại học Jesuit, nơi tôi học nhiều lớp triết học, logic học, lập luận, kỹ năng toán, nghệ thuật và lịch sử. Tôi theo học ngành trị liệu bằng âm nhạc, vậy tại sao tôi lại cần các lớp đại cương kia? Vào lúc tôi nhập học ở Đại học California, tôi đã có nền tảng đại cương tốt và hành trình học thuật của tôi tới tận bằng tiến sĩ thật dễ dàng. Khi tôi bắt đầu giảng dạy (năm 1970), tôi nhanh chóng phát hiện ra tôi sẽ là người bảo vệ vai trò của giáo dục tổng quát (GDTQ) trong nền giáo dục bậc cao. Đó là dấu ấn về một người được giáo dục đích thực. Các kỹ sư, nhà hóa học, các nhà kinh doanh, giáo viên, y tá, nhà khoa học xã hội... đều cần có cơ sở vững vàng trong GDTQ và các kỹ năng. Đó là điều khiến sinh viên là một con người toàn diện, được huấn luyện trong chuyên ngành của họ với khả năng là một người học hỏi suốt đời. Những sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trong lĩnh vực của họ, chấp nhận những thách thức của toàn cầu hóa, hiểu ý nghĩa và mục đích của văn hóa, xử lý những thách thức và vấn đề luân lý trong cuộc sống, hôn nhân, đức tin, và cái chết - những sự yếu đuối mà mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt. Trong số các cơ sở giáo dục phương Tây, chúng tôi có cả những trường đại cương. Khi những trường lớn hơn và toàn diện hơn được phát triển, các ngành học đại cương được giữ lại trong học trình thường là một phần của các phân ngành. Trong nỗ lực sắp xếp một cách có hệ thống và thể chế hóa các ngành học đại cương, các trường phương Tây bắt đầu chú ý tới những yêu cầu trong GDTQ; các học trình bắt buộc ở mọi sinh viên dù cho phân ngành của họ là gì. Giờ, sau hơn 25 năm làm việc với bạn bè và đồng sự ở châu Á và Đông Nam Á, tôi nhận ra rằng tôi đã đối mặt với thách thức giống như thế. Thái độ cho rằng GDTQ là sự lãng phí thời gian có lẽ còn mạnh mẽ hơn so với một thái độ tương tự vốn đã rõ ràng ở phương Tây. Ở phương Tây, chúng tôi xuất phát từ một truyền thống GDTQ và chúng tôi đã thay đổi khi tập trung vào những sự nghiệp đối mặt với thách thức giữ lại khía cạnh đó trong giáo dục bậc cao. Ở châu Á và Đông Nam Á, sự chuyển dịch của các quốc gia từ mức phát triển kinh tế thấp lên sự phồn thịnh kinh tế cao hơn đã đưa tới kết luận thơ ngây rằng không có đủ thời gian, nguồn lực, hay nhu cầu cho giáo dục toàn diện, đại cương và khai phóng. Điều đó sai. Tôi thường nhắc nhở những người tham gia các hội thảo đào tạo của tôi ở Đông Nam Á rằng khi tôi lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Southern California vào đầu những năm 1970, thời đó chưa có máy tính xách tay, chưa có Microsoft, chưa có Power Points, chưa có Internet, chưa có Google, chưa có điện thoại di động, hay chưa có cả những chiếc máy tính bấm số đẹp mắt... Chúng tôi đeo những cây thước trượt nhiều đại lượng ở thắt lưng, chúng tôi được dạy dùng phấn, bảng đen và hài lòng với việc mượn một máy chiếu 8 ly để chiếu một cuốn phim. Tất cả không khác mấy khi tôi tới Đông Nam Á vào những năm 1990. Hiện giờ, tôi đã ra sao nếu như không được trao cho góc nhìn GDTQ khai phóng và nền tảng trong những ngày đầu ở trường đại học của tôi? Một nhà hóa học, hay bác sĩ, hay kỹ sư vào những năm 1970 sẽ có giá trị thế nào ngày nay nếu không có tư duy phê phán, một góc nhìn toàn cầu, sự hiểu biết về văn hóa, khả năng làm chủ các kỹ năng toán và khả năng tự giáo dục cho bản thân - để là những người học tập suốt đời? Các quốc gia quả cần những kỹ năng từ bằng cấp ở các cơ sở giáo dục bậc cao và vì thế các giáo trình, việc giảng dạy và những nguồn lực đào tạo phải là tốt nhất. Nhưng các quốc gia cũng cần những công dân được giáo dục đầy đủ, những người hiểu sự đa dạng của con người, toàn cầu hóa, văn hóa, luân lý, tư duy phê phán, việc học tập suốt đời, rất nhiều điều và kỹ năng khác ngoài chuyên ngành của họ. Không có phần GDTQ trong quá trình đào tạo, tôi hẳn đã trở nên lạc lõng trong thế giới ngày nay, chỉ là một người lạ ở một vùng đất xa lạ. Tôi hẳn sẽ là một chuyên gia của những năm 1970 cố gắng sống còn trong thế giới thế kỷ 21. Có các trường đại cương và trường đại học; có các ngành đại cương trong những trường tổng hợp; có giáo dục bậc cao, dù cho chuyên ngành là gì, với cơ sở là các ngành đại cương. Tất cả những nhân tố đó đều quan trọng với một hệ thống giáo dục bậc cao toàn quốc. Có rất nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy người tuyển dụng lao động muốn những người lao động không chỉ được đào tạo trong lĩnh vực của họ, mà được giáo dục để họ có thể tư duy phê phán, thích nghi với thay đổi, làm việc trong đội nhóm và tự đào tạo chính mình để học tập suốt đời. Tôi vẫn thường nói với mọi sinh viên của mình: các em chỉ thật sự bắt đầu học tập sau khi đã tốt nghiệp đại học.■ Tags: Giáo dục đại họcGiáo dục tổng quátGiáo dục toàn diệnLiberal arts
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.