TTCT - Trở ngại lớn nhất cho việc tổ chức những sự kiện thể thao giải trí lớn như F1 chính là câu hỏi “đầu tiên”. Nếu có được các nhà tài trợ cam kết bỏ ra hàng trăm triệu USD thì chẳng có gì phải đắn đo trong việc nhận hay không nhận. Hồi đầu tháng 5-2018, một màn trình diễn tốc độ của tay đua lừng danh David Coulhard với chiếc xe đua F1 tại Quận 2 đã lôi cuốn hàng vạn bạn trẻ ở TPHCM. Ảnh tư liệu Ông TRẦN VĂN NGHĨA là người có sự quan tâm từ rất sớm đến môn thể thao tốc độ ở Việt Nam. Trong những năm đầu thập niên 1990, ông là người đã tổ chức những giải đua xe máy cực kỳ thành công ở CLB Phú Thọ. Ông chia sẻ quan điểm về sự kiện Hà Nội dự kiến tổ chức F1 vào năm 2020… Ông nghĩ sao khi có người nói Việt Nam sẽ là quốc gia nghèo nhất trong số các nước tổ chức F1? - Điều đó chính xác mà! Cũng chính vì vậy, bản thân tôi hết sức bất ngờ khi nghe tin Hà Nội sẽ tổ chức F1 vào năm 2020. Theo nhận định của tôi, phía ban tổ chức F1 cần tìm một quốc gia để thay thế Malaysia sau khi nước này ngưng tổ chức F1. Không tính đến Singapore đã bắt đầu thành công, trong khu vực chỉ còn lại Việt Nam là đáng quan tâm. Thứ nhất, chúng ta có một ưu thế rất lớn là dân số trẻ, một đối tượng hết sức phù hợp với thể thao tốc độ nói chung, F1 nói riêng. Thứ hai, đã nói đến F1 là phải nghĩ ngay đến chuyện kinh doanh xe hơi. Về chuyện này, tuy đất nước chúng ta chưa giàu có gì, nhưng việc mua sắm xe siêu sang ở chúng ta vào loại có “số má” trên thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta lại sắp sửa có thương hiệu xe hơi Việt đầu tiên, nên tôi nghĩ việc nhảy vào F1 để quảng bá là điều bình thường, đúng đắn. Bên cạnh đó, F1 thu hút một lượng khán giả xem truyền hình rất lớn trên toàn thế giới, vì vậy ban tổ chức F1 cũng cần phải tìm kiếm một quốc gia nào có sự hấp dẫn để kích thích khán giả. Với những yếu tố như vậy, tôi nghĩ hai bên đã gặp được nhau. Theo ông, Việt Nam sẽ được lợi gì khi tổ chức F1? - Tôi nghĩ những cái lợi thấy được là rất rõ như thu hút khách du lịch, quảng bá thương hiệu Việt Nam với thế giới… Đặc biệt, F1 là một sự kiện được xếp vào loại sang cả của thế giới thể thao. Vì vậy, chúng ta không thể một mình tổ chức được, mà phải có sự vào cuộc của các công ty tổ chức chuyên nghiệp quốc tế. Là một người xuất thân từ thể thao, bắt tay làm kinh tế thể thao vào loại đầu tiên ở Việt Nam, tôi cho rằng việc được thấy, được làm việc chung, được cọ xát với các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ giúp chúng ta có được những bài học quý giá trong vấn đề tổ chức sự kiện - một khâu vào loại kém của thể thao Việt Nam nói riêng, ngành giải trí nói chung. Nói thật, trở ngại lớn nhất cho việc tổ chức những sự kiện thể thao giải trí lớn như F1 chính là câu hỏi “đầu tiên”. Nếu có được các nhà tài trợ cam kết bỏ ra hàng trăm triệu USD thì chẳng có gì phải đắn đo trong việc nhận hay không nhận. Thậm chí nếu chúng ta làm hiệu quả thì Nhà nước có bỏ ra một phần từ ngân sách cũng là việc đáng làm, như các nước đã làm. Bởi chúng ta hằng năm cũng chi cho việc quảng bá du lịch Việt hàng triệu USD nhưng có hiệu quả mấy đâu! Từng xem F1, liệu ông có thấy nó phù hợp với người Việt? - Tôi đã lặn lội đi xem rất nhiều giải thể thao tốc độ, từ đua môtô 250cc, 400cc đến F1 trong tư cách một người đi tìm hiểu, nghiên cứu kinh tế thể thao và tôi thấy mọi chuyện hết sức tuyệt vời. Cụ thể, với F1 thì tôi đã xem tại Malaysia (trong sân có đường đua chuyên dụng), Singapore, Montreal (đua ngoài đường phố). Trong đó đặc biệt là mình học được rất nhiều về công tác tổ chức, tiếp thị cho một sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới. Riêng về ý thích thì như tôi đã nói ở trên, nó phù hợp cho giới trẻ hơn (cười)! Một ví dụ nhỏ: người lớn tuổi khi nghe tiếng gầm rú của các loại động cơ xe đua thì dị ứng, khó chịu, nhưng một người trẻ lại cảm thấy rạo rực, thế thôi. Và Việt Nam mình thì người trẻ nhiều mà… Được xem là người đầu tiên khát khao phát triển thể thao tốc độ ở Việt Nam, như tổ chức đua xe máy ở Phú Thọ, mời các tay đua môtô nổi tiếng thế giới sang Việt Nam giao lưu… nhưng đến nay món này vẫn èo uột ở Việt Nam. Theo ông, vì sao? - Đến giờ, tôi vẫn khẳng định đua xe là một môn thể thao hấp dẫn với người Việt. Ở những cuộc đua mới tổ chức lại gần đây, chúng ta vẫn thấy khán giả trẻ đến đông nghịt đấy thôi. Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện của thể thao tốc độ rất tốn tiền và đòi hỏi trình độ tổ chức rất cao. Ban đầu chúng ta chưa rành thì thuê các công ty quốc tế sang làm, rồi học hỏi họ từ từ. Riêng chuyện tiền thì “bó tay”. Vì vậy, bây giờ nghe được chuyện giải được bài toán khó này để tổ chức F1 quả là một điều kỳ thú! ■
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tổng Bí thư: Có chính sách đãi ngộ đặc biệt thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước THÀNH CHUNG 06/07/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xây dựng chính sách đãi ngộ đặc biệt (vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm việc) để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc.
Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng TRẦN VĂN NGHĨA (NGƯỜI LÁI DRONE CỨU 2 EM NHỎ KẸT LŨ TRÊN SÔNG BA) 06/07/2025 Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.
Lắp đặt rotor 585 tấn vào nhà máy thủy điện mở rộng lớn nhất Việt Nam NGỌC AN 06/07/2025 Vào 11h20 sáng 6-7, sau ba tiếng lắp đặt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hạ đặt thành công rotor tổ máy số 1 dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Phú Thọ).
Ngôi chợ tại Đà Nẵng tê liệt sau trận lụt bất ngờ giữa mùa hè THANH NGUYÊN 06/07/2025 Sáng 6-7, nhiều quầy hàng tại chợ Thanh Vinh (phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải đóng cửa để khắc phục hậu quả sau trận mưa lớn đêm qua.