TTCT - Tại sao người nghèo khi có thêm tiền lại quyết định mua đầu DVD thay vì mua thực phẩm? Tại sao người nghèo lại thích sinh nhiều con? Tại sao có những người nghèo không cho con đến trường, dù là trường công không mất tiền? Ảnh: M.N.Rất nhiều câu hỏi được nêu ra trong quá trình nội soi cái nghèo để tìm giải pháp trong Hiểu nghèo thoát nghèo (*).CHỈ LÀ MUỐI BỎ BỂ?Một cuộc thử nghiệm gần đây tại Trường đại học Pennsylvania: Các nhà nghiên cứu phát cho mỗi sinh viên 5 đôla, cho những sinh viên này xem một tờ rơi và yêu cầu quyên góp số tiền đó cho tổ chức từ thiện Save The Children. Có hai loại tờ rơi, một số sinh viên được cho xem nội dung về tình trạng thiếu hụt lương thực ở Malawi đang ảnh hưởng tới 3 triệu trẻ em, tình trạng khô hạn nghiêm trọng khiến 3 triệu người Zambia phải đối mặt với nạn đói...Nhóm sinh viên khác được cho xem tờ rơi với hình bé gái Rokia, 7 tuổi, quê ở Mali, châu Phi, đói ăn nghiêm trọng có thể chết. Kết quả: tờ rơi đầu tiên quyên góp trung bình 1,16 USD/mỗi sinh viên, tờ rơi thứ hai quyên được trung bình 2,83 USD/mỗi sinh viên cho bé Rokia.Một nhóm sinh viên khác được nhắc trước rằng con người dễ dàng quyên tiền giúp đỡ một đối tượng xác định hơn đứng trước những thông tin chung chung khi được xem hai tờ rơi trên. Kết quả: những sinh viên được cho xem tờ rơi đầu tiên quyên góp cho Zambia, Malawi số tiền ngang ngửa số quyên được khi không có lời nhắc nhở: 1,26 đôla, trong khi những người được xem tờ rơi thứ hai đóng góp 1,36 đôla cho Rokia dù được nhắc nhở từ trước. Khi được khuyến khích suy nghĩ lại, những sinh viên này ít hào phóng hơn với Rokia nhưng chẳng hề hào phóng hơn với những số phận khác ở Malawi.Cách hành xử này hầu như điển hình của chúng ta khi đối phó với những vấn đề như đói nghèo. Ta thường cho rằng “chẳng ích gì, đóng góp của chúng ta như muối bỏ bể” mà đói nghèo thì quá lớn. Nhưng thí dụ này chính là trường hợp đầu tiên mà hai tác giả của Hiểu nghèo thoát nghèo Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo đưa ra trong sách cùng lời kêu gọi: để thoát khỏi cảm giác cuộc chiến chống đói nghèo là cuộc chiến quá sức, nên coi thách thức đói nghèo như một tập hợp những vấn đề cụ thể mà nếu được nhìn nhận và hiểu đúng đắn, chúng sẽ lần lượt được giải quyết.Banerjee và Esther Duflo TỪ NHỮNG MẢNH ĐỜI RIÊNGTăng trưởng kinh tế đòi hỏi cả nhân lực lẫn trí lực nên chẳng có gì bất hợp lý nếu tia lửa tăng trưởng bùng cháy thành ngọn lửa ở những nơi cả nam giới và nữ giới được học hành đàng hoàng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh... Nếu hạt giống bất hạnh và tức giận có cơ hội nảy mầm, giận dữ và bạo lực có cơ hội lên ngôi, có lẽ tia lửa thần kỳ đó sẽ không bao giờ xuất hiện (Hiểu nghèo thoát nghèo, t.400).Và như thế, lần lượt qua hơn 400 trang sách ngồn ngộn những mảnh đời cụ thể, những kiểu nghèo cụ thể, những lý giải hành xử cụ thể được giới thiệu.Ông Oucha Mbark đang sống tại một ngôi làng nhỏ ở Morocco khi có thêm tiền đã mua tivi, thay vì mua thêm thức ăn để có đủ năng lượng làm việc. Đơn giản là để cuộc sống ở ngôi làng nghèo khó của ông đỡ phải nhàm chán! Hay những bà mẹ tại Udaipur (tây Ấn Độ) không nghe lời y tá cho con bị tiêu chảy uống dung dịch điện giải ORS - một công nghệ rẻ tiền, đơn giản có thể cứu mạng con họ, bởi họ cho rằng con họ phải được tiêm kháng sinh hoặc truyền tĩnh mạch!Từ những trường hợp cụ thể, hai tác giả giới thiệu những khái niệm về bẫy nghèo, bẫy sức khỏe, các trường phái khác nhau trong việc tháo dỡ những loại bẫy này.Chẳng hạn quan niệm của chuyên viên tư vấn LHQ Jeffrey Sachs cho rằng cần dựa vào viện trợ nước ngoài. Theo ông, viện trợ nước ngoài sẽ giúp khởi động một chu kỳ tích cực bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu và đem lại lợi nhuân, từ đó đem lại nhiều đầu tư hơn và vòng xoay lợi ích cứ thế tiếp diễn.Thế nhưng chuyên gia William Easterly và Dambisa Moyo phản bác Sachs: viện trợ hạn chế người ta tìm kiếm giải pháp cho mình, đồng thời dẫn đến nạn tham nhũng và trục lợi ở các địa phương. Hai chuyên gia này cho rằng lối thoát nằm ở thị trường tự do mà khi thị trường này được kých thích hợp lý, người ta có thể tìm ra cách giải quyết những vấn đề của mình. Cứ như thế những hoàn cảnh, những cách thức tự xoay xở khác nhau của người nghèo trong nhiều lĩnh vực, từ y tế tới giáo dục, từ tín dụng vi mô đến việc khởi nghiệp được Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo bóc tách từ nhiều góc cạnh nhằm tìm ra được từng giải pháp tối ưu.Năm bài học chủ chốt được giới thiệu ở cuối quyển sách phần nào gợi mở cách giải quyết vấn đề. Chỉ khi nào chúng ta khắc phục thói quen lười biếng và suy nghĩ rập khuôn, chỉ khi nào chúng ta lắng nghe người nghèo và hiểu logic trong lựa chọn của họ...thì chúng ta mới có thể xây dựng được một tập hợp chính sách hiệu quả. (*): Poor economics: Hiểu nghèo thoát nghèo. Cách mạng tư duy để thoát nghèo trên thế giới. Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo; Nguyễn Lê Bảo Ngọc dịch, tủ sách Cánh cửa mở rộng, NXB Trẻ, 2015. Tags: Tăng trưởng kinh tếĐói nghèoHiểu nghèo thoát nghèoAbhijit V. Banerjee và Esther Duflo
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Chậm hoàn thuế VAT vẫn 'nóng' tại phiên đối thoại thuế ở TP.HCM ÁNH HỒNG 13/12/2024 Câu chuyện chậm hoàn thuế VAT tiếp tục là tâm điểm tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục thuế và hải quan do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức ngày 13-12.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai THÀNH CHUNG 13/12/2024 Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.
Giá vàng lại rơi tự do ÁNH HỒNG 13/12/2024 Giá vàng thế giới lúc 21h30 hôm nay, 13-12, bốc hơi thêm 23 USD/ounce, về mức 2.657 USD/ounce.
Hàn Quốc bắt 3 chỉ huy quân đội và cảnh sát liên quan thiết quân luật DUY LINH 13/12/2024 Bị bắt cùng ngày với Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho còn có Giám đốc Cảnh sát Seoul Kim Bong Sik và Tư lệnh Bộ phòng thủ thủ đô Lee Jin Woo.