TTCT - Năm ngoái, Chính phủ ban hành nghị định 09/2009/NĐ-CP (về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác), trong đó có quy định rất rõ: “Công ty nhà nước được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của công ty không vượt quá ba lần”. Hệ số này ở Vinashin lên đến chín, mười lần từ lâu, không thấy ai thổi còi. Đã có nhiều báo cáo chính thức (1) cho thấy hệ số nợ trên vốn của nhiều tập đoàn rất cao, cao hơn mức trần ba lần, thậm chí cả mấy chục lần, liệu có cơ quan nào từ bài học Vinashin mà buộc các tập đoàn đó giảm số nợ xuống không?Vinashin đã chi 1.300 tỉ đồng để mua tàu Hoa Sen nhưng hoạt động chỉ được vài tháng, sau đó phải nằm ụ - Ảnh: Lê NamNghị định nói trên cũng bổ sung: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn tại công ty nhà nước”. Câu hỏi là Bộ Tài chính đã bao giờ lên tiếng về việc Vinashin vay nợ tràn lan, vay nợ bất kể khả năng trả nợ? Và như vậy chủ sở hữu của Vinashin có biết chuyện vay nợ vượt quy định của Vinashin chăng?Với Vinashin, Chính phủ là chủ sở hữu nhà nước, một số bộ, ngành và ngay chính hội đồng quản trị Vinashin cũng được giao thực hiện một số quyền của chủ sở hữu. Sự nhập nhằng chồng chéo này lại là lỗ hổng để cuối cùng thật ra không ai giám sát Vinashin cả. Nghị định 25/2010 về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên quy định mỗi công ty chuyển đổi chỉ do một tổ chức làm chủ sở hữu (hoặc là Thủ tướng Chính phủ, bộ, UBND tỉnh thành...) chứ không có chuyện nhiều nơi làm chủ sở hữu. Vốn điều lệ của Vinashin, trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 2-7-2010, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn cho hay là 9.000 tỉ đồng. Nay ở quyết định chuyển tập đoàn này thành công ty TNHH một thành viên mới do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký tuần trước, vốn điều lệ lại được nâng lên thành 14.655 tỉ đồng (2).Không rõ khoản tăng thêm này lấy ở đâu ra, có phải từ ngân sách nhà nước? Nếu từ ngân sách nhà nước, liệu có ai phải “rút kinh nghiệm” từ nghị định 09/2009, trong đó nói rõ: “Trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách để cấp vốn điều lệ, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội quyết định”?Cả quan chức Chính phủ lẫn Vinashin đều cho rằng việc đầu tư tràn lan ra ngoài ngành nghề chính là một trong những nguyên nhân gây nên khủng hoảng cho tập đoàn này hiện nay. Thế nhưng trong quyết định chuyển Vinashin thành công ty TNHH một thành viên vẫn thấy những ngành nghề kinh doanh như hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị, nhà ở, lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, sản xuất bia rượu, nước giải khát, dịch vụ vui chơi giải trí... Quyết định này vừa mới được ban hành vào tuần trước - không lẽ chưa đủ thời gian để “rút kinh nghiệm”?Nhìn rộng ra, việc rút kinh nghiệm quan trọng hơn cả ở đây là gì? Luật lệ, quy định không phải tự dưng mà có. Một trong những vai trò của luật lệ, quy định là nhằm giúp người làm ra luật lệ, quy định giám sát, kiềm chế chính mình hay chính bộ máy giúp việc bên dưới. Bộ Giao thông vận tải khó có đủ nhân lực và năng lực để theo dõi hàng trăm công ty con, công ty cháu với hàng ngàn dự án tiền tỉ của Vinashin. Bộ Tài chính làm sao tổ chức nổi bộ máy theo dõi tiến độ thu tiền về của Vinashin để trả lãi trái phiếu Chính phủ đúng hạn?Vì thế luật lệ, quy định mới có chuyện thanh tra hay kiểm toán độc lập. Vai trò của các cơ quan nhà nước là giám sát tuân thủ và bấm còi báo động mỗi khi luật lệ, quy định bị vi phạm. Nếu không tách bạch được vai trò quản lý (không chịu sức ép của bất kỳ ai) với vai trò chủ sở hữu (phải làm sao có lợi nhất cho tập đoàn mình làm chủ sở hữu) thì việc sai phạm vẫn sẽ diễn ra trong tương lai.Tuần trước, Bộ Giao thông vận tải cũng ra thông cáo báo chí (3), “trân trọng đề nghị các cơ quan báo chí chung sức, đồng lòng” giúp Vinashin “vượt qua khó khăn” và “tiếp tục phát triển uy tín, thương hiệu của tập đoàn”. Giới quan sát cho rằng đây cũng là cách tiếp cận cần được “rút kinh nghiệm”.Giả sử bộ không cần kêu gọi mà ngay từ đầu yêu cầu Vinashin minh bạch trong hoạt động, công khai các dự án, đăng tải đầy đủ các tài liệu cơ bản như bản báo cáo tài chính thường niên thì báo chí và công luận đã có thể chung sức giúp bộ giám sát, phát hiện sai lầm của Vinashin sớm hơn nhiều. Vai trò của báo chí là truyền tải thông tin; một khi không có thông tin thì báo chí bị vô hiệu hóa, làm sao đồng hành cùng doanh nghiệp được.Chúng ta dễ đồng tình với ông Trần Quang Vũ, tổng giám đốc điều hành Vinashin, khi nói với báo chí: “Tôi không hiểu sau tái cơ cấu nếu không công khai, minh bạch thì tập đoàn sẽ đi đến đâu. Chúng tôi tiếp tục bước đi công khai, minh bạch mọi hoạt động của tập đoàn” (4). Vậy hãy bắt đầu từ chính trang web của Vinashin, nơi phải công khai ngay những thông tin cần thiết như báo cáo tài chính, kế hoạch chi tiết về chuyện tái cơ cấu, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn... để vừa làm yên lòng cán bộ công nhân viên Vinashin như ông Vũ mong muốn và quan trọng hơn là để tự đặt mình dưới sự giám sát của cả xã hội.__________(1) Báo cáo kết quả giám sát số 283/BC-UBTVQH12 ngày 4-11-2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”.(2) QĐ 984 QĐ-TTg (25-6-2010).(3) http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=2&catid=142&articleid=7822(4) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/388126/3-nam-sau-Vinashin-het-kho-khan.html__________Tin bài liên quan:Lợi ích nhóm và giám sát của xã hội Xử lý ông Nguyễn Trường Tô như thế là thỏa đáng Vinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” Kiểm điểm, xử lý kỷ luật chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình Bài học Vinashin: Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn Tái cơ cấu để sửa chữa 3 năm sau Vinashin hết khó khăn Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoài"Kết luận ông Nguyễn Trường Tô sống buông thả là chưa thỏa đáng" Tags: VinashinChủ sở hữu nhà nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 NGỌC AN 10/09/2024 Chiều 10-9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ, kêu gọi người dân tiếp tục chia sẻ THẢO LÊ 10/09/2024 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào ảnh hưởng bão lũ.
Xót xa nhìn biển nước mênh mông muốn chạm mặt những cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống HỒNG QUANG 10/09/2024 Nước lũ sông Hồng, sông Đuống lên rất cao, nhấn chìm nhiều bãi bồi ven sông Hồng. Nhiều đoạn nước sông ngày càng tiến dần tới mép cầu.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp, không xả lũ thủy điện thượng nguồn sông Hồng DUY LINH 10/09/2024 Việt Nam gửi công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu.