TTCT - Với nhiều du khách, mai anh đào Đà Lạt là hoa đào vì màu hoa hồng như hoa đào đất Bắc. Phóng to Du khách đến Đà Lạt đầu xuân đều mê thích những cây mai anh đào trổ hoa thắm hồng - Ảnh: L.N.M. Ca khúc nổi tiếng Ai lên xứ hoa đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên sáng tác ngay tại Đà Lạt trong nửa đầu thập niên 1960 đã làm cho loài hoa mùa xuân đặc biệt của thành phố này quen thuộc với mọi người phương xa với tên gọi đó. Tên địa phương hay tên thường gọi cho mọi loài hoa cũng thật khó thống nhất. Chỉ có tên khoa học mới là tên gọi chính xác. Tên khoa học Thử tìm tên khoa học của mai anh đào trên Internet, hầu như mọi trang web phát xuất từ Việt Nam đều nêu là “prunus cesacoides”. Trong khi đó các trang web quốc tế tuyệt nhiên không có cái tên này! Tìm trên các website chuyên về danh pháp khoa học sẽ thấy “prunus cerasoides”. Đây mới đúng là tên khoa học của mai anh đào. Những nguồn thông tin từ VN đều ghi sai chữ “s” trong cái tên khoa học này, nội dung dựa theo thông tin từ biên khảo Đà Lạt ABC của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tranh. Ông Tranh năm nay đã 74 tuổi, từng là chuyên viên thông tin tư liệu của Sở Khoa học - công nghệ Lâm Đồng. Là một trong số ít người chuyên nghiên cứu về lịch sử Đà Lạt, ông là tác giả và chủ biên của một số công trình mà sau này nhiều người trích dẫn. Trong nguyên bản biên khảo của ông Tranh, từ chính xác là “prunus cerasoides”. Ông Tranh cho biết GS.TS Phạm Hoàng Hộ từng nêu tên khoa học và mô tả mai anh đào trong công trình đồ sộ Cây cỏ Việt Nam và đây là nguồn tham khảo của ông. Chẳng biết vì sao người ta đã ghi sai lạc thông tin do ông Tranh cung cấp. Điều tệ hại là “công nghệ” sao chép đã phát tán cái sai này tràn lan trên Internet. “Đặc hữu” hay “bản địa”? Sai lầm thứ hai về mai anh đào vẫn đang nhân bản vô tính tràn lan trên các trang web rằng đây là loài cây “đặc hữu” của Đà Lạt. Để chứng minh, các tác giả của thông tin này thường dẫn chung một nguồn. Đại khái chuyện ông Nguyễn Thái Hiến sống ở Đà Lạt từ năm 1927, phát hiện những cây mai anh đào trong rừng và mang về trồng ở Đà Lạt... Chuyện ông Hiến có thể là một chi tiết lịch sử thú vị, nhưng dùng câu chuyện hồi ức đầy cảm tính ấy chứng minh rằng mai anh đào là loài cây “đặc hữu” của Đà Lạt là phi khoa học! Đặc hữu (endemic) là một hiện trạng sinh thái chỉ tồn tại suy nhất ở một khu vực địa lý giới hạn, chẳng hạn như một hòn đảo, một quốc gia, một khu vực xác định hay một dạng điều kiện môi sinh. Những sinh vật là loài bản địa (indigenous) của một nơi nào đó nhưng nếu được phát hiện ở nơi khác nữa thì không phải là loài đặc hữu. Nếu truy tìm trên các trang web quốc tế chuyên ngành thực vật học, chẳng hạn như trang Germplasm Resources Information Network (Mạng lưới thông tin nguồn tài nguyên di truyền) của Cục Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ ở địa chỉ http://www.ars-grin.gov, ta sẽ thấy có rất nhiều thông tin về loài cây này. Mai anh đào còn được dẫn nguồn là “prunus cerasoides D. Don”. D. Don là David Don (1799-1841), nhà thực vật học Scotland. Chính David Don là người đầu tiên phân loại và mô tả mai anh đào trong cuốn sách viết bằng tiếng Latin Prodromus florae nepalensis (Các loài hoa thu thập được ở Nepal) xuất bản ở London năm 1825. Thư viện Vườn thực vật Missouri của Mỹ còn cho số hóa mọi văn liệu lịch sử liên quan đến thực vật học và đưa lên trang web Botanicus (www.botanicus.org). Trong đó có cả cuốn Prodromus florae nepalensis của David Don. Loài mai anh đào prunus cerasoides đã được Don liệt kê và mô tả ở trang 239 của cuốn sách này. Mai anh đào thật ra là loài cây phổ biến ở vùng Đông Á, những nơi có độ cao trên 1.000m. Loài cây này thường gặp ở dãy Himalayas phía bắc Ấn Độ cho tới nam Trung Quốc, Myanmar và bắc Thái Lan. Ông Nguyễn Hữu Tranh cho biết từng gặp những cây giống mai anh đào Đà Lạt ở vùng Vân Nam, Trung Quốc và vùng Tây Bắc, Việt Nam. Người Đà Lạt gọi cây hoa này là “mai” theo nghĩa “trái mai”, “trái mơ” vì đây là loài thực vật thuộc chi mận mơ (prunus) và phân chi anh đào (cerasus), khi hoa rụng thì cây ra trái. Mai anh đào Đà Lạt không phải là hoa anh đào Nhật Bản vì tuy cùng chi prunus và phân chi cerasus nhưng anh đào Nhật Bản là loài prunus serrulata. Cả hai loài hoa này đều thuộc họ hoa hồng (rosaceae) - một họ thực vật lớn với 2.000-4.000 loài. Mai anh đào Đà Lạt không liên quan gì đến mai vàng miền Nam (ochna integerrima) vốn thuộc họ ochnaceae. Gọi mai anh đào Đà Lạt là hoa đào cũng... đúng! Bởi loài hoa đào (prunus persica) hồng thắm mùa xuân đất Bắc cũng thuộc họ rosaceae, chi prunus nhưng là một phân chi khác. Tags: Đà LạtPhản hồiMai anh đào
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng, khiến nhiều người bức xúc.
Nhiều nội dung tố cáo liên quan Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là đúng hoặc đúng một phần THÁI LŨY 23/11/2024 Sở Y tế TP Cần Thơ vừa có kết luận các nội dung tố cáo ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm, sửa chữa, miễn giảm tiền thuê mặt bằng trong bệnh viện và quy trình tuyển dụng…
Mỹ nghi Triều Tiên sắp thử hạt nhân, ông Trump nhắc tên ông Kim Jong Un THANH BÌNH 23/11/2024 Ông Trump nhắc tên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khi thông báo đề cử nhân sự mới, giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.