TTCT - Hơn hai năm trước, một bản hướng dẫn tuyên truyền “Tiêu dùng bền vững động vật hoang dã (ĐVHD)” do Ban Tuyên giáo trung ương soạn thảo đã được ban hành. Nhưng hiện tại ông Trần Đức Nhâm - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Ban Tuyên giáo trung ương), người đã tham gia soạn thảo tài liệu này - thành thật nói với TTCT ông cảm nhận “tình trạng tiêu thụ, mua bán, sử dụng ĐVHD vẫn đang tiếp tục xấu đi”. Phóng to Ở Nam Phi, nhiều nơi đã chủ động cắt sừng tê giác để bảo vệ tê giác khỏi bị săn trộm, nhưng nhiều kẻ săn trộm vẫn giết tê giác vì cái mẩu sừng cụt - Ảnh: Brent Stirton Phóng to Ông Trần Đức Nhâm - Ảnh: Nguyễn KhánhTài liệu này đã được phổ biến tới ban tuyên giáo các tỉnh thành để vận động đảng viên, cán bộ, quần chúng nhân dân “thực hiện tiêu dùng bền vững ĐVHD” và có nhiều điều khoản “cấm” cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ăn và sử dụng sản phẩm từ ĐVHD. “Nhưng kiểm tra giám sát xem thực hiện đến đâu thì nói thật là chúng tôi chưa làm được vì không có con người, không có bộ máy, chỉ tham mưu và làm được đến vậy thôi” - ông Nhâm cho biết. * Thưa ông, nghiên cứu gần đây của Mạng lưới giám sát buôn bán ĐVHD (Traffic) vẫn đánh giá cán bộ, quan chức, doanh nhân là giới sử dụng nhiều ĐVHD nhất. Là cán bộ, ông có đồng tình với nhận định này? - Theo tôi, Traffic đánh giá như vậy là chưa rõ lắm. Tôi cho rằng những người có tiền là người sử dụng ĐVHD nhiều nhất. Cán bộ công chức không phải người có tiền, nhưng các tổ chức quốc tế khi thấy hiện tượng tiếp khách thì cho là cán bộ công chức nhưng chưa hẳn. Cán bộ như chúng tôi thì con cầy hương mấy triệu đồng làm gì có tiền mua. Còn cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện có khi họ mời khách hay biếu tặng sản phẩm ĐVHD, nhưng đó chỉ là chuyện cá biệt, không phổ biến. * Có chuyện cán bộ, dù là cá biệt, sử dụng ĐVHD như ông nói, nhưng chỉ “tuyên truyền” như vừa qua liệu có đủ, thưa ông? - Ý kiến rất riêng của tôi là một cơ quan tuyên truyền làm được một văn bản, một tài liệu truyền thông như vậy đã là quý. Còn việc tổ chức thực hiện phải có cơ quan chức năng. Cơ quan định hướng khác với cơ quan thực thi, các bộ, ngành chức năng phải nhận thức đây là chỉ đạo chung và họ phải có biện pháp thực thi, nhất là các vùng có khu bảo tồn, có rừng hay có động thực vật hoang dã. Việc thực thi thì Đảng đã có chủ trương, các cơ quan chức năng phải tiếp tục triển khai. * Vậy ông đánh giá việc triển khai của cơ quan chức năng hiện nay ra sao? - Từ tình trạng nuôi nhốt, mua bán ĐVHD qua biên giới hay có chiến sĩ quân đội bắt và giết ĐVHD, còn nhiều thực tế xã hội làm mình đau lòng. Tôi cho rằng chủ trương bảo vệ ĐVHD chưa được thể chế và thực thi đầy đủ, trong khi đây là việc làm rất cần thiết. Động thực vật quý hiếm đang dần tuyệt chủng, nhiều loài cây, con quý hiếm đang bị săn lùng. Bảo vệ làm sao cho hiệu quả nhất? Nâng cao nhận thức thì mình đã làm lâu rồi, vấn đề là phải nâng cao mức phạt, phạt phải đủ sức răn đe, phải nâng cao trách nhiệm của hải quan, kiểm lâm đang làm nhiệm vụ bảo vệ động vật ở khu bảo tồn, rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh... Nếu không bảo vệ ngay, con cháu mình sẽ không bao giờ thấy được những loài động thực vật ấy nữa. * Sau hàng loạt cuộc vận động, trong đó có cuộc vận động cán bộ công chức bảo vệ ĐVHD như ông đang nói, việc ngăn chặn mua bán, sử dụng ĐVHD hiện ở mức nào, theo ông? - Ngăn chặn là một mức, đẩy lùi là mức tiếp theo. Tình huống hiện tại tôi cho là vẫn đang ngăn chặn nhưng hiệu quả chưa cao. So với hơn hai năm trước khi triển khai vận động, việc mua bán, sử dụng ĐVHD còn có phần trầm trọng hơn. Thật ra không có số liệu nào khẳng định điều đó, nhưng đó là cảm nhận từ thông tin trên báo chí, truyền thông, những thông tin đó làm tôi cảm thấy lo lắng và nhức nhối. Nhiều người vẫn còn bàng quan lắm, họ thấy việc này không phải cháy nhà chết người. Nhưng nếu có tầm nhìn một chút sẽ thấy việc các loài cây con quý hiếm mất dần ảnh hưởng ra sao đến cân bằng sinh thái và tự nhiên - nơi nuôi dưỡng đời sống của chúng ta. Tags: Động vật hoang dãTuyên truyềnVận độngTê giác
Tổng Bí thư: Hải Phòng hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong hợp tác và phát triển kinh tế TIẾN NGUYỄN 14/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng TP Hải Phòng phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu châu Á.
Chuyên án ma túy đường hàng không từ Pháp về Việt Nam: Phá 500 đường dây, khởi tố 1.132 người ĐAN THUẦN 14/11/2024 Liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường hàng không từ Pháp về Việt Nam, đến nay Công an TP.HCM xác định các đối tượng đã giao dịch mua bán ma túy với số tiền hơn 28.000 tỉ đồng.
CLB Hoàng Anh Gia Lai tố cáo, Martin cầu cứu Đại sứ quán Ghana QUANG THỊNH 14/11/2024 Liên quan vụ tranh chấp giữa ngoại binh Martin Dzilah với CLB Hoàng Anh Gia Lai, sau khi hai cá nhân của đội bóng tố cáo cầu thủ quốc tịch Ghana ra tòa, bị đơn đã thông báo cho Đại sứ quán.
Thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại TP.HCM ÁI NHÂN 14/11/2024 Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thanh tra công tác cấp giấy chứng nhận tại TP.HCM và đang triển khai đoàn thanh tra.