TTCT - Dự kiến cuối tháng 8 Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ công diễn vở thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long: bài ca dời đô của nhạc sĩ Doãn Nho, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên múa, ca sĩ và nhạc công dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm được viết trong mười năm, nói về giai đoạn lịch sử quan trọng của kinh đô Thăng Long. TTCT trao đổi với tác giả khi vở đang trên sàn tập. Phóng to Nhạc sĩ Doãn Nho (phải) trao đổi với NSƯT, biên đạo múa Lê Huân - Ảnh: Hà Châu * Thanh xướng kịch là một loại hình âm nhạc không mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam xuất hiện chưa nhiều, ông có thể giới thiệu qua về tác phẩm này? - Vở thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long: bài ca dời đô được viết chương đầu tiên từ năm 2001 đã được biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hoa Lư (Ninh Bình) và được công chúng đón nhận. Sau chín năm lao động miệt mài, đến nay một tác phẩm hoàn chỉnh bao gồm bốn chương đã hoàn thành với nội dung nói về cuộc dời đô của vua Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La. Đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho sinh năm 1933 tại Hà Nội. Năm 1962 học sáng tác tại Nhạc viện Kiev (Liên Xô cũ), đến năm 1982 ông nhận bằng tiến sĩ lý luận âm nhạc tại đây. Nhạc sĩ Doãn Nho là tác giả của các ca khúc nổi tiếng: Người con gái sông La, Tiến bước dưới quân kỳ, Năm anh em trên một chiếc xe tăng... Ngoài ra, ông còn viết thanh xướng kịch và một số tác phẩm khí nhạc.* Câu chuyện về vua Lý Công Uẩn đã được khai thác dưới nhiều loại hình khác nhau: điện ảnh, sân khấu, văn xuôi... và cũng đã ít nhiều thành công. Tại sao ông lại chọn câu chuyện dời đô để làm nòng cốt cho vở thanh xướng kịch? - Có nhiều cách nhìn về lịch sử và khai thác về lịch sử. Câu chuyện trong vở thanh xướng kịch này kể về hành trình từ Hoa Lư đến Thăng Long, cuộc tiễn đưa của những người dân Hoa Lư và cuộc đón rước vua về kinh đô mới của những người dân thành Đại La. Nội dung của tác phẩm chỉ nói đến hành trình dời đô và các câu chuyện xảy ra xung quanh hành trình này. Hầu hết thông tin về cuộc dời đô này lịch sử không viết nhiều nên nội dung của tác phẩm phải hư cấu. Lấy giả thiết vua Lý Công Uẩn đến Đại La bằng đường thủy đi qua các con sông, các địa danh và đến được Đại La. Cũng theo truyền thuyết, khi xưa kinh đô Hoa Lư tráng lệ và đẹp đẽ vô cùng nên khi đến Thăng Long, vị vua này vẫn nhớ về đất cố đô mà cho xây dựng các công trình như chùa Một Cột, Cầu Đông, Cầu Dền, Tràng Tiền, Tràng Thi... Trong vở thanh xướng kịch, ngoài các nhân vật có thật như vua Lý Công Uẩn, Lý Quốc Sư, Đào Cam Mộc... còn có sự xuất hiện của các nhân vật trong truyền thuyết như Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Mỵ Nương... Đây chính là các vị thần, vị thánh đã hiển linh chỉ dạy cho vua Lý Công Uẩn cách chăm dân, bang giao lập quốc tại kinh đô mới... * Ông được biết đến nhiều qua ca khúc, khí nhạc, giao hưởng..., tại sao ông lại chọn thanh xướng kịch lần này? - Tôi vẫn viết các ca khúc đều đều, cũng vẫn viết giao hưởng và cả nhạc múa balê nữa. Thanh xướng kịch không phải là mảng mới đối với tôi mà trước đây tôi đã có tác phẩm Trẩy hội đền Hùng rất thành công, nên tôi chọn thanh xướng kịch để thể hiện một cách trọn vẹn câu chuyện dời đô của vua Lý Công Uẩn nhân 1.000 năm Thăng Long. Bởi vậy, phải là tác phẩm có dung lượng lớn hơn ca khúc, phải gần gũi và dễ hiểu đối với công chúng yêu nhạc Việt Nam. Loại hình âm nhạc này không mới ở phương Tây nhưng qua câu chuyện vua Lý Công Uẩn dời đô, ngoài phần nội dung tôi cũng muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế nền âm nhạc Việt Nam hiện đại không chỉ có ca khúc mà còn có cả những tác phẩm âm nhạc bác học nữa. * Xin cảm ơn nhạc sĩ. Thanh xướng kịch hay còn gọi là oratorio là một thể loại âm nhạc cổ điển quy mô lớn viết cho dàn nhạc giao hưởng, ca sĩ solo và dàn hợp xướng. Oratorio là kịch bằng âm nhạc, hát có nhạc đệm để kể lại những câu chuyện. Oratorio được dùng để miêu tả một câu chuyện kịch, nhưng khác với một vở opera là nó không có các hành động kịch, không dùng phục trang biểu diễn và trang trí sân khấu. Oratorio xuất hiện trên thế giới gần như cùng lúc với cantata và opera vào thế kỷ 16, 17. Tại Việt Nam không có nhiều tác phẩm thanh xướng kịch bởi đây là loại hình âm nhạc khó viết, cần lực lượng biểu diễn nhiều, không phổ biến. Cho đến nay, như tôi biết chỉ có một số lượng rất nhỏ như nhạc sĩ Đàm Linh viết tác phẩm về Nguyễn Văn Trỗi, Đinh Quang Hợp viết về Tây nguyên... Những tác phẩm này đã được công bố từ cách đây lâu rồi. Sự ra đời của Hoa Lư - Thăng Long: bài ca dời đô đáp ứng được rất nhiều tiêu chí: lịch sử, ý nghĩa, tầm vóc cho 1.000 năm Thăng Long, nó xứng tầm với một tác phẩm cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Công an TP.HCM điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập NGỌC KHẢI 07/07/2025 Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM đã thông tin về vụ cháy xảy ra tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM vào đêm 6-7.
Thủ tướng gửi lời chia buồn, yêu cầu khẩn trương điều tra vụ cháy tại cư xá Độc Lập NGỌC AN 07/07/2025 Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký công điện ngày 7-7 về vụ cháy tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đến hiện trường chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại cư xá Độc Lập MINH HÒA 07/07/2025 Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã trực tiếp đến hiện trường vụ cháy tại cư xá Độc Lập để động viên, hỗ trợ ban đầu cho gia đình nạn nhân và chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa.
Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả XUÂN MAI 07/07/2025 Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.