Làng "nắn đất"

TẤN ĐỨC 08/12/2013 05:12 GMT+7

TTCT - Không biết tự bao giờ vùng đất hợp lưu giữa hai con sông Nam Thái và Rạch Giá, Hà Tiên được gọi là xóm Đầu Doi (nay là ấp Đầu Doi, thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, Kiên Giang).

Đất được nhồi trước khi “kéo ống” để làm lò, chảo...

Tại đây, cách nay ngót trăm năm, những người khai phá vùng đất mới đã khai sinh làng nghề chuyên cung cấp những sản phẩm thủ công làm từ đất như nồi, niêu, soong, chảo, bếp lò…

Ngày nay, người ta nấu nướng bằng khí đốt, bằng điện, rồi lò vi sóng... Các dụng cụ nấu ăn bằng kim loại và các hợp chất khác xuất hiện ngày càng nhiều. Thế nhưng, làng nghề “nắn đất” ấp Đầu Doi vẫn phát triển. Ngày qua ngày, từ lúc gà gáy sáng đến tận đêm, đâu đó trong những góc nhà, khoảnh sân, hàng trăm lao động miệt mài làm việc.

Đàn ông chạy ghe vô tận hòn Me, hòn Quéo, hòn Đất cách làng cả chục cây số để tìm mua loại đất pha cát mịn màng về xay, nhào nặn cho thêm dẻo. Đàn bà, trẻ em ở nhà lo ra khuôn, kéo ống, ráp mong, nắm đầu, đánh bóng... và những phần việc đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo để cho ra các sản phẩm đẹp nhất.

Các chủ ghe thương hồ chỉ việc đến tận nhà mua rồi chở đi tiêu thụ khắp các chợ miệt đồng bằng châu thổ Cửu Long, lên tận TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.

Giá sản phẩm khá rẻ: một bộ chảo 3-5 cái bán cho thương lái chỉ 15.000-20.000 đồng; hay bếp lò chụm củi, đốt than có ốp thiếc cũng chỉ vài chục ngàn đồng/cái tùy kích cỡ. Bù lại, mỗi người có thể làm ra gần trăm sản phẩm/ngày, thu nhập khoảng 70.000 đồng/ngày.

Chảo đủ kích cỡ chờ nguội sau khi đốt xong trong lò nung

Một công đoạn nắn đất để làm lò, làm nồi

Để có nguồn nguyên liệu, thanh niên trong làng phải đánh ghe đi tìm mua đất pha cát về xay thật nhuyễn...

... rồi làm ướt để đất đủ độ mềm

“Mặc áo” thiếc cho lò than

Vợ chồng ông Út Tốt chuyên làm vỉ lò than

Chuyển sản phẩm của làng nghề “nắn đất” xuống ghe thương hồ

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận