TTCT - Cả nước đang nóng ran câu chuyện tinh giản, sáp nhập, nhưng tôi lại tiếc vì chuyện này chưa diễn ra với thể thao trong khi đây chính là ngành cần tinh giản bậc nhất. Những cái tên như Lê Quang Liêm luôn gây được hiệu ứng mạnh. Ảnh: WikipediaCả nước đang nóng ran câu chuyện tinh giản, sáp nhập, nhưng tôi lại tiếc vì chuyện này chưa diễn ra với thể thao trong khi đây chính là ngành cần tinh giản bậc nhất. Từ nhiều năm trước, khi một sếp khá lớn hỏi tôi cần phải làm gì để thể thao phát triển, câu trả lời của tôi là cần giải tán bộ máy quản lý thể thao nhà nước, vì nó cồng kềnh mà không hiệu quả.Và nay, có một câu chuyện để chứng minh, từ một môn được xem là "con nhà nghèo" trong làng thể thao Việt Nam: cờ.Nguyễn Phước Trung, nguyên trưởng bộ môn cờ của TP.HCM, đã xin nghỉ việc sớm từ mấy năm trước, với lý do anh không chịu nổi sự trì trệ, cứng nhắc trong bộ máy quản lý thể thao nhà nước. Nhưng anh không rời cờ, vẫn sống với niềm đam mê đã chọn từ nhỏ, bằng cách lập một công ty chuyên sản xuất dụng cụ cho các môn cờ, đồng thời vẫn giúp cho Liên đoàn Cờ Việt Nam xây dựng hệ thống chấm điểm FIDE tại Việt Nam.Mới nhất, được sự tín nhiệm của mọi người, anh nhận lời làm chủ tịch Liên đoàn Cờ TP.HCM. Một tuần sau khi anh nhậm chức, làng cờ có một sự kiện hấp dẫn là giải cờ chớp quy tụ tất cả kỳ thủ mạnh trên toàn quốc. Đặc biệt, đại kiện tướng Lê Quang Liêm được mời từ Mỹ về thi đấu, đi vé máy bay hạng nhất hẳn hoi, và trước giải một ngày, Liêm còn thi đấu với 35 học sinh mê cờ. Cách tổ chức các sự kiện này thật chuyên nghiệp và hoành tráng, mà chính Phước Trung thừa nhận mấy chục năm làm nhà nước, anh thấy từ trung ương đến địa phương không bao giờ làm được một giải như thế.Chi phí tầm bao nhiêu? Trung trả lời: Phải vài tỉ.Tiền đó từ đâu ra? Trung nói: Một nữ doanh nhân tên tuổi trong làng yến sào, có con đam mê cờ, và chị ấy bỏ ra toàn bộ.Chưa hết, ngày Trung nhậm chức chủ tịch, tài khoản của liên đoàn "ting ting" nhận nửa tỉ từ một doanh nghiệp ủng hộ môn cờ.Đấy, một môn bị cho là "nghèo" khi còn sống bám ngân sách, nhưng thực tế là không nghèo, nếu biết huy động nguồn lực xã hội, đáp ứng được nhu cầu xã hội, và được lèo lái bởi những con người thật sự tâm huyết.Và nữa, không chỉ TP.HCM, Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác đều có những công ty cờ. Họ năng động, tìm thấy lối đi mới, chứ không dạy và chơi cờ chỉ để tuyển chọn kỳ thủ đi thi đấu. Họ biết "làm mới thương hiệu" cờ, y như dân marketing làm "rebranding" vậy: xem cờ là kỹ năng mềm nên thu hút được rất nhiều trường tư thục, trường quốc tế đăng ký.Xung quanh câu chuyện giao hẳn thể thao cho xã hội, cũng đã có câu hỏi đặt ra là: những môn không có khả năng huy động nguồn lực xã hội thì sao? Xin thưa, môn thể thao nào không có người dân yêu thích thì thôi, không cần phải đầu tư làm gì, thế thôi! Chứ dân đã yêu, chẳng lo thiếu tiền.■ Tags: Thể Thao Việt NamKỳ thủ Lê Quang LiêmLê Quang LiêmCờ vuaXã hội hóa
Thuế mới cho hộ kinh doanh: Cần bước đi phù hợp NGUYỄN NHẬT KHANH (Trường ĐH Kinh tế - Luật) 26/06/2025 1641 từ
Túi Hermès Birkin: Từ biểu tượng thời trang đến tài sản đầu tư của Gen Z NGỌC KHANH 25/06/2025 1919 từ
Đà Nẵng bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập TRƯỜNG TRUNG 01/07/2025 Đà Nẵng vừa trao quyết định bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam.
Lễ chào cờ đầu tiên ở phường Xuân Hòa, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đặt hàng xây dựng phường kiểu mẫu LÊ PHAN 01/07/2025 Sáng 1-7, phường Xuân Hòa, TP.HCM tổ chức buổi chào cờ đầu tiên khi bắt đầu chính quyền đô thị 2 cấp.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được khảo sát giờ làm việc đầu tiên của phường Dĩ An THẢO LÊ 01/07/2025 Từ 7h ngày 1-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã có mặt tại Trung tâm hành chính công phường Dĩ An để khảo sát công tác tiếp đón người dân đến làm thủ tục hành chính trong ngày đầu tiên vận hành phường, xã mới.
Thủ tướng Thái Lan nhận thêm chức trước khi nghe quyết định của tòa án NGỌC ĐỨC 01/07/2025 Quốc vương Thái Lan phê duyệt nội các mới ngay trước khi Tòa Hiến pháp quyết định có đình chỉ bà Paetongtarn hay không.