TTCT - Ngay lúc này, trên khắp thế giới, hàng ngàn con voi đang khổ sở vì phục vụ du lịch, theo nhiều cách khác nhau. Nhưng ngành du lịch voi của châu Á đã có không ít thay đổi tích cực, dù đôi khi chỉ mới dừng lại trong suy nghĩ. Ảnh: Mark Stratton/AdventureĐắk Lắk đã có điểm du lịch đầu tiên dừng dịch vụ cưỡi voi, chuyển sang các mô hình thân thiện hơn như chụp hình cùng voi hay cho voi ăn kể từ ngày 10-2. Toàn tỉnh cũng đề ra lộ trình chấm dứt loại hình du lịch cưỡi voi đến năm 2026.Đây là những quyết định thức thời, khi mà phong trào "ethical tourism" (du lịch hợp đạo đức) đang dần lan tỏa trong khu vực, nơi có số lượng voi bị nuôi nhốt (khoảng 15.000 con) chiếm đến 1/3 tổng số voi châu Á hiện còn.Thị phi từ một bức ảnhVoi cái Jimh, 29 tuổi, được tắm táp ngoài trời trước giờ… bơi. "Cô" bước trên những bậc thang lớn và phẳng dẫn xuống một hồ nước xanh rộng lớn, sâu đến 4m. Show diễn kéo dài khoảng 20 phút, ba lần mỗi ngày, tại vườn thú mở Khao Kheow trên bờ biển phía đông của vịnh Thái Lan. Là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên rộng 16km2, đây là vườn thú lớn và được nhiều người xem là tốt nhất của Thái Lan.Sau khi xem Jimh tung tóe nước khắp nơi, đám đông khoảng 40 người bước xuống một căn phòng dài với những hàng ghế không tựa. Đằng sau một bức tường bằng kính khổng lồ, Jimh bơi lội hăng hái, thỉnh thoảng đứng bằng hai chân sau hoặc ưỡn vòi lên để lấy không khí.Bức ảnh chụp Jimh, "The elephant in the room" (Con voi trong phòng, thành ngữ ám chỉ một vấn đề hiển hiện nhưng ai cũng tránh né), của Adam Oswell đã giành giải thưởng danh giá Wildlife Photographer of the year năm 2021. Nhưng khoảnh khắc mãn nhãn đến kỳ lạ đó đã "đổ dầu vào lửa", nhấn chìm đặc sản du lịch voi của Thái Lan trong những tranh cãi gay gắt về việc đối xử với động vật.Bức ảnh nổi tiếng của Adam Oswell.Những lời chỉ trích của quốc tế làm dấy lên những lời chỉ trích ở bên trong Thái Lan, nơi mối quan hệ giữa con người và voi đã hình thành từ hàng ngàn năm trước, với khoảng 3.800 con voi sống trong điều kiện nuôi nhốt. Bản thân Oswell đã rất ngạc nhiên trước các phản ứng dữ dội, "nhiều người ở đây xem đó là sự chỉ trích của phương Tây nhằm vào văn hóa Thái Lan".Urarikha Kongprom, vị phó giám đốc mới của Khao Kheow, nói với tạp chí Nikkei: "Một điều quan trọng ta cần biết là voi và nước vốn không thể tách rời… Nhiệm vụ của sở thú là tập hợp động vật để phục vụ giáo dục". Còn Chatchote Thitaram, thuộc khoa thú y ĐH Chiang Mai (Thái Lan), không thấy điều gì tai hại cho những con voi bơi lội như Jimh, nói rằng: "Voi thích chơi đùa trong nước", và "con voi trong phòng" chẳng phải làm việc trái với ý muốn của nó.Không đồng tình với ý kiến trên, Edwin Wiek, người sáng lập Wildlife Friends Foundation Thailand, trả lời phỏng vấn cuối năm 2021 của CNN: "Việc ép buộc một con vật thực hiện một hành động, bất kể đó là hành động gì, luôn là một điều tiêu cực. Nói rằng con vật tự nguyện làm điều đó là hoàn toàn không đúng".Nhưng 20 năm kinh nghiệm trong cứu hộ động vật hoang dã cũng cho Wiek cái nhìn bao quát hơn: "Tôi không nói (show diễn voi bơi lội) là ổn. Nhưng nếu tôi đo lường các tác hại đối với voi, khi bạn nhìn nó từ góc độ phúc lợi động vật, tôi nghĩ những con voi đó có thể được chăm sóc tốt hơn và có điều kiện sống tốt hơn so với hầu hết những con voi ở các trại voi trên khắp đất nước".Bất luận những lời chỉ trích là gì, khó mà phủ nhận rằng du lịch đã hỗ trợ việc duy trì động vật trong các vườn thú, trại voi, khu bảo tồn, trung tâm cứu hộ và vườn quốc gia. Lịch sử gần đây đã cho thấy: một khi ngoại hối biến mất cùng với đại dịch, khi du khách nội địa không thể lấp đầy khoảng trống, thì voi và chủ voi cũng rơi vào khủng hoảng. Mỗi ngày, một con voi trưởng thành cần ăn khoảng 400kg thức ăn, theo Tổ chức toàn cầu World Animal Protection (WAP). Thất nghiệp và đói khát, người và voi phải đưa nhau về quê. COVID-19 đã bộc lộ tính dễ tổn thương của mô hình du lịch voi truyền thống.Thay đổi ở nhiều cấp độĐến nay, du lịch đã bắt đầu phục hồi, nhưng lực lượng du khách quan ngại về đạo đức trong việc nuôi nhốt và huấn luyện voi đã tăng.Chẳng hạn, với người Trung Quốc - khách hàng đông đảo nhất của Thái Lan (gần 11 triệu lượt khách vào năm 2018), cưỡi voi thường nằm trong danh sách "những điều muốn làm trước khi chết". Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2019, nhu cầu cưỡi voi của khách Trung Quốc đã sụt giảm, theo báo cáo gần nhất của WAP, từ 36% xuống 23%. Trong một khảo sát khác năm 2016, du khách ở Thái Lan cho biết "ngắm voi" là hoạt động ít được ưa thích nhất. Vậy mà 3 năm sau, hoạt động quan sát voi trong môi trường tự nhiên đã vươn lên vị trí số 1.Du khách Trung Quốc cưỡi voi ở Phuket (Thái Lan) tháng 1-2023. Ảnh: ReutersThế nhưng, ngay cả khi nhu cầu về "du lịch hợp đạo đức" đang ngày một tăng, phần lớn voi nuôi nhốt ở châu Á vẫn đang chịu nhiều khổ sở, báo cáo của WAP cho biết. Từ tháng 1-2019 đến tháng 1-2020, nhóm nghiên cứu đã đánh giá điều kiện phúc lợi của 3.837 con voi tham gia vào dịch vụ du lịch ở Lào, Campuchia, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, và 2 quốc gia đứng đầu về sử dụng voi - Thái Lan đứng nhất, Ấn Độ đứng nhì. Kết quả cho thấy 63% voi phải chịu đựng điều kiện thiếu thốn nghiêm trọng: những dây xích ngắn, lịch trình "làm việc" dày, tương tác xã hội giữa voi với voi và những hành vi tự nhiên của chúng bị hạn chế.30% số voi nhận được các điều kiện có cải thiện nhưng còn nhiều bất cập, thường là những nơi cung cấp trải nghiệm tắm rửa cho voi kéo dài nửa ngày hoặc cả ngày. Loại hình tắm voi đang được xem là mang lại phúc lợi cao hơn so với cưỡi voi, nhưng WAP bày tỏ nhiều lo ngại, "các cơ sở này thường tự quảng cáo một cách sai lầm khi sử dụng các thuật ngữ như 'khu bảo tồn'; 'trung tâm cứu hộ' và 'hợp đạo đức'".Chỉ những địa điểm thuần "ngắm voi" mới cung cấp đủ phúc lợi cho 7% số voi được khảo sát. Tại đó, voi được là voi, cư xử tự nhiên ngay giữa môi trường sống tự nhiên. Du khách hầu như không có tương tác trực tiếp với chúng, trong khi những người quản tượng giám sát con vật từ xa.WAP còn tiến xa hơn, lập một danh sách các địa điểm du lịch thân thiện với voi ở Thái Lan, Campuchia, Nepal, Ấn Độ, Lào và Sri Lanka. Họ khuyến nghị du khách cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một cơ sở du lịch có voi. Lời khuyên xoay quanh những từ khóa: không thể chạm vào voi, voi hành xử tự nhiên, không có voi con, người và voi đều an toàn.Người đứng đầu Hiệp hội liên minh voi Thái Lan (TEAA) Theerapat Trungprakan cho rằng các cải cách cần xem xét các điều kiện địa phương. "Chúng tôi có rất nhiều lo ngại rằng các điều luật do các tổ chức châu Âu vận động hành lang, như WAP, xuất phát từ ý định tốt vì phúc lợi của voi, nhưng có thể không hiểu hết về văn hóa của Thái Lan và vai trò của ngành du lịch voi trong nền kinh tế", vị này chia sẻ. Ví dụ, Theerapat không cho rằng việc cưỡi voi đi kèm với những quy định đúng đắn là tàn nhẫn.Như thế nào là "hợp đạo đức"? Có lẽ chúng ta sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu và thảo luận đến tận cùng, không quên xét đến năng lực và văn hóa của mỗi quốc gia. Nhưng nếu Khao Kheow tái tạo một dòng sông thay vì một bể bơi, thì cuộc tranh luận quanh bức ảnh của Oswell có lẽ đã bớt gay gắt hơn chăng? Tại Campuchia, tháng 6-2019, trước áp lực từ các nhóm hoạt động vì động vật, Apsara, cơ quan quản lý Công viên khảo cổ Angkor ở Siem Reap, tuyên bố sẽ cấm cưỡi voi vào đầu năm 2020.Tại Ấn Độ, pháo đài Amber - một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng vì vẻ đẹp - gặp tai tiếng vì cho phép cưỡi voi lên các con dốc. Theo trang du lịch Jaipur Travel Guide, để giảm bớt gánh nặng cho voi, chính phủ đã quy định một con voi chỉ được chở tối đa 2 khách thay vì 4 như trước đây, và giảm còn 5 lần mỗi ngày.Tại Lào, sau ba năm tạm dừng do đại dịch, nước này sẽ tổ chức lễ hội voi truyền thống vào tháng 2 tại tỉnh Xayaboury. Lễ hội mang mục đích nhấn mạnh mối quan hệ văn hóa của người và loài vật to lớn này, cũng như tình trạng nguy cấp của chúng. Du khách vẫn sẽ có cơ hội cưỡi voi trong thành phố, theo Laotian Times. Tags: Du lịch thá i lanDu lịch TháiVoiVoi du lịchCưỡi voiDu lịch cưỡi voi
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.