TTCT - “Tôi sẽ tắm cả một ngày cho sướng” - người phụ nữ cười vang nói khi dòng nước khỏe khoắn, trong sạch trào ra từ miệng vòi. Thay vì dành hàng giờ mỗi ngày để đi gánh nước về dùng, hơn 400 hộ dân huyện Bình Chánh (Quảng Nam) giờ đã có nước sạch về tận nhà. Bà Nguyễn Thị Minh Châu (giữa) với các học sinh của chương trình học bổng Hỗ trợ học tập (SPELL), một học bổng do Đông Tây hội ngộ thực hiện nhằm tài trợ cho học sinh nghèo từ lớp 3, 4 tới khi các em tốt nghiệp trung học phổ thông. SPELL đã được thực hiện trên bảy tỉnh thành tại miền Trung Việt Nam - Ảnh do Đông Tây hội ngộ cung cấpNhững niềm vui như thế chính là cảm hứng vô tận cho công việc của bà Nguyễn Thị Minh Châu từ gần chục năm nay, kể từ khi bà trở lại Việt Nam - ban đầu còn ngắt quãng bởi các chuyến bay giữa hai nước Mỹ - Việt với tư cách là cố vấn chiến lược, còn nay là ở hẳn tại Hà Nội để đảm nhiệm vị trí giám đốc của tổ chức hỗ trợ phát triển mang tên Đông Tây hội ngộ - East Meets West.Tham vọng của cô nữ sinh Sài GònNăm 1968. Chiến dịch Tết Mậu Thân nổ ra. Những biến động của các năm tháng lịch sử ấy đã đẩy cô nữ sinh Minh Châu 19 tuổi đi đến một quyết định làm thay đổi cuộc đời cô mãi về sau: vì các trường đại học ở Sài Gòn lúc đó đều đóng cửa, cô gửi một lúc mười lá thư xin học tới mười trường đại học khác nhau ở Mỹ.“Lúc ấy còn trẻ nên chỉ nghĩ đơn giản là mình có sức khỏe, có học vấn thì phải giúp dân, giúp nước. Nhưng không có học hành thì làm sao giúp được, nên phải tìm cách đi học tiếp” - bà Minh Châu nhớ lại.Sau vài tháng, ba trường đại học hồi âm với lời chấp thuận cấp học bổng cho Minh Châu. Cô chọn một trường đại học dành riêng cho nữ ở Minnesota với lý do chủ yếu là gia đình có một vài người quen biết đang sinh sống tại đó. Giấc mộng học tập của cô nhanh chóng tan vỡ, cho dù cô gái trẻ người Việt luôn nhận được điểm A và được các thầy cô “khen lên khen xuống”.Cô chán những bài học thiếu thách thức, chán các bạn học suốt ngày chỉ nghĩ cách làm sao để lấy lòng bọn con trai ở trường đại học gần đó. Sau một năm rưỡi, bất chấp gói học bổng toàn phần mà nhà trường đề nghị để cô tiếp tục học nốt, Minh Châu dứt áo ra đi, bắt đầu lại việc học hành ở Đại học Macalester. Những năm tháng học hành “tử tế” ở đây đã mở ra cho cô cánh cửa vào Ngân hàng Thế giới.Bà Nguyễn Thị Minh Châu - Ảnh: Hương Giang “Tôi chỉ muốn trả lại cho cuộc đời này một chút gì đó, vì tôi đã gặp nhiều may mắn mới được như hôm nay” Bà Nguyễn Thị Minh Châu“Giúp người nghèo ở Việt Nam thì hợp hơn”Từ dự án này đến chương trình khác, 25 năm tiếp theo trong sự nghiệp của Nguyễn Thị Minh Châu gắn với tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất hành tinh này.Ngân hàng Thế giới có khoảng 10.000 nhân viên làm việc trên toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Sự lan tỏa rộng khắp của tổ chức này là cánh cửa đưa bà Minh Châu đi khắp nơi trên thế giới. Bốn năm đầu tiên, bà lăn lộn ở Morocco, Algeria... để thương lượng với các chính phủ về những khoản vay khác nhau cho lĩnh vực nước sạch, vệ sinh môi trường, thủy lợi... ở đây.Bốn năm tiếp theo, bà có mặt ở Bờ Biển Ngà, Benin, Togo để thảo luận về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Rồi, như bà hài hước nói, “không hiểu do mạnh dạn ăn nói làm sao”, bà được cử làm chủ tịch của Ban về giới và phát triển, trở thành một trong những phụ nữ hiếm hoi giữ vị trí quản lý cấp cao ở tổ chức này.Năm 1995, bà dẫn đầu phái đoàn của Ngân hàng Thế giới dự hội nghị thế giới về phụ nữ tại Bắc Kinh. Bốn năm sau, bà xin nghỉ hưu sau 25 năm làm việc liên tục cho Ngân hàng Thế giới.“Nhưng lúc ấy tôi vẫn chưa sẵn sàng nghỉ hưu. Trong người vẫn còn đầy năng lượng để làm việc” - bà Châu nhớ lại. Lý do để bà khép lại sự nghiệp với Ngân hàng Thế giới là vì cảm thấy làm việc vì người nghèo một cách gián tiếp như vậy đã là quá đủ.Suốt những năm tháng di chuyển từ nơi này qua nơi khác, công việc chính của bà là thương lượng về các khoản vay, nói chuyện với quan chức các chính phủ và hiếm khi được gặp gỡ, trò chuyện với những người trực tiếp hưởng lợi từ những số tiền đó.“Sứ mệnh của Ngân hàng Thế giới là giảm nghèo, nhưng tôi lại không được tham gia một cách trực tiếp nhất, cũng không chắc chắn là các khoản vay đó có đến tay người nghèo 100% hay không - bà Châu nói - Đã đến lúc tôi dùng cái “tài” của mình học được từ Ngân hàng Thế giới để giúp người nghèo trực tiếp. Giúp người nghèo ở đâu cũng thế, nhưng giúp ở Việt Nam thì hợp hơn”. Guồng quay gấp rút“Nói đến dự án của chị Châu là nói đến guồng quay gấp rút, nhịp độ làm việc cao và đầu ra đúng quy chuẩn. Chị ấy không còn trẻ, nhưng mỗi khi đi làm việc ở cơ sở vẫn xông xáo thăm từng hộ, kiểm tra, đốc thúc công việc đâu ra đấy” - bà Trần Thị Hương, phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, một trong các cơ quan đối tác lâu năm của Đông Tây hội ngộ, nói về người đối tác của mình.Những ngày này, bà Hương cũng đang có mặt ở Quảng Bình để kiểm tra dự án do Hội và Đông Tây hội ngộ cùng thực hiện về nước sạch và cho biết các hộ dân rất hài lòng về chất lượng và kết quả công trình. Các dự án giữa hai bên phối hợp thường hướng tới đối tượng hưởng lợi là người nghèo, cận nghèo, đặc biệt là phụ nữ ở những hộ như vậy.Điểm khác biệt đáng nói là khi làm việc với Đông Tây hội ngộ, theo đánh giá của bà Hương, các dự án giải ngân dựa trên kết quả đầu ra, buộc hội phụ nữ, các đơn vị và cá nhân ở những nơi tiếp nhận dự án phải nỗ lực hết sức để hoàn thành mục tiêu đề ra.Giờ đây, ngồi trong văn phòng làm việc kín đáo nằm sâu trong ngõ nhỏ gần hồ Tây (Hà Nội), bà vẫn không khỏi xúc động khi nhớ lại những giọt nước mắt vì chia sẻ, vì hạnh phúc khi được gặp những người dân hồn hậu khắp chốn cùng quê.“Có một chị ở Hải Dương từng kể chị sung sướng vô cùng vì đến giờ chị mới được trải thú vui mang sách vào đọc trong nhà vệ sinh” - bà Châu cười khi nhắc đến dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả” (CHOBA) do Đông Tây hội ngộ cùng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) thực hiện, giúp bà con ở Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương và Ninh Bình có thêm 125.000 nhà tiêu hợp vệ sinh.Từ một tổ chức thiện nguyện do bà Phùng Thị Lệ Lý - tác giả Việt kiều nổi tiếng của cuốn sách Khi Đất Trời đảo lộn - sáng lập, bà Châu đưa Đông Tây hội ngộ sang một trang mới, lột xác thành một tổ chức hỗ trợ phát triển. Trong lúc nhiều tổ chức phi chính phủ vật lộn tìm kiếm nguồn tài trợ để tồn tại và hoạt động, Đông Tây hội ngộ vẫn được các nhà tài trợ rót 10-15 triệu USD mỗi năm.Cách làm của bà nghe qua rất đơn giản: các dự án dành cho người nghèo phải thực hiện trước, đạt được kết quả mong muốn thì mới giải ngân, sau đó Đông Tây hội ngộ dùng những kết quả này để vận động các nhà tài trợ và đối tác mới. Nhưng chính nhờ vào cách thức này cộng với đội ngũ nhân viên giỏi, bà đã tạo ra được hệ thống ghi nhận thành quả một cách đầy thuyết phục để tiếp tục “hút” tiền về cho Đông Tây hội ngộ làm dự án trên khắp cả nước. Đông Tây Hội ngộ và tác giả Khi Đất Trời đảo lộn“Bất cứ ai cũng cần được tiếp cận với nước sạch, chăm sóc y tế đúng cách và giáo dục đầy đủ” - đó là niềm tin và mục tiêu của Đông Tây hội ngộ bởi theo các nhà sáng lập và lãnh đạo, đây là những yếu tố cơ bản của một cuộc sống tốt mà “nếu thiếu chúng, trẻ em không thể trưởng thành và người lớn không thể trở thành những thành viên có ích cho xã hội”.Đông Tây hội ngộ ra đời năm 1988 từ mơ ước hàn gắn vết thương chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam của bà Lệ Lý Hayslip - tức Phùng Thị Lệ Lý, tác giả cuốn sách Khi Đất Trời đảo lộn được dịch ra 17 ngôn ngữ (theo Wikipedia) và được đạo diễn nổi tiếng Oliver Stone dựng thành phim Trời và Đất năm 1993.Tổ chức được hình thành từ nền tảng hai dự án ban đầu của bà Lệ Lý là Trạm xá nhi Tình mẹ và Trung tâm y tế làng Hòa Bình. Năm 2000, bà rời Đông Tây hội ngộ để thành lập quỹ “Làng Toàn Cầu” nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc và hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề và phát triển cộng đồng.Các chương trình lớn hiện nay của Đông Tây hội ngộ là chương trình tài trợ phẫu thuật tim cho trẻ em, chương trình học bổng hỗ trợ học tập, chương trình nha (nâng cao vệ sinh răng miệng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại miền Trung Việt Nam), chương trình mạng lưới hỗ trợ người khuyết tật, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Trụ sở chính của tổ chức ở Oakland (bang California, Mỹ).Tại Việt Nam, tổ chức có các văn phòng ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM. Tags: Nước sạchĐông Tây hội ngộNgân hàng thế giớiNguyễn Thị Minh ChâuGiúp người nghèo ở Việt Nam
Cận cảnh điện Thái Hòa dát 300 lạng vàng sau 3 năm đại trùng tu, mở cửa đón khách NHẬT LINH 23/11/2024 Điện Thái Hòa - ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng cung Huế - đã mở cửa trở lại đón khách sau 3 năm đại trùng tu.
Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm, vùng núi cao dưới 10 độ C CHÍ TUỆ 23/11/2024 Dự báo từ đêm 26-11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi rét đậm với nhiệt độ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.
Cứu 7 người kẹt trong căn nhà bốc cháy, cảnh sát nhường mặt nạ dưỡng khí cho cô gái mang bầu HỒNG QUANG 23/11/2024 Căn nhà bốc cháy trên phố Trúc Bạch (Hà Nội). Cảnh sát đã đưa 7 người mắc kẹt trên tầng cao ra ngoài.