TTCN - Vào tháng 11-2004, một “Tuyên bố hợp tác” nhằm hình thành các trung tâm tài năng ở VN giữa Bộ Khoa học & công nghệ VN, Nhóm sáng kiến khoa học (Science Initiative Group - SIG) có trụ sở tại Mỹ và Quĩ Giáo dục VN của Chính phủ Mỹ (VEF) đã được ký kết. Và dự án “Thiên niên kỷ về khoa học“ - Millennium Science Initiative (MSI) - là bước triển khai tiếp theo của tuyên bố trên. Dự án xây dựng một trung tâm khoa học công nghệ cao đầu tiên ở khu vực châu Á tại VN: Phóng to GS-TS Võ Văn TớiTTCN - Vào tháng 11-2004, một “Tuyên bố hợp tác” nhằm hình thành các trung tâm tài năng ở VN giữa Bộ Khoa học & công nghệ VN, Nhóm sáng kiến khoa học (Science Initiative Group - SIG) có trụ sở tại Mỹ và Quĩ Giáo dục VN của Chính phủ Mỹ (VEF) đã được ký kết. Và dự án “Thiên niên kỷ về khoa học“ - Millennium Science Initiative (MSI) - là bước triển khai tiếp theo của tuyên bố trên. Dự án này hướng tới xây dựng tại VN một trung tâm khoa học công nghệ kỹ thuật cao tầm cỡ thế giới (đầu tiên ở khu vực châu Á). Triển vọng của dự án ra sao? Khả năng thành công của dự án thế nào?... GS.TS Võ Văn Tới - thành viên hội đồng quản trị VEF (do tổng thống Mỹ chỉ định) - đã trả lời TTCN. Ông nói: -Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng và khả năng phát triển các ngành công nghệ cao của VN. Bởi thế, VEF đã tổ chức hoạt động nhiều nơi như Cần Thơ, Đà Nẵng để hỗ trợ những dự kiến giáo dục và nghiên cứu tại những thành phố này. Dân tộc VN, nhất là tuổi trẻ VN, có nhiều khả năng và ý chí... Chúng ta chỉ cần tạo cơ hội, điều kiện và trang bị kiến thức cho họ nữa mà thôi. * Thưa GS, qua chuyến khảo sát tại VN vào tháng 1-2004, dưới sự hướng dẫn của GS, đoàn các chuyên gia Hoa Kỳ đánh giá thế nào về tiềm năng khoa học của VN? - Trong chuyến khảo sát ấy, nhóm chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh đã khuyến khích VN nên chú tâm phát triển các ngành kỹ thuật hiện đại để phát triển đất nước. Riêng về ngành kỹ thuật y sinh, những chuyên gia Hoa Kỳ đã đề nghị một chương trình năm năm hợp tác với VN. Bước đầu tiên là tổ chức một hội nghị quốc tế về kỹ thuật y sinh ở Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) từ 27 đến 29-7-2005. Những bước kế tiếp sẽ là những hiệp ước khoa học với các trường như ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ để trao đổi về giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên... * Tại buổi họp báo ở TP.HCM mới đây, VEF tuyên bố sẽ cùng xúc tiến xây dựng dự án trung tâm công nghệ kỹ thuật cao tầm cỡ thế giới tại VN. GS có thể cho một phác thảo ban đầu về dự án này? GS.TS Võ Văn Tới đã được cấp 3 bằng sáng chế:- Máy đo độ nhạy của mắt với ánh sáng chớp tắt (Thụy Sĩ).- Máy có thể tự nhỏ thuốc vào mắt để chữa bệnh khô mắt, thiên đầu thống (Mỹ).- Máy kiểm soát sự lưu thông của máu trong võng mạc (Mỹ).Năm 1999 ông đã sáng lập Hội Giáo chức đại học người Bắc Mỹ gốc Việt để kết nối các giáo sư, giám đốc và nhân viên giảng huấn trong các đại học Hoa Kỳ và Canada. Hiện nhóm này có khoảng hơn 60 thành viên.Ông đã được ĐH Tufts (Mỹ) trao giải “Giáo sư giỏi nhất năm 2004” về giảng dạy và định hướng cho trường.- Vai trò của VEF là đứng trung gian làm chất xúc tác giữa VN và SIG để thành lập dự án MSI”. Nếu thành công, dự án này sẽ trở thành một hay nhiều trung tâm (khoa học) tối ưu. Nói một cách ngắn gọn, đây là những trung tâm nghiên cứu khoa học qui tụ những nhà khoa học hàng đầu của VN trong một số lĩnh vực chuyên môn để phát triển các ngành khoa học với một tầm nhìn xa và tạo một thế đứng cho VN trên bản đồ thế giới. MSI cũng là một môi trường để các chuyên gia quốc tế đến hợp tác với VN. Đồng thời đây cũng là chỗ đón nhận những tài năng VN ở nước ngoài về phục vụ đất nước. Các thành viên của MSI cũng sẽ bao gồm các giáo sư, nghiên cứu sinh và sinh viên tại VN. Nếu thành công đây sẽ là một công trình MSI đầu tiên ở châu Á. Những yếu tố để đánh giá sự thành công của trung tâm khoa học nói trên đều dựa trên những kinh nghiệm và tiêu chuẩn của các trung tâm tương tự trên thế giới. Chúng tôi rất kỳ vọng dự án này ở VN sẽ đạt được những yếu tố đó. * Dự án MSI sẽ mở ra một triển vọng mới cho VN, thưa GS? - Hiện tại các chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ, kể cả một giáo sư có giải Nobel, đang tham quan, đánh giá trình độ và tiềm năng của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục của VN để giúp VN tìm ra một mô hình hoạt động thích ứng và đặc thù. Như nhiều cuộc đánh giá khác, các chuyên gia cần có thời gian để am hiểu mọi khía cạnh liên quan và cho đến nay các chuyên gia này rất nhiệt tình với dự án. Theo “Tuyên bố hợp tác” tháng 11-2004, Bộ Khoa học & công nghệ VN sẽ phối hợp với các bộ khác xây dựng đề án hình thành các trung tâm tài năng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trước khi chuyển cho Ngân hàng Thế giới (WB) để xin tài trợ. VEF và SIG sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho Bộ Khoa học & công nghệ VN trong việc xây dựng mô hình các trung tâm tài năng ở VN. * Đến thời điểm này, mức độ ủng hộ của WB đối với dự án như thế nào, thưa GS? - MSI là một trong những chương trình đầu tư của WB. Tầm mức và qui mô đầu tư của WB còn tùy thuộc vào số lượng và tầm vóc của các chương trình mà Chính phủ VN đề xuất. * Thưa GS, khoản ngân sách mà dự án cần là bao nhiêu? - Hiện tại chưa thể cho ra một con số được. Nhưng ở các quốc gia khác, tài khoản hằng năm của MSI khoảng 20 triệu USD. * Về phía VN, GS đánh giá thế nào về thái độ của Chính phủ VN khi xác lập và triển khai dự án này? - Rất nồng nhiệt, rất hiểu rõ tầm quan trọng và rất hỗ trợ dự án. * Nhưng trong quá trình xác lập và triển khai dự án không thể không gặp những khó khăn... - Một trong những khó khăn là sự thông hiểu giữa chuyên gia VN và các chuyên gia Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đánh giá cao những thành quả kinh tế mà VN đạt được, song cũng mong muốn VN có một tầm nhìn, dù hiện tại có vẻ rất trừu tượng nhưng trong tương lai sẽ tạo những hiệu quả rất lớn, không những trong lĩnh vực khoa học mà còn trong giáo dục và kinh tế nữa. Tóm lại, họ kỳ vọng VN suy nghĩ như những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Về phía VN, theo tôi nghĩ, chúng ta cần có những tầm nhìn “song hành”: tiếp tục những gì chúng ta đã thành công và chuẩn bị cho tương lai xa; thí dụ như tìm hiểu nguyên nhân và cơ cấu của một hiện tượng thay vì chỉ lặp lại hoặc làm tốt hơn những thành quả của hiện tượng đó mà các chuyên gia quốc tế đã tìm ra từ trước. Còn về những hỗ trợ cho dự án? WB chỉ hỗ trợ ban đầu. Sau đó VN sẽ tự mình tiếp tục hoàn thiện, duy trì và phát triển thêm. * VEF đóng vai trò gì trong việc triển khai dự án? - Vai trò của VEF là đứng trung gian làm chất xúc tác giữa VN và SIG. Chúng tôi rất mong muốn dự án này thành công và tiếp tục hỗ trợ dự án này để giúp VN tránh được tình trạng chảy máu chất xám và được thế giới nể trọng về mặt khoa học. * Nhiều người sốt ruột không biết bao giờ thì trung tâm ấy mới thật sự triển khai các hoạt động nghiên cứu... - Hiện tại phái đoàn (các chuyên gia Hoa Kỳ) đang xây dựng một lộ trình gồm những bước tiến và những cách đánh giá cho sự thành công từng bước của dự án. Đây sẽ là một văn kiện quan trọng để giúp hai phía thông hiểu và hợp tác một cách hữu hiệu, cụ thể và nhanh chóng. Có thể khi bài báo này lên khuôn thì hai phía VN lẫn Hoa Kỳ đã đi đến một kết luận cụ thể tốt đẹp. * Những lĩnh vực công nghệ cao “nóng sốt” nào mà dự án nhắm đến, thưa GS? - Đấy là những ngành nghề mà phía VN đề xuất như các môn khoa học có liên quan đến sự sống, thông tin, vật chất (vật liệu), cũng như các ngành toán học thuần túy và ứng dụng... * Nhưng các nhà đầu tư quốc tế thường phàn nàn “cái khó lớn nhất đối với các nhà đầu tư vào VN, đặc biệt ở các lĩnh vực công nghệ cao, là vấn đề nguồn nhân lực”... - Cá nhân tôi rất tin tưởng vào tiềm năng của VN. * Theo GS, giải pháp nào để lôi kéo, mời gọi trí thức Việt kiều ở các nước về công tác tại VN? - Theo tôi biết, lòng yêu nước và ý chí phục vụ quê cha đất tổ của Việt kiều rất mạnh mẽ. Còn giải pháp hữu hiệu phải do trong nước đề xuất để giúp dòng chảy chất xám từ các nước đổ về VN ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ở các lĩnh vực công nghệ cao. * Hình như GS có kế hoạch dài hạn để phát triển ngành công nghệ y sinh ở VN và rất đam mê về công việc này. GS có thể “bật mí” đôi chút về những dự định của mình sắp được triển khai trên quê hương? - Đây là một ngành khoa học mới không những đối với VN mà đối với cả quốc tế nữa. Do đó, phát triển lĩnh vực này VN sẽ có cơ hội bắt kịp và xác lập được vị trí của mình trên bản đồ thế giới. * Là người VN sống xa quê hương nhiều năm, nay trở về đất nước, GS nghĩ gì? - Quê cha đất tổ lúc nào cũng thân thiết và dân tộc VN lúc nào cũng là niềm hãnh diện...
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
4 người trong gia đình tử nạn ở Hà Nội: Các nạn nhân ôm chặt nhau dưới mương HỒNG QUANG 25/11/2024 Các nhân chứng cho biết khi họ tiếp cận nơi này, 4 người còn ngồi trên yên xe máy, ôm chặt nhau.
Sở Văn hóa và Thể thao: Xây mới Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng là 'rất cần thiết' NGUYÊN KHÔI 25/11/2024 Trước những ý kiến khác về việc triển khai dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng, quan điểm của Sở Văn hóa và Thể thao ra sao khi trình báo cáo?
Phản ứng của Tổng thống Philippines sau khi bị cấp phó dọa ám sát TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Sau khi bị cấp phó Sara Duterte dọa ám sát, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nói ông sẽ không cho phép điều đó xảy ra.