TTCT - Từ “Chuyện dịch thuật: sai ở khắp nơi”, xin làm rõ thêm vấn đề này trên quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho dịch thuật. Đó là việc chuẩn hóa tiếng Việt trong thời CNTT. Xem ra đây là một công việc không hề đơn giản chút nào nhưng suốt nhiều năm qua dường như chưa được quan tâm đúng mức cần thiết. Có thời kỳ tại một số trường học ở nước ta đã có quy định nếu bài văn có quá năm lỗi chính tả thì tất cả các bài thi còn lại sẽ không được chấm nữa và điều đó có nghĩa là học sinh đó đành chấp nhận phải lưu ban. Vậy nhưng dường như nền giáo dục của chúng ta nhiều năm qua có lẽ đã quá dễ dãi trong chuyện này và lỗi chính tả có thể dễ thấy ngay cả trong luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chứ nói gì tới phổ thông hay đại học. Chúng ta đã bước vào thời đại CNTT, nhiều người không còn thói quen viết tay, thay vào đó là soạn thảo những nội dung cần thiết bằng máy tính. Đương nhiên, khi soạn thảo bằng máy tính thì nhiều thực tế đã nảy sinh về chuẩn như bỏ dấu, vị trí của dấu phẩy, chấm câu… và thậm chí cả i (“i” ngắn) hay y (“y” dài). Viết tay hay soạn thảo bằng máy chữ thông thường thì chuẩn bỏ dấu, chấm câu, dấu phẩy... phụ thuộc vào kỹ năng của người viết, nhưng một khi ở trên môi trường máy tính thì tất cả phải được đưa về chuẩn một cách tự động. Người ta đã biến “y” thành “i” trong một số trường hợp phát âm giống nhau. Theo không ít người, đây là việc nên làm vì đã phát âm giống nhau thì nên quy về một mối. Tuy nhiên, thực tế hẳn rằng các tiến sĩ sẽ chấp nhận chữ “i” nhưng các nghệ sĩ thì sẽ không dễ chấp nhận điều đó vì nghệ thuật phải là bay bổng, ngâm nga chứ không thể cụt lủn. Làm thế nào để chuẩn hóa cho chữ quốc ngữ tiếng Việt? Hẳn rằng nếu làm được trên một diện rộng sẽ không dễ bởi điều đó hết sức phức tạp. Muốn hay không muốn vẫn phải làm thế nào để thừa nhận các ký tự vốn không có trong bảng chữ cái tiếng Việt là F, J, W, Z vì nó đã và đang hiện diện trên bàn phím máy tính và vẫn được sử dụng để gõ ra các ký tự có dấu của tiếng Việt. Vấn đề này cần được tiếp tục thảo luận lại và phải sớm triển khai, bởi nếu không khó có thể kỳ vọng cho những mong muốn đưa VN sớm trở thành nước mạnh về CNTT. Tags: Tiếng ViệtPhản hồiDịch thuật
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Thủ tướng họp về Luật Đất đai, bàn việc xác định giá đất, đất có yếu tố nước ngoài NGỌC AN 10/07/2025 Sáng 10-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện nghị quyết số 18 và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.
Bán hàng hiệu online doanh thu 'khủng' 834 tỉ đồng, bị tạm giữ vì trốn thuế 12,5 tỉ DANH TRỌNG 10/07/2025 Nguyễn Thị Thu Hường bán hàng hiệu online doanh thu hơn 834 tỉ đồng nhưng trốn thuế 12,5 tỉ đồng nên bị cảnh sát bị tạm giữ để điều tra.
Danh sách 6 tân phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam THÀNH CHUNG 10/07/2025 Bà Hà Thị Nga, ông Bùi Quang Huy và 4 chủ tịch các tổ chức chính trị - xã hội được hiệp thương cử làm phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi' NHƯ BÌNH 10/07/2025 "Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...