TTCT - Trường THCS nơi tôi dạy nằm kề bên trường nuôi dạy trẻ khuyết tật của tỉnh. Học sinh trường THCS hay trêu chọc, chế nhạo, thậm chí tìm mọi cách hiếp đáp trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật phản ứng khi bị chọc tức nên việc ném đá, ném vật nguy hiểm vào phòng học, sân chơi của nhau đã xảy ra. Ngay một số người lớn cũng tỏ ý xa lánh, thiếu thông cảm với các em. Phóng to “Nhào bột yêu thương” - một trong những hoạt động giúp trẻ tự kỷ tự tin hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Minh Đức Có lúc bức tường ngăn cách khuôn viên hai trường đã được cắm đầy mảnh thủy tinh sắc nhọn để hạn chế việc vượt tường chọc phá nhau. Thế giới của trẻ bị chia đôi: thế giới của trẻ bình thường và thế giới của trẻ khuyết tật. Một việc làm chẳng đặng đừng khi không tìm được giải pháp tốt. Trẻ ở trường khuyết tật không có cơ hội nhìn thấy sinh hoạt của các bạn đồng lứa ở một trường phổ thông và ngược lại. Những năm học sau đó, hai trường đã có tiến triển trong mối quan hệ. Ðầu tiên là trường THCS tổ chức cho học sinh xem các buổi biểu diễn văn nghệ của trẻ em khuyết tật, giao lưu, tặng quà lưu niệm, mua ủng hộ các sản phẩm của người khuyết tật làm ra... Những việc làm này dần dần làm thay đổi nhận thức trong học sinh về trẻ khuyết tật. Các thầy cô làm công tác đoàn thể hai trường gặp nhau, tạo mối thông cảm, hỗ trợ nhau trong công tác. Trường khuyết tật hình thành tổ chức Ðội TNTP Hồ Chí Minh, các em cũng được các bạn học trường phổ thông đến sinh hoạt chung, rèn các kỹ năng của người đội viên. Các ngày lễ lớn, các đợt sinh hoạt theo chủ đề đã có tiếng nói chung. Những rắc rối trước đây dần dần không xảy ra nữa. Câu lạc bộ vì trẻ khuyết tật được hình thành giúp nhà trường hoạt động tốt hơn. Học sinh trường phổ thông đã có cái nhìn thân thiện hơn với các bạn khuyết tật. Những mảnh chai sắc nhọn trên tường ngăn giữa hai trường đã được gỡ bỏ. Cảnh quan có tính giáo dục, nhân văn hơn trước. Quan trọng là đã gỡ bỏ được những mảnh chai vô hình trong lòng học sinh và ở cả một số người lớn. Câu chuyện này là một minh chứng sống động nữa cho những hoạt động tích cực kéo các em bị thiểu năng hòa nhập với cuộc sống bình thường. Cần lắm một môi trường như vậy cho các em. Chúng ta không thể xem việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ khuyết tật là một việc từ thiện mà cần hiểu đó là thực hiện quyền được giáo dục của các em, cần làm để đưa các em hòa nhập xã hội. Tags: Trẻ khuyết tậtBức TườngHòa nhập cộng đồng
Trình Quốc hội đề xuất bỏ phạt tử hình 8 tội danh, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ THÀNH CHUNG 20/05/2025 Sáng 20-5, Đại tướng Lương Tam Quang, bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói gì khi bị bắt? DANH TRỌNG 20/05/2025 Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thúc Thùy Tiên thừa nhận khi bản thân là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình rất lớn. "Mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm này (kẹo Kera - PV) rất nhiều".
Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden THANH HIỀN 20/05/2025 Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.
Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết? DƯƠNG LIỄU 20/05/2025 Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?