TTCT - Trước đây là sách giáo khoa và bây giờ là “chuẩn kiến thức, kỹ năng” do Bộ Giáo dục - đào tạo ban hành được xem là pháp lệnh mà giáo viên phải tuân theo. Phóng to Trẻ em “học chay” sẽ khó nhớ mà buổi dạy cũng dễ nhàm chán. Còn quá ít những chuyến đi thực tế như thế này - Ảnh: Như Khanh Phóng to Các em được tập làm bác sĩ - Ảnh: Như Khanh Nhìn người mà... ao ước Dạy theo chuẩn kiến thức, người dạy bị góp ý là không nâng cao, mở rộng kiến thức vì chuẩn là kiến thức tối thiểu, đâu thể dừng lại ở đây, phải trên chuẩn mới đạt! Nếu người dạy mở rộng, tăng thêm nguồn kiến thức, kỹ năng lại bị phê bình là không bám sát kiến thức chuẩn, làm quá tải, học sinh khó tiếp thu. Bài dạy được quy định sẵn phải sử dụng hình ảnh gì, vào lúc nào, trong bao lâu nhưng nếu giáo viên có được tư liệu quý hơn, tác dụng hơn, hình ảnh bắt mắt hơn mà đem sử dụng, chắc chắn sẽ bị nhắc nhở phải khai thác những gì đã được in trong sách. Cứ xem việc giáo viên ở Phần Lan có thể dạy thêm cho học sinh những nội dung không được quy định trong chương trình mà ao ước. Có đồng nghiệp đã ngao ngán kể để học sinh hiểu thêm về hiệp định Geneva, thầy đã cất công sưu tầm ảnh cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải để giới thiệu thêm cho học sinh biết đây chính là nơi gọi là vĩ tuyến 17 - giới tuyến quân sự tạm thời - đã chia cắt hai miền Nam - Bắc suốt 21 năm. Trong khi các em thích thú trước cái mới được tiếp cận, giáo viên lại bị nhắc nhở những chi tiết nhỏ. Lại cũng những thanh tra này sau đó thừa nhận chưa bao giờ nghĩ đến việc cho học sinh xem ảnh cầu Hiền Lương vì sách không có... Giáo viên thụ động hay “trên” không lắng nghe? Việc đổi sách giáo khoa không còn bao lâu nữa sẽ được tiến hành, những sai sót trên có được khắc phục hay không? Thử xem lại từ khi bộ ban hành, dạy thí điểm rồi áp dụng cho cả nước, trong các cuộc hội thảo lấy ý kiến về cấu trúc, nội dung chương trình và các vấn đề có liên quan, đa số đều thống nhất, chỉ khen mà không có mấy ý kiến góp ý thẳng thắn. Rồi phải mất một khoảng thời gian khá dài, kết quả không như yêu cầu, đợi khi báo chí vào cuộc, xã hội chú ý thì một bộ phận giáo viên mới lên tiếng rụt rè góp ý cho sự đổi mới của chương trình. Có lẽ người dạy đã quen với sự thực hiện pháp lệnh rồi chăng? Nếu chưa có được nhiều bộ sách cho chương trình giảng dạy phổ thông, các nhà quản lý giáo dục nên chăng thoáng hơn trong áp dụng thuật ngữ pháp lệnh, chuẩn kiến thức để giáo viên linh hoạt hơn trong giảng dạy. Với các môn học, bộ đều xây dựng một tiết gọi là mẫu mực để giáo viên học tập nhưng tiếc thay dù đã được đầu tư nhiều về thời gian, tiền bạc và công sức chỉ để trình diễn mỗi một tiết, mà những tiết này vẫn còn nhiều điều phải bàn về phương pháp, về khả năng thực hiện trong thực tế... Chẳng hạn, có trường THCS được chọn dạy thí điểm hòa nhập cho học sinh khuyết tật khác nhưng giáo viên lại được xem một tiết dạy mẫu của học sinh bậc tiểu học bị khuyết tật câm điếc. Nội dung, phương pháp, kiến thức, đối tượng... không thể giống nhau thì giáo viên học tập được gì để áp dụng? Một điều bất hợp lý nữa là không có sự thống nhất giữa người soạn sách và người soạn phân phối chương trình. Nội dung nào người viết cũng cho là quan trọng, cần tìm hiểu sâu sắc như một nhà nghiên cứu, trong khi thời lượng luôn bó buộc người dạy đến từng tiết một. Để hoàn thành số tiết dạy như phân phối chương trình, mỗi khi học sinh nghỉ lễ hay hoạt động ngoại khóa, giáo viên phải tìm mọi cách để dạy cho đủ bài, mà cách dễ nhất là dồn tiết chứ không thể bù vào thời gian khác được. Sự chủ động của người thầy không thể phát huy. Mong sao các nhà soạn sách, các cấp quản lý thật sự có những điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới. Tags: Giáo dụcSách giáo khoaNgành giáo dụcPhần Lan
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.