TTCT - Rồi cũng đã tới lúc phải bớt/giảm/ngưng giãn cách xã hội tùy nơi, tùy lúc, tùy tình hình cụ thể, tùy cả năng lực hiểu biết cùng khả năng ứng phó, chịu đựng của Nhà nước và người dân. Vấn đề sắp tới là những kịch bản biến thể và lây nhiễm của COVID-19. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là năng lực đánh giá tình hình từ góc độ kinh tế - xã hội để cho các chính sách “cứu hộ” của Nhà nước có thể đến được tay những người dân túng thiếu. Ảnh: harvard.edu Khoan nói tới những nghi vấn “vì sao không tới tay người dân?”, cũng đã có những vụ “tắc nghẹt” do định kiến cho rằng dân ở chung cư đã là “cao cấp” rồi, còn xin trợ giúp gì nữa, cho tới khi hiểu ra rằng ở chung cư cũng dăm bảy đường: có người làm chủ chục căn hộ cho thuê thì cũng có nửa tá người hoặc hơn... hùn thuê một căn và mấy tháng nay cũng đói. Kinh nghiệm đó, một vài phường ở quận 7 (TP.HCM), nơi tôi sống, nay đã vỡ lẽ. Thiệt ra, kiểu suy nghĩ theo định kiến này đã có ngay từ đầu dịch với những hô hào “ở nhà”, “ăn bớt ngon hơn một chút”, “không ra công viên tập thể dục” - những điều có thể đúng cho quận “7A” (mà bây giờ được đi đánh tennis, ra công viên...), nhà nhà kín cổng cao tường, song lại không đúng ở quận “7B”, càng sai bét ở quận “7C” hay “7D” trong những ngõ hẻm ngập nước với toàn dân ngụ cư, lao động nghèo... Tương tự là đề nghị xây tượng đài tôn vinh nhân viên y tế tuyến đầu thay vì đối xử sao cho đúng chính sách cùng một chút động viên họ. Càng chưa nói tới một suy nghĩ chung đến hai vạn con người phải bỏ mạng vì COVID-19. Thiết nghĩ, định làm gì với xã hội cũng cần từ những góc nhìn từ “hạ giới” thiết thực, gần gặn, chân tình.Nay cũng là lúc thực hiện ngay các chính sách đặc thù (phần ngân sách nhà nước đảm bảo) trong phòng chống dịch quy định tại điều 1 nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29-3-2020 của Chính phủ, đó là: “Các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện”. Khoan nói chuyện hơn 10 triệu con người đang vất vả chống chọi mỗi ngày, thiết tưởng phải thấy rằng cái đầu tàu mà hư thì phải được sửa, thay dầu nhớt, châm nhiên liệu... để còn kéo các toa khác!Do lẽ COVID sẽ còn dài, dưới dạng này hay dạng khác - nói cho ngay, tên gọi COVID-19 đã lỗi thời rồi, mỗi năm lại có nguy cơ thêm “tuổi”, hung hãn hơn, bạo tàn hơn, thâm độc hơn, loài người sẽ còn khốn đốn và còn tốn công tốn của để chống trả được nó mà giảm bớt thiệt hại. Biến thể Delta chưa lộ hết mặt, biến thể Mu đã xuất hiện với bao đe dọa khác.Cơ bản, việc chích ngừa nay có thể trở thành “tự động”, đến hẹn lại lên, chứ không còn “nhiệm ý” nữa (như với cúm mùa chẳng hạn). Sẽ không còn so đo xem vắc xin nào “bền” hơn vắc xin nào, và chuyện đi chích 1 - 2 mũi “nhắc” hằng năm, y như chích ngừa cúm thường, có thể thành điều thường lệ.Điều kiện mới này đòi hỏi các chính phủ lớn nhỏ phải có suy nghĩ hoàn toàn khác về thu chi ngân sách. Nhất định sẽ có bất trắc giảm thu, song lại phải chi cho dịch giã tai ương nhiều hơn, tức không còn có thể vung tay xài tiền như trước nữa! Muốn thế, các quốc hội sẽ chặt chẽ hơn nhiều trong việc phân bổ và giám sát ngân sách. Thế nào là phân bổ và giám sát ngân sách chặt chẽ hơn? Thì đã có chuyện nhãn tiền: Cả thế giới chưa có nước nào, kể cả những nước làm ra vắc xin và chiến đấu với dịch khốc liệt nhất, đòi dựng tượng đài “tuyến đầu” cả.Không siết lại chi tiêu, trong đó có chi tiêu cho xét nghiệm “tràng giang”, năm tới lấy tiền đâu mua vắc xin (vắc xin đi xin e là cũng có giới hạn của nó). Trong tinh thần đó, cũng mong rằng các nhà sản xuất vắc xin nội địa bình tĩnh cho ra lò những mẻ vắc xin “đâu ra đó” thì dân được nhờ.Rồi cái “bình thường mới” không chỉ trong “5K” mà còn phải là cả một cơ chế mới. Từ nhà nước lớn tới nhà nước nhỏ, từ chọn lựa cơ cấu và đào tạo lãnh đạo tương lai, phải có những người hiểu biết kỹ trị, biết nghe lời chuyên gia, biết quản trị con người, chứ không chỉ “chỉ đạo chung”, bởi lẽ quả đúng là “không lý nay mở mai đóng mãi”!Các doanh nghiệp cũng thế, rồi các trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất kinh doanh nữa... Hy vọng đây sẽ là một cuộc tự vấn và tự suy cho toàn xã hội. Tags: Tiết kiệmDịch bệnhNgân sáchCOVID-19Chống dịch lâu dài
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Chi tiết về giá điện sau khi tăng giá NGỌC AN 12/10/2024 Bộ Công Thương ban hành quyết định về giá bán điện, là cơ cấu biểu giá điện cho khách hàng sau khi EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,11 đồng.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng sử dụng điện thoại trong lớp tùy tiện VĨNH HÀ 12/10/2024 Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các nhà trường chấn chỉnh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ cho việc học tập.