TTCT - Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024 với số lượng vận động viên ít nhất trong 4 kỳ thế vận hội mùa hè gần đây, chỉ 16 người. Trong khi đó, đoàn thể thao Thái Lan dự giải với 53 VĐV, Indonesia cũng có 29 người, Malaysia có 26 người…Obiena có thể sẽ là VĐV duy nhất của Đông Nam Á đoạt được huy chương ở môn điền kinh. Ảnh: GETTY IMAGESKhông giống như SEA Games hay Asiad, những kỳ đại hội ngày càng bị pha loãng bởi chương trình thi đấu thay đổi liên tục, Olympic giữ nguyên kết cấu ổn định qua từng năm. Tại Paris 2024 chỉ có hơn 10.700 VĐV tham dự, ít hơn cả 4 kỳ Olympic trước đó (từ Bắc Kinh 2008 đến Tokyo 2020).Giấc mơ tìm Hoàng Xuân VinhTính tuyển chọn của Olympic vì thế chưa bao giờ suy giảm, dù phong trào thể thao ngày càng lan rộng đến mọi ngóc ngách toàn cầu. Số lượng VĐV dự giải vì thế phần nào cho thấy chất lượng của một nền thể thao. Những VĐV đủ chuẩn dự Olympic hiển nhiên cũng là những VĐV đẳng cấp thế giới.Nhìn từ góc độ đó, thể thao Việt Nam kém hơn Thái Lan, Indonesia, Malaysia và cả Singapore (23 VĐV), Philippines (22), khi chỉ có 16 suất tham dự Olympic Paris. Chưa kể 2 trong số đó là suất đặc cách, dành cho Trần Thị Nhi Yến (điền kinh) và Võ Thị Mỹ Tiên (bơi lội). Số lượng chỉ là một mặt, cả về chất lượng, đây có lẽ sẽ là kỳ Olympic ảm đạm nhất của Việt Nam trong 2 thập niên trở lại đây.Năm 2016, Hoàng Xuân Vinh tạo ra cột mốc lịch sử cho thể thao Việt Nam khi đoạt 1 HCV và 1 HCB tại Olympic Rio de Janeiro. Đó cũng là những tấm huy chương thứ tư và thứ năm của Việt Nam trong lịch sử tham dự Olympic. Danh sách bao gồm Trần Hiếu Ngân (HCB taekwondo tại Sydney 2000), Hoàng Anh Tuấn (HCB cử tạ tại Bắc Kinh 2008), Trần Lê Quốc Toàn (HCĐ cử tạ tại London 2012) và Hoàng Xuân Vinh.Thành tích tăng dần tạo ra cảm giác thể thao Việt Nam đang tiến bộ. Nhưng Tokyo 2020 là một gáo nước lạnh, khi cả 18 VĐV - dù mang theo không ít kỳ vọng, không thể giành về bất kỳ tấm huy chương nào. Đến Paris 2024, hy vọng thậm chí không còn.Vì đại dịch, Asiad Hàng Châu phải lùi đến tháng 9-2023, và trở thành thước đo rõ ràng nhất cho cơ hội của các VĐV khi hướng đến kỳ Olympic diễn ra sau đó gần 1 năm. Trong 16 VĐV Việt Nam dự Asiad năm ngoái, chỉ mình Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội) và Phạm Thị Huệ (chèo thuyền) là đoạt được huy chương. Cụ thể, Huy Hoàng có 2 tấm HCĐ nội dung 400m tự do và 800m tự do. Còn Phạm Thị Huệ giành HCĐ các nội dung chèo 4 người và 8 người.Buồn một nỗi, đây cũng là 2 môn thể thao mà khoảng cách châu lục và thế giới xa nhau vời vợi. Cả những người giành HCV Asiad khi bước ra Olympic thậm chí còn khó lọt vào chung kết, nói gì đến cơ hội đoạt huy chương.Tương tự là các môn judo, xe đạp, boxing, cử tạ… Nhóm VĐV đại diện cho các môn này là Hoàng Thị Tình, Nguyễn Thị Thật, Hà Thị Linh hay Trịnh Văn Vinh có tên tuổi ở khu vực, nhưng đều gặp khó khi cạnh tranh huy chương tầm châu lục. Tại Asiad Hàng Châu, Nguyễn Thị Thật về đích thứ tư nội dung xuất phát đồng hàng. Khi bước ra Olympic, thông số của Thật hầu như không đáng kể.Hy vọng huy chương lớn nhất của thể thao Việt Nam năm nay dồn lên vai Trịnh Thu Vinh, cô gái 24 tuổi đã giành vé đến Olympic nhờ lọt vào top 5 Giải vô địch bắn súng thế giới 2023. Nhưng ở Asiad Hàng Châu, Thu Vinh cũng không thể có huy chương. Tại Olympic, thách thức càng lớn hơn với sự góp mặt của các xạ thủ người Nga, vốn rất mạnh ở môn bắn súng nữ.Nhìn chung, hy vọng nơi Thu Vinh chủ yếu đến từ tính may rủi của môn bắn súng, được xem là môn thể thao có khả năng xuất hiện bất ngờ cao nhất. Tại Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh ban đầu cũng không được đánh giá cao, nhưng rồi đã khiến tất cả ngỡ ngàng với loạt đạn xuất thần ở chung kết.Ai cũng có VĐV đẳng cấp thế giớiTrong khi đó, hầu như các quốc gia còn lại trong khu vực đều đến Olympic với tham vọng và cơ sở rất rõ ràng. Đặc biệt là Thái Lan, vốn luôn sắm vai anh cả khu vực mỗi khi bước ra đấu trường số 1 thế giới. Xuyên suốt lịch sử, Thái Lan từng đoạt 10 HCV, 8 HCB và 17 HCĐ Olympic. Đến Paris 2024, lãnh đạo ngành thể thao nước này đặt mục tiêu giành 9 huy chương, trong đó có ít nhất 1 vàng. Đây là chỉ tiêu rất cao, nhưng không phải là ngoài tầm tay của xứ chùa vàng.Trong 53 VĐV Thái Lan đến Paris, nữ võ sĩ taekwondon Panipak Wongpattanakit từng đoạt HCV tại Tokyo 2020. Đồng đội của cô Banlung Tubtimdang cũng đang là á quân thế giới. Họ hoàn toàn đủ khả năng mang về thành tích cao nhất tại Olympic 2024. Thái Lan còn kỳ vọng làm nên bất ngờ ở các môn boxing, thuyền buồm và golf, vốn là các môn thế mạnh từng giúp Thái Lan đoạt đến 12 HCV ở Asiad.Trong khi đó, Indonesia có cơ sở vô cùng rõ ràng ở môn cầu lông, vốn từng mang về cho họ 8 HCV ở các kỳ Olympic trong quá khứ (cũng là toàn bộ số HCV Thế vận hội của nước này). Trên bảng xếp hạng câu lông thế giới hiện tại, các tay vợt Indonesia hiện diện đầy đủ ở top 10 mọi nội dung, từ đánh đơn đến đánh đôi.Ngoài cầu lông, Indonesia còn sở hữu VĐV đẳng cấp thế giới ở các môn chèo thuyền (La Memo, từng đoạt HCB Asiad 2022, HCV châu Á), bắn súng (Gustafian, HCV World Cup bắn súng), cử tạ (Irawan, 2 HCB Olympic) và cả nhóm VĐV leo núi thể thao.Cũng sở trường cầu lông như Indonesia là Malaysia, với Lee Zii Jia (hạng 7 thế giới) và nhiều tay vợt trong top 10 các nội dung đánh đôi. Ở Olympic Tokyo, Malaysia từng giành HCĐ nội dung đôi nam. Hy vọng huy chương của Malaysia còn gửi gắm ở huyền thoại xe đạp Azizulhasni bin Awang, người từng 2 lần đoạt huy chương Olympic, và nhóm VĐV nhảy cầu, môn thể thao Malaysia đã đạt đến trình độ thế giới.Nói đến thể thao mũi nhọn, Philippines là trường hợp đặc biệt nhất của Đông Nam Á. Dù chỉ là một nền thể thao nhỏ, nhưng đảo quốc này lại đặc biệt mạnh ở một số môn như boxing, bóng rổ, và đặc biệt có ngôi sao EJ Obiena ở môn điền kinh. VĐV nhảy sào 28 tuổi này "vô đối" ở cấp độ châu lục và từng đoạt HCB thế giới năm 2023. Ở Paris 2024, Obiena gần như là VĐV Đông Nam Á duy nhất có cơ hội tranh huy chương ở các nội dung điền kinh - môn thể thao cơ bản nhất của phong trào Olympic.Thể thao luôn sẵn sàng cho những bất ngờ. Nhưng đây có thể sẽ là kỳ Olympic tẻ nhạt nhất của Việt Nam, trong khi những nền thể thao khu vực lại háo hức hướng đến cuộc cạnh tranh tầm cỡ quốc tế.■ VĐV VIệt Nam đầu tiên xuất trận ở Olympic là nữ cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt, với vòng loại nội dung cung một dây diễn ra chiều 25-7. Sau đó, lần lượt Hoàng Thị Tình (judo), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Phạm Thị Huệ (rowing), Trịnh Thu Vinh (bắn súng) và Hà Thị Linh, Võ Thị Kim Ánh (boxing) thi đấu vào ngày 27-7. Đây cũng là ngày sôi động nhất của thể thao Việt Nam tại Olympic.Dù vậy, căn cứ trên các thông số đến Olympic, sẽ rất khó để các VĐV Việt Nam tìm kiếm được một trận thắng hoặc lọt vào đến chung kết. Tags: Olympic 2024Thể thaoThể thao Đông Nam ÁHcvHoàng xuân vinh
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
'Những câu chuyện về tình người trong bão lũ trên Tuổi Trẻ sẽ đi vào trang giáo án của tôi' TRẦN TUẤN ANH (TRƯỜNG THCS COLETTE TP.HCM) 13/09/2024 Cứu trợ đồng bào bị bão lũ mà xếp hàng chờ tới lượt. Đó là tư liệu phong phú để trang giáo án của tôi tới đây thêm những bài học về tình người.
Người thoát nạn trong vụ sạt lở Làng Nủ: Mọi thứ quá nhanh, chỉ trong vài phút, cả làng bị sập hết THÀNH CHUNG 13/09/2024 "Tôi chạy vội hô cả làng ở, sập đồi, chết hết rồi nhưng mọi thứ quá nhanh, chỉ trong vài phút, cả làng bị sập hết cả", ông Hoàng Văn Tiện nhớ lại.
Đang dọn dẹp bến phà, chuẩn bị lắp cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập DƯƠNG LIỄU 13/09/2024 Sáng 13-9, khu vực bến phà tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, lực lượng chức năng đang dọn dẹp bến phà, sẵn sàng lắp đặt cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập ngày 9-9.
Xuyên đêm 'check var' sao kê, dân mạng cười xỉu NGUYỄN HOÀNG TUẤN 13/09/2024 Đêm 12-9, sau khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đăng tải hơn 12.000 trang sao kê, dân mạng đã dành cả đêm check var người nổi tiếng, bạn bè…