“Gà tự nhiên” hay hơn “gà chọi”

HUY ĐĂNG 23/09/2021 17:00 GMT+7

TTCT - Bóng đá trẻ của Úc khi gặp Việt Nam cũng có khi thua, nhưng lên tầm đội tuyển thì họ qua mặt chúng ta; và những tay vợt tuổi teen ở trận chung kết đơn nữ Giải quần vợt Mỹ mở rộng đã gợi lên nhiều tò mò về hệ thống đào tạo trẻ của các nền thể thao tiên tiến...

Trong phòng thay đồ của học viện đào tạo trẻ thuộc CLB Sydney FC treo một tấm bả̉ng với dòng chữ to tướng “không nói về World Cup”. 

Nếu là ở̉ Trung Quốc, chúng ta sẽ nhìn thấy những khẩu hiệu đại loại như “giấc mơ World Cup”, hay “vô địch thế giới”. Nhưng Úc là một môi trường bóng đá rất đặc biệt.

Raducanu (phải) và Fernandez khiến làng quần vợt ngỡ ngàng khi lọt vào chung kết Mỹ mở rộng. Ảnh: AFP

 

Đóng cửa “lò luyện gà chọi”

Năm 2017, một năm trước World Cup 2018, Liên đoàn Bóng đá Úc (FFA) quyết định đóng cử̉a trung tâm đào tạo bóng đá “Centre of Excellence” (COE). 

Thành lập vào năm 1981, nơi đây được xem là cái nôi củ̉a bóng đá trẻ̉ nước Úc, vận hành với kinh phí khoả̉ng 1 triệu USD/năm, do Ủy ban Đầu tư thể̉ thao Úc tài trợ. 

Hằng năm, trung tâm này nhận vào khoả̉ng 20 cầu thủ̉ trẻ̉ trong độ tuổ̉i 15 - 17, huấn luyện họ bằng công nghệ đào tạo chuẩ̉n châu Âu trong thời gian 1 - 2 năm, trước khi trả̉ về cho các CLB.

Đã có nhiều tên tuổi hàng đầu củ̉a bóng đá Úc xuất thân từ COE, như Marco Bresciano, Brett Emerton, Luke Wilkshire... 

COE rõ ràng là một ý tưở̉ng không tệ, nó giúp các cầu thủ trẻ̉ tiềm năng của Úc hoàn thiện bả̉n thân trong bối cảnh nền bóng đá nước này “một mình một cõi” ở̉ châu Đại Dương, ít điều kiện để̉ cọ xát với các nền bóng đá khác (đến năm 2006, Úc mới gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á AFC).

Vì sao FFA quyết định đóng cửa COE? Câu trả̉ lời nằm ở̉ mả̉ng bóng đá cộng đồng. FFA cho biết họ đóng cử̉a “lò luyện gà” này vì muốn giao phó hoàn toàn nền bóng đá cho hệ thống bóng đá cộng đồng đồ sộ, mà các trường học, lò đào tạo trẻ củ̉a các CLB lớn, cho đến cả những CLB nghiệp dư là trọng tâm. 

Đã có nhiều tranh cãi quanh việc đóng cửa COE, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng trung tâm đào tạo kiểu này chỉ̉ nên tồn tại khi bóng đá Úc thiếu thốn cơ hội cọ xát với làng túc cầu thế giới. Còn bây giờ thì không.

Không có chuyển nhượng

Còn nhiều điểm kỳ lạ khác với bóng đá Úc. Giải vô địch quốc gia của họ A-League có 12 đội và không có lên xuống hạng. 

Nhưng National Premier Leagues, tương đương hạng nhất, là một hệ thống các giải đấu có đến... 101 đội tham dự, chia làm 12 giải vô địch bang khác nhau. Tương tự, hạng nhì có 113 đội. Từ hạng ba trở xuống là hệ thống bóng đá bán chuyên và nghiệp dư, với khoảng 40 giải đấu và hàng trăm đội nữa.

Các CLB ở A-League không phải lo lắng về việc lên xuống hạng, và cũng chẳng chút bận tâm về thị trường chuyển nhượng cầu thủ. 

Đơn giản vì việc chuyển nhượng gần như bị cấm ở Úc với quy tắc “7.000 AUD”, số tiền tối đa mà một CLB ở các hạng đấu thấp hơn có thể nhận được từ việc chuyển nhượng cầu thủ trong nước. 

Tất nhiên, không cầu thủ nào ở A-League rẻ mạt đến thế, nên việc mua bán cầu thủ chỉ diễn ra ở các giải hạng Nhất trở xuống. Còn ở A-League, các cầu thủ đơn giản chờ mãn hạn hợp đồng để chuyển đến một CLB khác.

A-League trở thành giải đấu độc nhất vô nhị ở châu Á với quy tắc này. Lý do A-League cấm mua bán cầu thủ cũng giống việc FFA bãi bỏ COE. 

Họ không muốn để nền bóng đá sa đà vào xu hướng thương mại hóa. Bóng đá Úc tập trung vào nền tảng cộng đồng, và ở phương diện này, họ là một trong những quốc gia hàng đầu. 

Hãng tin ABC cho biết có khoảng 1,16 triệu người Úc chơi bóng đá, trong đó nửa triệu có đăng ký với một CLB thi đấu hẳn hòi ở các giải nghiệp dư.

Khi VN gặp Úc ở vòng loại World Cup, truyền thông phát hiện ra rằng từ thế hệ U19 Úc từng gặp VN cách đây 7 năm, đến lúc này chỉ còn đúng một cầu thủ trụ lại được ở đội tuyển quốc gia - tiền đạo Awer Mabil. 

Vậy những cầu thủ còn lại đã đi đâu? Họ vẫn chơi bóng chuyên nghiệp, và đa phần ở A-League, nhưng không đủ giỏi để cạnh tranh với các đồng nghiệp, vì giỏi nhất ở độ tuổi đó không có nghĩa là sẽ giỏi mãi.

Việc FFA đóng cửa COE đã chấm dứt luôn chính sách đào tạo tập trung cho một số cầu thủ tiềm năng của bóng đá Úc. Với cách hoạt động hiện tại, bóng đá Úc ít thấy những ngôi sao tầm cỡ thế giới hơn, nhưng hệ thống bóng đá cộng đồng cực kỳ phát triển vẫn giúp đội tuyển quốc gia có nhiều lựa chọn.

Nhiều nền bóng đá hàng đầu thế giới có nguyên tắc vận hành giống với Úc. Năm 2014, Đức vô địch U19 châu Âu, nhưng trong lứa cầu thủ đó, chỉ mình Joshua Kimmich trở thành tuyển thủ quốc gia. 

Trước đó nữa, lứa cầu thủ Đức vô địch U19 châu Âu năm 2008 không một ai được dự World Cup 2014, giải đấu mà họ đăng quang.

Kỳ tích của những cô gái tuổi teen

Mô hình bóng đá học đường và cộng đồng của Úc là quen thuộc ở các nền thể thao phát triển. 

Trải qua nhiều kỳ Olympic gần đây, hàng loạt câu chuyện về những nhà toán học, sinh viên, bác sĩ... giành huy chương đã chứng minh rằng không nhất thiết phải được đào tạo chuyên nghiệp từ nhỏ để vươn đến đỉnh cao.

Hai cô gái tuổi teen Emma Raducanu và Leylah Fernandez làm dậy sóng giải quần vợt Mỹ hồi tuần trước là những bằng chứng nữa. 

Cả hai đều sinh trưởng trong những gia đình nhập cư ở phương Tây. Nhà vô địch Raducanu có cha người Romania, mẹ người Trung Quốc, sinh ra ở Canada nhưng sống ở Anh, còn á quân Fernandez có cha là người Ecuador di cư sang Canada.

Raducanu là một sản phẩm thể thao học đường đúng nghĩa. Cô được gia đình gửi đến Bromley Center, một trung tâm quần vợt địa phương, từ nhỏ, nhưng sau đó chuyển sang tập luyện ở Trường trung học Newstead Wood. 

Tại Newstead Wood, Raducanu không chỉ tập trung vào quần vợt, cô còn tập đánh golf, đua motor, khiêu vũ thể thao, múa ballet, và được cả điểm A+ môn toán trong kỳ thi tốt nghiệp. 

Cô mới xác định theo đường quần vợt chuyên nghiệp hai năm trước. Khi vô địch Mỹ mở rộng, HLV của Raducanu là người đã dẫn dắt cô từ năm 11 tuổi.

Fernandez thậm chí bị đánh giá thấp thời còn là một tay vợt trẻ. Năm 10 tuổi, cô bị loại khỏi chương trình đào tạo quần vợt của thành phố Quebec. 

Thấy con mình ấm ức, cha cô, ông Jorge Fernandez, vốn là một cầu thủ bóng đá, đã tự mày mò để huấn luyện con gái theo đường quần vợt chuyên nghiệp. 

Chẳng ai ngờ, một cựu cầu thủ bóng đá lại trở thành HLV của á quân Mỹ mở rộng. Cho đến trận chung kết đơn nữ tuần rồi, ông Jorge vẫn phụ trách đội ngũ HLV của Fernandez.

Đội tuyển bóng đá Úc, hay những tài năng quần vợt trẻ trung như Raducanu và Fernandez đặt ra câu hỏi có nhất thiết phải xây dựng những lò luyện nhân tài tối tân, hay chương trình đào tạo khắc nghiệt để giành vé dự World Cup hay vô địch những giải đấu hàng đầu?

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận