TTCT- Phương pháp MTT mở ra hi vọng cho các bệnh nhân mắc những căn bệnh liên quan đến xương khớp mà lâu nay việc chữa trị thông thường chưa giải quyết được. Điều trị theo phương pháp MTT tại Viện Vật lý y sinh -Huy Đăng Ông Brian Stupar, một công dân Mỹ hiện đang giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, mắc chứng đau thắt lưng từ năm 2012. Theo ông Brian, ông thường cảm thấy đau buốt từ vùng thắt lưng xuống vùng mông, đùi và tê cả các ngón chân. “Tôi đã gặp bác sĩ và trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau, từ uống thuốc đến tập yoga nhưng các triệu chứng đau của tôi cũng chỉ giảm được chút ít” - ông Brian cho biết. Thậm chí, sau một thời gian dài vật lộn với cơn đau, ông Brian đã quyết định đi phẫu thuật cột sống nhưng rồi tình trạng của ông sau đó vẫn chưa được cải thiện như mong muốn. Theo bác sĩ Võ Châu Duyên - trưởng đơn vị y học thể thao Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, có nhiều nguyên nhân gây đau lưng như co thắt cơ cạnh sống, vôi hóa dây chằng, thoái hóa thân sống và mất nước đĩa đệm trong bệnh lý thoái hóa cột sống hoặc có thể do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. “Chỉ định mổ cột sống thắt lưng khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm hoặc do nguyên nhân cơ học khác gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh, và triệu chứng đau của bệnh nhân phù hợp với mức độ chèn ép. Cần phải thăm khám để đánh giá chính xác nguyên nhân gây đau để tránh trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện sau mổ” - bác sĩ Duyên nói. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần trải qua quá trình tập phục hồi chức năng, đồng thời phải có một số thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày như không khiêng nặng, không ngồi lâu, không thực hiện những tư thế cúi người... “Nếu không thực hiện tốt những điều này bệnh nhân có thể đau trở lại sớm do ảnh hưởng thêm ở vùng đã mổ hoặc thoát vị đĩa đệm tiếp tục ở các đốt sống lân cận. Nói chung, phẫu thuật không phải là tất cả” - bác sĩ Duyên nhận định. Ông Brian đến Viện Vật lý y sinh học tìm kiếm một phương án điều trị mới. Bác sĩ Nguyễn Quý Hoàng chia sẻ: “Chúng tôi đã điều trị sơ bộ cho ông Brian và hiện đang đưa ra chương trình tập luyện trong phòng tập MTT thích hợp cho bệnh nhân. Ngoài những cơn đau, ông Brian còn có những vấn đề liên quan đến tâm lý”. Một số trường hợp điều trị theo phương pháp MTT cho dấu hiệu tích cực có thể là tin vui cho ông Brian. Điển hình như trường hợp TS Trần Hy Bình, trưởng phòng lý sinh ở Viện Vật lý y sinh học, bị thoát vị đĩa đệm từ suốt hơn 20 năm qua. Ông Bình cũng nhiều lần trải qua các đợt điều trị nhưng đến nay vẫn còn vật lộn với các căn bệnh này. Theo ông Bình, các lần điều trị trước chỉ khỏi cơn đau nhưng không thực sự dứt hẳn được. Rồi ông Bình bắt đầu điều trị theo phương pháp của các bác sĩ ở Viện Vật lý y sinh học từ năm ngoái, với thời lượng tập luyện khoảng 3 buổi/tuần trong phòng tập MTT. Ông Bình chia sẻ: “Từ đó đến nay tôi chưa bị đau lại. Thật ra, thời gian chừng đó chưa đủ để đánh giá về kết quả, nhưng phương thức điều trị tạo ra hiệu ứng tốt về tâm lý cho tôi. Trước đây mỗi lần bị đau xong, tôi gần như không dám hoạt động gì cả vì sợ không biết phải hoạt động như thế nào cho đúng tư thế, đến mức không dám chơi bóng bàn nữa. Tập thể dục cũng phải rất thận trọng vì sợ lại vận động sai tư thế”. Phương thức điều trị MTT này có thể hiểu nôm na giống như đi tập trong các phòng tập thể hình nhưng với MTT có đầy đủ các chỉ dẫn cặn kẽ tập thế nào cho đúng, khi nào nên dừng và theo dõi tình hình hồi phục của cơ thể. Đặc biệt, việc tập luyện được hướng dẫn trực tiếp bởi các bác sĩ dựa trên các thông số kiểm tra, chỉ số lâm sàng... “Tôi nghĩ đây là phương pháp luyện tập khoa học, giúp bệnh nhân nắm rõ tình trạng hồi phục của mình chứ không chỉ phó thác hoàn toàn vào bác sĩ” - TS Bình đánh giá.■ Bác sĩ Lê Đức Thịnh của Bệnh viện 175, người đang theo học khóa hướng dẫn do ông Klauss phụ trách, nhận xét: “MTT không phải là một thay đổi mà là một bước tiến so với vật lý trị liệu truyền thống. Vật lý trị liệu truyền thống trước giờ tập trung vào mảng điều trị đau, điều trị liệt, trong khi MTT có thể giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. MTT là hậu kỳ của phương pháp vật lý trị liệu truyền thống. Tôi nghĩ nhu cầu điều trị theo MTT sẽ rất lớn tại bệnh viện của tôi nói riêng, đặc biệt là những người có công tác chuyên biệt hóa như vận động viên, quân nhân, cảnh sát... MTT sẽ giúp phục hồi khả năng của họ tốt nhất có thể. Chúng tôi sẽ chính thức triển khai phòng tập MTT trong thời gian tới”. Tags: Thể thao trị liệuThể thao chữa trịThể thao phục hồi
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ nhận quyết định nghỉ hưu trước tuổi TIẾN LONG 03/07/2025 Bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XV - nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân sau 36 năm công tác, gắn bó với TP.HCM.
Người dân phản ánh nộp tiền sử dụng đất cao, Cục Quản lý đất đai nói gì? QUANG THẾ 03/07/2025 Lãnh đạo Cục Quản lý đất đai cho biết việc thu tiền chuyển quyền sử dụng đất đang áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có trao đổi với Bộ Tài chính về giá đất.
Thứ trưởng Bộ Công an: Không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ đã có dữ liệu NGUYỄN HOÀNG 03/07/2025 Kiểm tra công tác đảm bảo dịch vụ công tại Khánh Hòa, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long lưu ý các đơn vị liên quan không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ đã có dữ liệu.
Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ? DUY LINH 03/07/2025 Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.