TTCT - Năm 2020 là năm báo chí Mỹ “bỏ bóng đá người”, tức ngó lơ chuyện chính, chăm chăm tô đậm chuyện phụ một cách rất đáng buồn cho nghề báo. Tranh: Gina BaeVí dụ gần nhất là chuyện tờ Wall Street Journalhôm 11-12 đăng một bài dạng ý kiến, trong đó tác giả đem bà Jill Biden, vợ của tổng thống đắc cử Joe Biden, ra mỉa mai, rằng vì bà là tiến sĩ giáo dục chứ không phải là bác sĩ y khoa nên hãy bỏ cách xưng hô “Dr. Jill” đi.Trong tiếng Anh, “doctor” là bác sĩ, mà “doctor” cũng có thể là tiến sĩ. Người bình thường nghe xưng “doctor” đa phần sẽ nhầm đây là một bác sĩ y khoa nên đã từng có những tình huống dở khóc dở cười rất lạ. Giả thử trên chuyến bay có người bị ngất, cần tìm “doctor” để giúp đỡ thì tiến sĩ khảo cổ học không dám giơ tay.Có người không muốn dùng từ “doctor” cũng không muốn in danh thiếp ghi kèm từ Ph. D sau tên, nhưng cũng có người có bằng tiến sĩ xưng tên rất đầy đủ, tôi là “Dr. B”; tự xưng mà đã vậy huống chi có ai đó giới thiệu, lỡ quên dùng “Dr.” là họ phật ý lắm.Nếu lấy chuyện này ra bàn để từ đó đưa ra lời khuyên các tiến sĩ có nên tự xưng là “doctor” hay không sẽ là một đề tài nghiêm túc, hữu ích và thu hút sự chú ý theo hướng tích cực. Thế nhưng, Wall Street Journal lại bị các báo đồng nghiệp chê trách là đăng chi một bài lãng nhách.Đáng nói ở chỗ tác giả bài viết Joseph Epstein là một giảng viên đại học, từng dạy ở Đại học Northwestern hơn 30 năm nhưng không có bằng tiến sĩ gì cả; ông này khoe chỉ có bằng cử nhân từ xa, lấy khi đang ở trong quân đội. Ông này ỷ mình đã lớn tuổi, năm nay đã 83 tuổi, nên gọi bà Jill (69 tuổi) là “nhóc” (kiddo) và khuyên bà nên bỏ cách tự xưng “Dr” đi vì “nghe thấy giả dối, chưa nói là hơi khôi hài”.Nói chung, năm 2020 là năm báo chí Mỹ “bỏ bóng đá người”, tức ngó lơ chuyện chính, chăm chăm tô đậm chuyện phụ một cách rất đáng buồn cho nghề báo. Tờ Wall Street Journal rõ ràng không quan tâm đến chuyện tiến sĩ có nên xưng “doctor” hay không mà chỉ muốn có bài về vợ chồng Biden, thế nên bài của Epstein thuộc loại “bỏ bóng đá người” bởi “người” ở đây là một đệ nhất phu nhân trong tương lai.Các tờ báo trong năm qua chỉ chăm chăm tấn công Tổng thống Trump dưới mọi ngóc ngách mà bỏ quên các vấn đề lớn hơn nhiều như chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông chuyển hướng rất mạnh mẽ, mở đường cho Israel bình thường hóa quan hệ ngoại giao với một loạt nước thù địch trước đây. Cuối nhiệm kỳ của ông Trump có một chính sách rất quan trọng nhằm giảm giá thuốc quá cao ở nước này như chỉ cho Medicare trả giá thuốc bác sĩ kê đơn bằng giá thấp nhất ở các nước phát triển khác. Các báo lớn hầu như phớt lờ đề tài này hay đưa tin qua loa mà không đi sâu phân tích tác động của nó.“Bỏ bóng đá người” thực chất là một cuộc chiến văn hóa khi mọi người từ chỗ muốn kiểm soát quyền lực chính trị nhảy sang muốn kiểm soát luôn quyền lực văn hóa; báo chí cánh tả muốn hạn chế quyền lực của cánh hữu đã đành, họ còn muốn “tẩy chay” quan điểm văn hóa của giới bảo thủ. Từ đó mới có chuyện áp đặt quan điểm của mình lên người khác, buộc họ phải suy nghĩ y như mình, ai chệch hướng là bị “cancel” (xóa sổ) ngay, nhất là với các đề tài nhạy cảm như đồng tính, chuyển giới, phân biệt màu da.Cách đây không lâu, tờ Washington Post đã đăng một ý kiến rất chân thật của một nhà báo, bà Margaret Sullivan, đặt câu hỏi vai trò của nhà báo phải như thế nào trong bối cảnh một nước Mỹ chia rẽ. Bà viết nếu độc giả bảo hãy tường thuật dữ kiện thô, đừng đưa kiến giải của nhà báo vào, đừng đứng về bên nào cả, bà sẽ trả lời đó là ý kiến nghe qua rất hay ho nhưng không thể khả thi, đặc biệt là hiện nay. Bà thừa nhận “ý tưởng trình bày mọi quan điểm ngang bằng như nhau là phi lý và đôi lúc là sai lầm”.Rất may, độc giả là người “cứu rỗi” nhà báo. Phần nhận xét của họ bên dưới các bài báo gây tranh cãi thường sáng suốt, trúng đích và gợi mở rất nhiều vấn đề quan trọng. Như bên dưới bài viết của Epstein có người nhận xét: Wall Street Journal phải thấy xấu hổ khi để cho một người sử dụng cách tấn công cá nhân thay vì đặt vấn đề chung, nên hay không nên dùng danh xưng “doctor” cho tiến sĩ. Một người khác kể, cha của bà, một tiến sĩ toán học, dứt khoát bắt mẹ bà in lại thiệp cưới cho bà chỉ vì thiệp cũ dùng danh xưng Dr. trước tên của cha bà.Trang Axios có một nhận xét rất đáng chú ý khi cố gắng lý giải vì sao báo chí Mỹ hầu như không hiểu gì về thực tế nước Mỹ nằm ngoài các thành phố lớn, nơi hầu hết các nhà báo đang sinh sống. Họ cho rằng nhà báo nhìn đời qua lăng kính Twitter nên hiện thực bị bóp méo, nhãn quan bị trói chặt vào cái bẫy tưởng ai ai cũng suy nghĩ như dòng chảy chủ đạo trên Twitter. Ngược lại, giới bảo thủ nhìn đời qua lăng kính Facebook nên hiện thực cũng bị bóp méo, dù không phải mọi thông tin là tin giả nhưng dòng tin giả là tràn ngập. Câu chuyện tranh cãi quanh danh xưng “doctor” là một minh họa rõ nét cho cái hiện thực năm 2020 bị méo mó từ nhiều lăng kính như thế. ■ Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Nhìn lại 2020 Tiếp theo Tags: Tiến sĩBác sĩNgười mơ mộngTƯ BỜ LAU
Ông Lý Hiển Long chuyển giao quyền lực, mong thế hệ kế tiếp phải trọng dụng người tài DUY LINH 24/11/2024 Chia sẻ ý định đề cử Thủ tướng Lawrence Wong làm người kế nhiệm, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh điều này sẽ hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ tư của Singapore.
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường A LỘC 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Thông điệp '4 không' từ tên lửa Oreshnik của Nga LỤC MINH TUẤN 24/11/2024 Cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik của Nga đã truyền tải chuỗi thông điệp răn đe mới đến toàn thể Liên minh châu Âu (EU).
Trình Chính phủ dự án vành đai 4 TP.HCM, mở kỷ nguyên mới từ con đường lớn nhất Đông Nam Bộ ĐỨC PHÚ 24/11/2024 Ngày 23-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.