TTCT - Nghệ thuật phát triển vì cộng đồng là một thuật ngữ mới toanh mà người đầu tiên đưa nó đến VN - đạo diễn trẻ Phan Ý Ly - đã tốn khá nhiều năng lượng để giải thích. Được đặt trên nền tảng cộng đồng, nó có thể xuất phát từ bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, và đặc điểm của nó chính là sự tương tác và đối thoại với cộng đồng. Dưới đây là cuộc trao đổi thú vị giữa TTCT với nhân vật này... Phóng toTTCT - Nghệ thuật phát triển vì cộng đồng là một thuật ngữ mới toanh mà người đầu tiên đưa nó đến VN - đạo diễn trẻ Phan Ý Ly - đã tốn khá nhiều năng lượng để giải thích. Được đặt trên nền tảng cộng đồng, nó có thể xuất phát từ bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, và đặc điểm của nó chính là sự tương tác và đối thoại với cộng đồng. Dưới đây là cuộc trao đổi thú vị giữa TTCT với nhân vật này... “Thảo nguyên xanh tươi” Dự án “Cuộc đời tôi - cách nhìn của tôi” là dự án nghệ thuật cộng đồng đầu tiên của Phan Ý Ly. Ly khi ấy vác bụng bầu đến khu vực bãi giữa sông Hồng, nơi 19 hộ gia đình sống trên thuyền và neo thân bằng đủ mọi việc. Chị tổ chức những buổi trò chuyện và chia sẻ, sau đó mới trao những chiếc máy quay cho bảy đứa trẻ để chúng tự bộc lộ về cuộc sống của mình. Với dự án này, chị đã đạt được “giải đúp” của Ngân hàng Thế giới trong Ngày sáng tạo Việt Nam. Nhiều người sau khi xem xong bộ phim tài liệu Thảo nguyên xanh tươi, sản phẩm của dự án, đã phải thốt lên: “Bình thường chẳng mấy khi tôi thiện cảm với những người dân như thế, nhưng bây giờ phải suy nghĩ lại. Bên dưới vẻ bề ngoài xù xì, gai góc họ lại có những ước mơ thật tươi sáng!”. * Để mọi người hiểu rõ hơn về công việc của mình, trong entry mới nhất trên blog chị có dịch định nghĩa về nghệ thuật phát triển vì cộng đồng là nhằm mục đích đến với những cộng đồng người yếu thế. Họ có thể là người nghèo, người bị HIV/AIDS, người dân tộc thiểu số, người đồng tính, nhưng cũng có thể là nhân viên văn phòng bị sếp đe nạt, là học sinh không được thầy giáo yêu quí, là đứa con bị cha mẹ hắt hủi... - Từ “yếu thế” ở đây không chỉ bó hẹp như bạn nghĩ. Tôi cũng có thể ở vị trí yếu thế, nếu như sếp của tôi luôn dùng quyền lực đè nén không cho tôi nói. Mục đích đến với những người yếu thế là để họ có thể nói ra được cái ở trong họ, ví dụ như: “Không phải lúc nào tôi cũng hài lòng và sung sướng với quyết định của ông/bà”. Nói ra được như vậy là cả một sự thay đổi. Phóng to ... hướng dẫn các em bé ở bãi sông Hồng cách quay phim... * Chị được đào tạo bài bản ở Anh và có những cọ xát thực tế rất mạnh mẽ ở “xóm liều” Kibera thuộc Kenya (châu Phi), nơi nạn thất học, bạo lực, ma túy, HIV/AIDS diễn ra nhan nhản. Nhưng châu Phi không giống VN. Với dự án giao máy quay cho bảy đứa trẻ ở bãi sông Hồng, liệu nó có sức lan tỏa rộng đến những trẻ đói nghèo và thất học khác ngoài phạm vi dự án không? - Mục tiêu của dự án không phải là dạy các em biết cách cầm máy quay, mà là để những người như các em được nói về cuộc sống của mình. Trong cộng đồng nhỏ sống trên thuyền giữa bãi sông Hồng chỉ có 19 hộ, trong 19 hộ đó cũng chỉ có bảy em. Nhưng câu chuyện của bảy em là câu chuyện của 19 hộ. Và câu chuyện của 19 hộ đó đại diện cho một cuộc sống bấp bênh trên thuyền, trên sông không có giấy tờ hợp pháp. * Cách trao máy quay cho người dân để họ quay về cuộc sống của mình như trong dự án “Cuộc đời tôi - cách nhìn của tôi” không phải mới. Ở châu Âu từng có thử nghiệm: đưa máy quay cho những người sắp chết. Có người sắp chết vì HIV, có người bệnh ung thư, người già yếu... Những người này sẽ tự quay lại cuộc sống cuối cùng của mình. Đó mới là một thử nghiệm tâm lý học thật sự gai góc... - Không phải sản phẩm nào cũng thật sự hiệu quả và đúng tiêu chí vì người dân. Đơn cử bộ phim đoạt giải Oscar Born into brothel (Sinh ra trong nhà chứa). Giới điện ảnh đánh giá nó rất cao, nhưng giới chuyên môn về ngành của tôi lại coi đó là một sự sỉ nhục. Có hai cách đánh giá: Sử dụng người dân để dự án của mình thú vị hơn hay là dự án phải vì người dân? Người dân là chất liệu hay là đích đến? Nó khác nhau ở chỗ đấy. Chúng tôi luôn lấy quá trình chứ không phải sản phẩm là tiêu chí. * Nó có giống một liệu pháp chữa bệnh của ngành tâm lý học? - Đúng thế. Nó gần với tâm lý học nhiều hơn là nghệ thuật. Những hình thức nghệ thuật như sắp đặt, video art không liên quan đến phát triển xã hội, trong khi dự án của chúng tôi là một dự án về xã hội hiệu quả. * Những thước phim tài liệu Thảo nguyên xanh tươi rất thật và đẹp. Chúng là ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt? - Ngay từ đầu khi thực hiện dự án, tôi đã muốn phim không những thật mà phải đẹp. Tôi không muốn nó giống như cách làm của một tổ chức phi chính phủ đi tuyên truyền về bao cao su bằng cách đeo nó vào một quả chuối trước mặt mọi người. Cách đấy có thể hiệu quả nhưng không đẹp. Tôi nghĩ cái đẹp cũng góp phần đánh thức cảm xúc và lương tâm khán giả. Phóng to ... và hướng dẫn các học viên trong lớp “Cuồng”“Điên” và “Cuồng” Sau khi sinh một cậu con trai lai Pháp - Việt kháu khỉnh, Phan Ý Ly tạm lắng sự bận rộn của mình để làm thiên chức người mẹ. Nhưng trạng thái tĩnh đó không kéo dài được quá lâu. 14 ngày sau khi sinh bé, Ý Ly đã tót đi nhảy salsa. Thời gian gần đây, chị tiến hành một dự án nhỏ về nghệ thuật cộng đồng, nhưng đổi vai trò đạo diễn thành cô giáo. Hai khóa học mang tên “Điên” và “Cuồng” có vẻ rất kích thích những ai muốn khám phá bản thân. Mỗi khóa học chỉ xấp xỉ 10 học viên. Đa số xuất thân từ nhà báo, luật sư, kiến trúc sư, người làm công tác văn hóa... Họ bỏ ra 400.000 đồng cho bốn buổi học chỉ để thả lỏng đầu óc và cơ thể mà vẫn còn... muốn học thêm nữa. * Vì sao là “Cuồng”, và vì sao là “Điên”? Chị muốn gửi gắm điều gì qua hai cái tên rất “gợi” đó? - “Cuồng” và “Điên” là tên gọi tắt tôi muốn mọi người có hứng để học, còn tên “tử tế” của nó, với “Điên” là creative living (sống sáng tạo, cảm nhận sự đa chiều của cuộc sống) và “Cuồng” là creative movement (sự khám phá các chuyển động). Để khẳng định về tinh thần của lớp học, tôi chọn từ “Điên” và “Cuồng”. “Điên” nghĩa là anh không chú tâm đến cái đúng cái sai, không có chuẩn mực nữa. Còn “Cuồng” đơn giản là bạn muốn chuyển động, nhưng không muốn đi theo nhịp hay qui ước nhất định. Cứ chuyển động đi, đó là “Cuồng”. Thế thôi! * Cách chị hướng dẫn mọi người thực hành như tựa lưng vào nhau và di chuyển sao cho lúc nào cũng có một điểm tiếp xúc, hay một người chuyển động làm chuẩn những người khác chuyển động theo bằng sự nhạy cảm... là cách chị nghĩ ra hay từng được học? - Đó là những kỹ năng tôi học được ở Anh. Nhưng những thứ mang tính truyền đạt là do sự sáng tạo của mình. Ví dụ như trò chơi viết tên bằng bộ phận cơ thể. Kỹ thuật đó có yêu cầu duy nhất là sự tự do về tinh thần. Bài tập đó sử dụng cho công nhân viên chức hoặc những người chưa bao giờ dám múa. Đơn giản là tôi giải phóng họ. * Mục đích những khóa học này là gì? - Khi tôi làm việc với những cộng đồng (tạm gọi) ở vị trí yếu thế, rất nhiều người quan sát và nhiều người biết đến. Họ đã nói: tại sao phải là những đối tượng như thế này mới được học, trong khi những người bình thường vẫn có thể thoải mái và vui vẻ trong những lớp như thế này? Chính vì lý do đó tôi quyết định mở lớp để mọi người được thử. * Phải chăng những động tác mà chị hướng cho học viên luyện tập, cùng với tiếng nhạc êm ái là một dạng biến thể của “thiền động” được đơn giản hóa nhằm phục vụ nhu cầu được thăng bằng và giải tỏa của con người trong thế giới hiện đại? Bằng cách buông thả lý trí, để cảm xúc ngự trị và chiếm lĩnh toàn bộ cơ thể, để vô thức trỗi dậy và điều khiển nhằm cảm nhận được nhiều thứ sâu và rộng hơn bên ngoài cơ thể? - Tôi không suy nghĩ về điều đó. Có thể bạn đã có trải nghiệm nên bạn thấy nó có điểm chung. Xuất phát điểm những bài học như thế này là chúng được sử dụng trong các trường múa chuyên nghiệp. Những nghệ sĩ múa không chỉ học những bài tập về uốn dẻo cơ thể mà còn về cảm xúc và tâm hồn. Người nghệ sĩ cần phải biết sờ nắn cảm xúc của mình. Có nhiều người buồn mà không dám buồn, vì thế tôi dạy họ cách tự tin hơn trong việc vừa kiểm soát vừa tôn trọng cảm xúc của mình. * Nhưng có thể đó chỉ là liệu pháp tâm lý nhất thời, giống như là xoa dầu gió. Chị có quan tâm đến sự thay đổi của học viên sau khóa học không? - Tôi không thể nói thay được cho họ. Tôi chỉ nói được về cái của chính tôi. Tôi từng làm việc trong tổ chức phi chính phủ, từng là người không bao giờ nghĩ mình sẽ đi theo hướng như thế này. Nhưng tôi đã được vào một khóa học như thế trong bảy ngày. Nó giống như tôi được quay trở lại thời mẫu giáo, thích làm gì cũng được, kể cả có vẻ... dở hơi (cười). Kết quả, tôi được hoan hô. Tôi bắt đầu nghĩ: hình như mình đúng. Làm theo cảm xúc của mình là không sai. Tôi bắt đầu biểu lộ tự tin hơn, dần dần thành một con người như thế này và biết dùng câu “Tôi muốn” nhiều hơn. * Chị lấy tiêu chí gì để đánh giá hiệu quả của lớp “Điên” và “Cuồng”? - Với tôi, tiêu chí duy nhất là họ tin vào cảm nhận của mình. Họ không ngại phải bộc lộ ra. Có học viên là giáo viên mầm non chia sẻ với tôi sau khóa học: “Ở trường có rất nhiều hoạt động văn nghệ, mình rất thích tham gia nhưng không được vì vừa béo vừa lùn. Khi đến lớp này mình được làm những điều mình muốn, được phiêu theo nhạc và thấy cũng không đến nỗi nào. Hóa ra mình thật sự tồn tại, ít nhất trong lớp học này”.
Thủ tướng: Cần xuống tận cơ sở rà soát để chăm lo Tết cho người dân, công nhân lao động NGỌC AN 26/01/2025 Sáng 26-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, chúc Tết, làm việc và tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động trên địa bàn huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa).
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ sầu riêng gặp khó xuất khẩu sang Trung Quốc: Tuyệt đối không sử dụng vàng O để sơ chế CHÍ TUỆ 26/01/2025 Dù có 7 trung tâm xét nghiệm chất vàng O được Trung Quốc công nhận nhưng để xuất khẩu sầu riêng được thuận lợi thì các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.