TTCT - Nhìn gương mặt quê mùa, nước da ngăm đen, ăn nói ồm ồm bỗ bã... chẳng ai nghĩ đó là bà giám đốc. Rồi trông chị cười hề hề vô tư càng khó tưởng tượng được rằng chị có một tuổi thơ mồ hôi chan nước mắt trên đường phố Hà Nội... Phóng to Nhã “bụi đời”TTCT - Nhìn gương mặt quê mùa, nước da ngăm đen, ăn nói ồm ồm bỗ bã... chẳng ai nghĩ đó là bà giám đốc. Rồi trông chị cười hề hề vô tư càng khó tưởng tượng được rằng chị có một tuổi thơ mồ hôi chan nước mắt trên đường phố Hà Nội... Khu xưởng rộng gần trăm mét vuông nằm khuất trong con ngõ ngoằn ngoèo ở Xuân La, Tây Hồ (Hà Nội) lúc nào cũng rộn ràng với hơn 30 nhân viên khuyết tật đang hăng say làm việc, tiếng cười nói hòa cùng tiếng máy may, tiếng nhạc. Bà giám đốc Chu Thị Thanh Nhã thì chân đất chạy đôn đáo khắp xưởng, khi cắt vải, lúc ngồi máy, lúc hướng dẫn học viên, có khi lại chạy vào bếp nhặt rau chuẩn bị bữa trưa cho cả xưởng. Chị nói bỗ bã: “Ở đây không phân biệt giám đốc - nhân viên, công ty hay là xưởng gì sất, tất cả là anh em, chị em cùng một nhà”. Tuổi thơ đường phố Gặp tôi chưa được năm phút, chị thẳng thắn: “Nói chuyện gì thì nói, hôm nay không được quá 40 phút, buổi sau cũng thế, mình còn phải làm, không thể để các em làm mà mình ngồi chơi được, khó coi lắm”. Và thế là tôi phải đi - về Tây Hồ trong mấy ngày liền để được nghe “câu chuyện cuộc đời” của chị. Từ lúc đi bụi đời, Nhã làm mọi cách để kiếm tiền nhưng cô luôn tự đặt cho mình quy tắc: khổ gì thì khổ nhưng không được ăn cắp, ăn cướp.Nhã sinh ra ở làng chiêm trũng Yên Phong (Bắc Ninh), là con út trong một gia đình năm anh chị em, mấy đời nhà Nhã đều bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên nghèo kiết xác. Anh chị Nhã chỉ học hết cấp I, Nhã học khá nhất nhà và cũng là đứa được học nhiều nhất trong mấy anh chị em nhưng rồi cũng phải bỏ dở giữa chừng năm lớp 7 vì “xấu hổ, bạn bè châm chọc vì nợ học phí hoài”. Bỏ học, lẳng lặng ôm bọc quần áo trốn nhà cuốc bộ mấy chục cây số lên thành phố. Làm tội bố mẹ, chú bác, anh chị nháo nhác đi tìm, một tuần sau mọi người ngã ngửa khi không biết cách nào Nhã tìm vào được nhà bà con ở Hà Nội. Cả gia đình cố gắng thuyết phục cô bé về quê nhưng bị Nhã thuyết phục lại: “Nhà mình nghèo, bố mẹ cho con ở đây kiếm tiền mới về đi học được”. Mọi người đành gửi gắm cô bé cho nhà chú họ với nỗi lo âu thấp thỏm. Ấm chỗ chưa được hai ngày, Nhã bỏ nhà chú họ quyết tâm đi bụi để nuôi ước mơ đổi đời. Từ cô bé bụi đời trắng tay, giờ đây Nhã có ba cơ sở dạy nghề và tạo việc làm miễn phí cho 100 người khuyết tật, trẻ em lang thang. Không chỉ được ăn ở, học nghề miễn phí, các học viên tại các cơ sở của chị còn có mức thu nhập ổn định từ 800.000-1,5 triệu đồng/tháng. Chưa dừng lại ở đó, tham vọng của Nhã là “giúp đỡ tất cả những người nào bị khuyết tật”. Chị khoe bản dự toán về khu liên hợp đào tạo nghề cho người khuyết tật thai nghén hơn một năm nay vừa được các cơ quan chức năng phê duyệt và cấp đất. Khu liên hợp với vốn 6 tỉ đồng, đóng tại xã Đan Phượng, Hà Tây có diện tích hơn 10.000m2 gồm các hạng mục: khu sản xuất, văn phòng, kho chứa nguyên liệu, thành phẩm, khu ký túc xá, nhà ăn, siêu thị mua sắm, sân vận động, khu phục hồi chức năng... Nhã cho biết sau khi hoàn thành, mỗi năm khu liên hợp sẽ tổ chức ăn, ở, đào tạo nghề và tạo việc làm miễn phí cho 100 lao động khuyết tật, có một trung tâm nhận nuôi dưỡng 30-50 người già cô đơn không nơi nương tựa. Mắt ngấn nước, Nhã khoe: “Cuối năm nay dự án sẽ bắt đầu triển khai thi công đấy”.Nhã tự ném mình vào cuộc đời lúc mới tròn 15 tuổi. Từ đó, trước mắt cô bé nhà quê ngây ngô này là chuỗi ngày lê thê mồ hôi chan nước mắt. Ban ngày Nhã lang thang hết mọi ngõ ngách, xó chợ ở Hà Nội, ai thuê gì làm nấy, chẳng cần trả tiền công cũng được, miễn là có được bữa cơm lót dạ. Nhã bảo hồi đó chưa biết bữa ăn no là gì, có hôm không được ai thuê, đói quá đành... ngủ cho quên đói. Ngày làm ở đâu, tối đến ngủ luôn khu đó, từ gầm cầu, gốc cây, thềm nhà đến chợ búa, bến xe... Nhiều hôm nửa đêm tỉnh giấc sợ đến tím tái cả người, nhưng cô chưa bao giờ khóc vì sợ, cô chỉ khóc vì nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chị. Đã có lúc Nhã chùn bước định quay về, nhưng nghĩ đến cảnh bố mẹ, anh chị ngày lội bì bõm giữa ruộng, tối ăn cơm độn, mái tranh xiêu vẹo, xác xơ sau mỗi mùa mưa bão, và rồi nếu mình về lại càng thêm nặng gánh cho cả nhà, Nhã lại càng nung nấu thêm quyết tâm trụ lại Hà Nội. Khi vừa đủ lớn, Nhã gia nhập “chợ cơ bắp” bốc dỡ, kéo hàng ở chợ đầu mối Long Biên, tối về “cải thiện” thêm bằng cách mót trái cây hoặc nhặt rác đem bán. Những hôm xe hàng không về Nhã lại theo đám trẻ làng chài ra bãi Phúc Tân ven sông Hồng mò ốc, cua mang đi bán rong trong các con hẻm hay mua cá, rau mang ra chợ kiếm vài đồng lãi. Đi bụi năm năm có lẻ, hễ nơi nào có dân cửu vạn, trẻ lang thang Nhã đều đã “kinh qua” vài lần, ngay cả chỗ ở cũng thế, khi tạm cư ở khu lao động ngoại tỉnh Kim Giang, khi ngụ ở khu chòi lá ven sông Hồng. Các “đặc sản” của nhà ổ chuột: mùa nóng hầm hập, mùa rét cắt da, mùi hôi thối của cống rãnh, đường ngập tận rốn... cô được “nếm” hết cả rồi. Bước ngoặt cuộc đời đến với Nhã vào một buổi sáng mùa đông năm 1990, hôm đó có một người đàn ông gầy gò, đôn hậu (sau này Nhã mới biết đó là thầy Trần Duyên Hải - giám đốc Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm nhân đạo cho trẻ khuyết tật ở Văn Chương, Đống Đa) dắt chiếc xe đạp thủng săm qua chợ Long Biên. Đột nhiên ông dừng lại trước cô bé bán rau đen nhẻm nhưng có đôi mắt sáng, hỏi rõ gia cảnh rồi ân cần: “Thôi con ạ, đừng lang thang thế này nữa cực lắm, theo thầy về thầy cho con học nghề”. Không kịp suy nghĩ, Nhã mừng quýnh cắp rổ rau lẽo đẽo theo ông. Từ đấy Nhã được học nghề may, thêu cùng các bạn cùng cảnh bị khuyết tật hoặc lang thang không nhà cửa rồi được tham gia đội tình nguyện của trung tâm giúp đỡ lại người khuyết tật, trẻ đường phố, lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm giúp đỡ những bạn cùng cảnh. Năm 1992, Nhã xin vào làm công nhân ở Công ty may Đức Giang, lương công nhân ba cọc ba đồng không đủ sống khiến Nhã phải xoay xở đủ nghề, vắt kiệt sinh lực ra để kiếm tiền. Ngày nào Nhã cũng dậy sớm bán bánh mì rồi đến công ty làm tăng ca đến 8g tối, về nhà lại rủ chị em xóm trọ đi quét rác thuê ở các khu tập thể, nửa đêm nhận hàng về gia công kiếm thêm chút đỉnh. Ngày nghỉ Nhã còn theo thợ đi làm phu hồ, đi phát tờ rơi... Chi tiêu hằng ngày đã chật vật, hằng tháng Nhã còn chắt bóp từ đồng lương còm cõi mấy trăm ngàn bạc gửi về quê cho bố mẹ thuốc thang. Liên hợp công ty người khuyết tật Phóng to Một góc xưởng may của các học viên khuyết tật của NhãNăm năm sau - năm 1997, khi tay nghề vững và tích cóp được một ít tiền, Nhã quyết định “ra riêng”. Cô chạy ngược xuôi vay vốn, xin tài trợ, lùng sục khắp nơi tìm máy may Liên Xô cũ để lập xưởng may ngay tại phòng trọ của mình. Hồi đó xưởng may vẻn vẹn ba thành viên - ba số phận khác nhau. Thành viên thứ nhất: Hà Thị Quyên - một lần đi làm Nhã gặp một tai nạn giữa đường, cô bé bị xe cán gãy chân, Nhã đưa vào bệnh viện băng bó rồi đón về phòng trọ chăm sóc. Lành bệnh, cô bé với đôi chân tập tễnh ở lại luôn cùng Nhã. Thành viên thứ hai: Nguyễn Thị Nhung: cô bé bị liệt nửa người - em họ của Quyên do Nhã đích thân nhảy xe về tận quê đón lên. Người thứ ba là Nhã. Dần dà nhóm đông lên, năm người, 10 người, 20 người... Cách tuyển người của Nhã cũng không giống ai: hằng ngày Nhã làm cái việc mà chính cô từng được thầy Hải cưu mang - lang thang các khu chợ, khu ổ chuột, bến tàu, bến xe “nhặt” những người khuyết tật, trẻ em lang thang về cho ăn ở miễn phí, học nghề và tạo việc làm tại chỗ. Cứ vài hôm lại có cuộc điện thoại của ai đó xin gửi người nhà vào học nghề là Nhã sẵn sàng nhảy xe về tận nơi đón về xưởng. Rồi Nhã phải chạy ngược xuôi tìm đầu ra cho sản phẩm, chị chạy như con thoi, lúc ở xưởng sản xuất, khi lang thang ở phố liên hệ các cửa hàng bán lẻ, khi “nằm vùng” cả tháng trong các khu chợ để nghiên cứu thị trường... Nhã bảo đã không ít lần chị lao đao vì sản phẩm làm ra không bán được nhưng không dám nói với ai, sợ mọi người mặc cảm vì người khuyết tật vốn đã tự ti về bản thân rồi. Mải chăm bẵm cho “gia đình lớn”, ngay cả hạnh phúc riêng cho mình Nhã không còn nghĩ đến... Chỉ cho tôi cô bé gù lưng chỉ cao hơn 1m nhưng nhanh nhẹn đang lúi húi làm cơm trưa cho cả xưởng, Nhã khoe với tôi đó là Út, đứa con nuôi kém chị... 6 tuổi do đích thân chị xuống tận Hà Tây đón về hai năm trước. Mắt rưng rưng, Út tâm sự: “Trước đây em chán đời lắm, từ khi về với mẹ Nhã em yêu đời hẳn lên, được mẹ cho đi học nghề kế toán, có việc làm, lại sống chan hòa với cả nhà cùng khuyết tật”. Năm 2005, Công ty phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật Thanh Nhã ra đời, trở thành một đại gia đình với hơn 30 người. Đến năm 2008 chị mở thêm hai trung tâm dạy nghề nữa ở Cổ Nhuế và Gia Lâm với hơn 50 học viên. Hai câu slogan được Nhã viết hẳn lên tường là: “Công ty là nhà, chúng ta là anh em” và “Yêu thương và chia sẻ”. Xưởng chị lúc nào cũng đầy tiếng cười. Chị sưu tầm những bài nhạc nói về tình yêu thương mở trong giờ làm việc cho các nhân viên mình nghe. Chị tâm sự: “Tạo hóa sinh ra người khuyết tật thiệt thòi nhưng cũng phú cho họ những khả năng đặc biệt, nếu xóa đi mặc cảm cho họ, họ sẽ phát huy được khả năng và cảm thấy mình có ích cho cuộc sống”. Cứ thứ bảy, chủ nhật hằng tuần Nhã liên hệ với các nhóm thanh niên, sinh viên tình nguyện về dạy chữ, dạy văn hóa, hát, múa cho nhân viên cả xưởng, rồi mỗi tháng chị dẫn “đại gia đình” đi chơi, khi ở Sầm Sơn, khi về Cửa Lò, thậm chí vào tận Huế hay lên tới Sa Pa. Hơn chục năm gắn bó với những mảnh đời khuyết tật, cũng chừng ấy lần Nhã làm “bà tơ” se duyên mai mối cho các thành viên của mình, hơn chục đám cưới giản dị nhưng thấm đẫm tình thương và hạnh phúc. Không trừ một ai, một tay chị lo đám cưới chu tất từ đầu đến cuối, chưa kể mừng riêng 5 triệu đồng để đôi vợ chồng trẻ làm vốn lập nghiệp. Nhiều người tỏ ý khâm phục Nhã, chị chỉ cười: “Tôi ít chữ, ít tiền nhưng được cái giàu tình cảm, giàu lắm”.
Khoảng 10.000 khán giả đi nghe Sơn Tùng M-TP, Soobin, HIEUTHUHAI, trèo lên cây, đu cả hàng rào ĐẬU DUNG 24/11/2024 Khu vực bờ hồ và trước Nhà hát lớn Hà Nội ùn tắc kéo dài do lượng người đổ về đại nhạc hội có Soobin, HIEUTHUHAI, Sơn Tùng M-TP, Orange, Hòa Minzy, Issac…
Tiết lộ doanh thu khủng của 'đế chế chăn nuôi' C.P. Việt Nam BÌNH KHÁNH 24/11/2024 Báo cáo tài chính của Charoen Pokphand Foods, công ty mẹ của C.P. Việt Nam, cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm nay ở Việt Nam đạt gần 68.000 tỉ đồng.
Các bên vào cuộc xem xét việc Đàm Vĩnh Hưng hát ở hải ngoại khi đang bị cấm diễn HOÀI PHƯƠNG 24/11/2024 Ông Tạ Quang Đông - thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết đang làm việc với các bên liên quan đến việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm biểu diễn trong nước nhưng đi diễn ở nước ngoài.
Hezbollah tấn công Israel bằng hàng chục tên lửa và drone MINH KHÔI 24/11/2024 Hezbollah tuyên bố đã phóng hàng chục tên lửa và máy bay không người lái (drone) vào Israel, tập trung vào Tel Aviv và các mục tiêu quân sự ở miền nam.