TTCT - “Họ” là 13 học sinh các trường trung học Mỹ vừa trải qua chương trình Năm học ở nước ngoài (SYA - Study Year Abroad) tại Việt Nam, kết thúc vào thu 2011. Họ đã “thấy” và “cảm” Việt Nam như thế nào? Học sinh SYA sinh hoạt với các em ở Trường tiểu học Lý Tự Trọng, gần Hội An - Ảnh do GS Vũ Đức Vượng cung cấpTheo chương trình SYA, các bạn có gần một năm học và sống ở Việt Nam. Họ được phân về sống cùng với các gia đình “ba mẹ nuôi” người Việt, cùng ăn ở, sinh hoạt với người Việt như thành viên bình đẳng của gia đình, học tiếng Việt để giao tiếp hoặc dùng tiếng Anh.Hằng ngày, các bạn đến lớp - đặt tại Đại học Quốc gia Hà Nội - để học các môn bắt buộc theo chương trình học tập bên Mỹ do các thầy cô người Mỹ giảng dạy. Ngoài ra, các bạn còn được nghe những buổi nói chuyện chuyên đề về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Hằng tuần, các bạn có hai buổi chiều thực tập tại một số cơ quan, tổ chức làm việc phi lợi nhuận ở Hà Nội.Có bạn đến Nhà xuất bản Thế Giới giúp sửa chữa bản dịch tiếng Anh; có bạn đến giúp gallery nghệ thuật như Maison des Arts, hay đến Tổ chức Phục vụ dân số quốc tế, hoặc Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tham gia chương trình vì sức khỏe sinh sản phòng chống HIV/AIDS.Thậm chí có bạn tham gia dàn dựng vở kịch My fair lady (Nàng tiên của tôi) của Hội Nghệ sĩ sân khấu Hà Nội, hoặc làm những công việc rất đỗi bình dị như cùng sinh viên Việt Nam thu dọn rác trên mặt hồ nước và bãi đất xung quanh trường học...Học nói, học uống cà phê và học... qua đườngSYA là chương trình gửi các em học sinh trung học đến một số nước không nói tiếng Anh để học tập trong vòng một năm, trước khi trở về Mỹ hoàn thành chương trình trung học.SYA do liên hợp một số trường trung học Mỹ lập ra từ năm 1964. Hiện tại có năm nước được chọn lựa là Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Việt Nam.Đối với bốn nước kia chương trình này được thực hiện từ khá lâu, với số lượng học sinh thực tập hằng năm khoảng 50-60 học sinh. Riêng Việt Nam thì năm 2010 mới bắt đầu với 13 học sinh, năm 2011 con số đã tăng lên 15 học sinh.Bằng con mắt hồn nhiên, các bạn nhận ra những nét đặc biệt của cuộc sống ở Việt Nam. Bạn Q. thấy việc “mặc cả” khi mua hàng ở Việt Nam là một cơ hội để bạn “nâng cao khả năng tiếng Việt” và kiến thức về văn hóa Việt vì phải “tán” đủ thứ chuyện trước khi “lừa lừa” ra giá cuối cùng.Như Q., sau nhiều lần tập mặc cả đã biết câu: “Em là sinh viên, em không có nhiều tiền” trở thành câu “thần chú” khi đi ra chợ. Lúc thành công, lúc không, nhưng đối với bạn đó là một trải nghiệm thú vị, đáng yêu, khó gặp được ở nơi khác.Thầy John trong đoàn cũng không tránh khỏi tình huống trớ trêu khi lần đầu ra quán cà phê ở phố cổ Hà Nội. Sốt ruột vì thấy cái phin cà phê thật lâu mới nhỏ xuống vài giọt, thầy liền mở nắp ra sức ấn cái nắm chèn bên trong vì tưởng rằng nó “vận hành theo cơ chế... của một cái bơm” khiến mọi người xung quanh không nhịn được cười.Cô bạn Veri lần đầu đến thăm TP.HCM lấy làm lạ, tại sao cái gì ở đó cũng to lớn hơn so với Hà Nội, từ đường phố, công viên, nhà cửa. Nhưng còn lạ hơn là một người Mỹ như cô lại được chào đón niềm nở khi đến thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM.“Sống ở Hà Nội lâu, khi vô TP.HCM tôi thấy cứ như lạc vào một xứ sở khác vì chẳng ai hiểu gì khi tôi nói tiếng Việt giọng Bắc. Tôi định mua mấy cái nem rán mà không mặc cả nổi vì trong này người ta không hiểu tôi nói “năm” hay “nem”.Quentin Westgage lại nhận ra rằng cứ mỗi lần đi xe đạp là lại có trải nghiệm khác nhau và người đi xe phải nhận ra dòng chảy ngầm ở đó. Bạn nói giao thông cũng có “tâm trạng” nào đấy tùy từng ngày, không thể diễn tả nổi mà chỉ có thể cảm nhận. Theo bạn, hiếm có nơi nào như ở Việt Nam: một lúc có đến sáu làn xe máy đan xen nhau vượt qua trước mắt mình. Bạn khuyên mọi người hãy đi xe đạp để “cảm nhận tâm trạng đường phố”!Bài học cơ bản và khó khăn nhất khi ở Việt Nam là qua đường như thế nào. Paul Dillon có lần trợn tròn mắt nhìn thấy người đàn ông chở cả một chú heo đã làm thịt kềnh càng ở đoạn đường Cầu Giấy đông nghẹt người. Không hiểu bằng cách nào mà người đó luồn lách qua được Paul, vượt qua được chiếc xe buýt lèn chặt người và mất hút vào đoạn đường dày đặc xe cộ đằng trước.Katy Svec thì luôn cảm thấy buồn cười khi trông thấy khách du lịch nước ngoài đứng lặng người một cách bất lực ở ngã ba trên khu phố cổ Hà Nội, vì không biết cách nào “chặn” được dòng xe cộ đi không ngừng nghỉ.Còn riêng bạn thì nghĩ ra cách khá độc đáo: “Tôi liều ra vẻ tự tin, mặt nhìn thẳng đằng trước, bước chậm rãi và hùng hồn... trong khi giơ tay lên trời để báo hiệu cho những người đi xe biết mà tránh. Và họ tránh thật”. Nhưng rồi có lần luýnh quýnh thế nào đó mà cô bị xe máy tông ngã lăn quay ra đường, sau đấy vội đứng dậy, chạy bắn lên vỉa hè, miệng rối rít “Xin lỗi, xin lỗi” liên tục. May mà không bị sao.Học sinh SYA trồng rau giúp một ký túc xá các em nghèo ở HuếCảm ơn... cũng khácVeri di Suvero sau nhiều lần nói “cảm ơn” bằng tiếng Việt với lái xe taxi, nhận thấy mọi người nhìn cô với vẻ ngạc nhiên. Sau đấy cô mới hiểu ra rằng “cảm ơn” ở Việt Nam khác rất nhiều so với ở Mỹ. Ở Mỹ, người ta nói “cảm ơn” một cách thản nhiên, vô tâm, như một câu nói đầu lưỡi.Còn ở Việt Nam, sắc thái “cảm ơn” phụ thuộc vào ngữ điệu, thông thường đầy ý nghĩa và rất thành tâm. Còn không thì chỉ cần biểu hiện qua cử chỉ. “Người Việt Nam coi trọng cử chỉ im lặng trong khi người Mỹ lại thấy hành động đó kỳ quặc.Giờ đây, mỗi khi xin giấy lau miệng ở quán, tôi sẽ hơi cúi đầu và im lặng thay cho lời “cảm ơn” vì ở đây ai cũng hiểu cử chỉ đó. Họ không cần lãng phí ngôn từ nếu chúng không có ý nghĩa gì ở đây, và họ còn quý trọng từ ngữ hơn khi chúng được phát ra. Nền văn hóa Việt Nam rất phong phú, khác với văn hóa Mỹ”.Dưới con mắt của Paul Dillon, sông Tô Lịch là một trong những con sông ô nhiễm ở Đông Nam Á, nước bốc mùi nặng nề. “Nhưng tôi lại thấy cảnh quan và con người sống gần sông Tô Lịch đem lại những kỷ niệm thân thương và thời khắc tuyệt vời. Đi qua cầu là chuẩn bị về tới nhà hoặc chuẩn bị rời nhà đi vào phố. Do vậy, mùi nước sông Tô Lịch luôn gợi cho tôi hương vị của sự bắt đầu hay kết thúc một hành trình. Thời gian qua đi, cái mùi nước đã trở nên quen thuộc, bớt khó ngửi và thậm chí còn trữ tình hơn. Con sông trở thành một phần thân thương của ngôi nhà tôi ở”.Một năm đã giúp các bạn trải nghiệm, gặt hái và trưởng thành lên rất nhiều trong cuộc sống và trong tâm hồn. Cậu học trò Paul Dillon thể hiện tình cảm của mình một cách rất giản dị: “Tôi yêu tất cả các thành phố của Việt Nam, nhưng đi đâu tôi cũng chỉ muốn về Hà Nội. Ở Hà Nội tôi không thấy nhớ nhà. Tôi yêu gia đình người Hà Nội của tôi”.Veri di Suvero nướng thịt kiểu Mỹ cho các em học sinh ở Huế ăn - Ảnh do GS Vũ Đức Vượng cung cấpNgồi cà phê không bao giờ là lãng phí thời gianMột năm ở Việt Nam đủ làm cho Paul Dillon ghiền cà phê Việt Nam dù như bạn thú nhận: cà phê Việt Nam khá mạnh và làm người ta dễ “say”.Paul rất thích chọn một quán nào đó ở góc phố, đợi từng giọt cà phê đen nhánh chốc chốc lại tí tách nhỏ xuống chiếc ly, trong khi bạn có thể bình thản ngồi ngắm cảnh, đọc sách báo, nói chuyện với bạn bè. Đặc biệt, Paul thích uống thật nhanh để cảm nhận phản ứng của cơ thể mình với cà phê Việt Nam. Paul thú nhận có hẳn một “bộ sưu tập” quán cà phê ngon ở Hà Nội và ngồi quán là một trải nghiệm văn hóa vô cùng thú vị, không bao giờ là sự lãng phí thời gian. Tags: Học sinhViệt NamPaul DillonStudy Year AbroadSYA
Metro định hướng cho tương lai đô thị ts nguyễn ngọc hiếu (Trường đại học Việt Đức) 25/12/2024 1607 từ
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Xuân Son, Tiến Linh giúp Việt Nam đặt một chân vào chung kết ASEAN Cup 2024 ĐỨC KHUÊ 26/12/2024 Đội tuyển Việt Nam đánh bại Singapore 2-0, rộng cửa vào chung kết ASEAN Cup 2024.
Vì sao trọng tài từ chối siêu phẩm của Nguyễn Xuân Son vào lưới Singapore? QUANG THỊNH 26/12/2024 Trọng tài Kim Woo Sung (Hàn Quốc) cho rằng tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã để bóng chạm tay trước khi tung cú sút tung lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024.
Nguyễn Xuân Son: Tôi không nghĩ đó là một pha bóng chạm tay NGUYÊN KHÔI 26/12/2024 Phát biểu sau trận thắng Singapore 2-0, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho rằng tình huống anh khống chế bóng và ghi bàn mà trọng tài không công nhận không hề chạm tay.
Reuters: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ TRẦN PHƯƠNG 26/12/2024 4 nguồn tin thông tin với Reuters ngày 26-12: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ.