Xâu chuỗi và túi lá thuốc

PHẠM NHA TRANG 05/12/2010 11:12 GMT+7

TTCT - Gần đây vì chứng đau lưng tái phát, tôi thường tới một phòng chữa bệnh bằng liệu pháp diện chẩn ở đường Ký Con (phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Ở đây có cô thư ký ngồi vô sổ tên tuổi, bệnh trạng của bệnh nhân.

Phóng to
Bà Ba phơi lá thuốc

Lúc rảnh, cô tẩn mẩn xỏ những hạt nhựa và mẫu thánh giá gỗ vào các sợi dây thành những xâu chuỗi xinh xắn, xếp ngay ngắn trên bàn. Từ lâu, gia đình này đã xỏ hàng ngàn xâu chuỗi rồi cùng với số quần áo, vật dụng cũ quyên góp từng chuyến, họ gửi tặng những giáo dân nghèo ở các vùng sâu vùng xa... nơi nhiều tín hữu phải lần trên đầu ngón tay mà đọc kinh...

Tình cờ ngay trên vỉa hè trước phòng diện chẩn này, vào những ngày nắng ráo lại thấy một bà cụ cứ lụi hụi đem phơi những mẹt lá thuốc nam như lá chó đẻ, lá sa kê, lá bán chi liên, rau má dại... Bà Ba phơi thuốc tuổi đã gần 80 nhưng còn khỏe, là một phật tử hay đi chùa làm công đức. Không phải thầy thuốc nam nhưng hằng tuần bà vẫn đạp xe ra vùng ngoại ô (quận 12) để cắt, hái lá thuốc mọc hoang ngoài đồng. Sau công việc cắt, tỉa và phơi trở ngoài nắng, bà lại đạp xe chở những túi lá thuốc khô đi tặng các chùa có mở phòng chữa trị đông y phước thiện cho người nghèo như chùa Quan Âm, chùa Pháp Hoa, chùa Linh Quang... ở khu vực các quận Phú Nhuận, Gò Vấp.

Nhật ký mến,

Thật hạnh phúc cho tôi khi được ghi chép về một tấm gương bác ái từ những xâu chuỗi tự xỏ hạt cùng một công đức giản dị mà đầy từ tâm qua những túi lá thuốc tự cắt hái, phơi phóng.

Sáng hôm nọ, chị lại gặp cảnh ùn tắc giao thông trên đường đi làm giờ cao điểm. Đã sốt ruột với việc nhích xe lên từng tí một trong dòng người tưởng như bất tận, chị còn gặp chuyện không hay: xe chị bất ngờ loạng choạng nên tay lái phía trái của chiếc xe va phải người ngồi sau chiếc xe đi bên cạnh. Chị giật mình, chưa kịp định thần thì người đó - một phụ nữ - đã la lên với giọng hốt hoảng: “Trời, đụng vô đâu vậy?”. Theo phản xạ tự nhiên, chị rối rít xin lỗi. Giờ chị đã nhận ra người phụ nữ đó bồng trên tay một em bé (chắc là con của chị), trùm kín bằng một chiếc khăn lông. Chị ngớ người, thật tình không biết mình đã đụng vào đâu để trả lời. Người phụ nữ cứ thế xoa lên đầu đứa bé, cặp mắt nhìn chị đầy trách móc.

Chị áy náy suốt dọc đường đến cơ quan, chẳng biết mình có gây ra chuyện gì nghiêm trọng cho đứa bé hay không. Thậm chí nếu họ bắt chị đi theo họ, ghé vào một nơi nào đó để kiểm tra cho đứa bé chị cũng sẵn sàng. Như vậy chị còn yên tâm hơn.

Rồi chị chợt nghĩ đến những câu chuyện thương tâm gần đây. Con em của những công nhân có thu nhập thấp gặp phải bảo mẫu tại các cơ sở nuôi trẻ chui nhẫn tâm hành hạ. Khi biết được sự việc, đôi khi rất trễ tràng, lòng dạ những người cha người mẹ đó làm sao tránh khỏi xót xa, đứt ruột đứt gan. Dù con nhà giàu hay con nhà nghèo, chúng đều là những đứa trẻ hồn nhiên, cần được quan tâm săn sóc. Trẻ con chính là những thiên thần nhỏ bình đẳng với nhau trên thế gian này.

Tôi về Cần Thơ làm nhân viên cho một gian hàng tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở sân vận động Quân khu 9, quận Bình Thủy. Đối diện là gian hàng của một nhãn hiệu viên sủi, người ta thuê vài sinh viên Đại học Cần Thơ làm công việc mời khách tham quan dùng thử nước. Có một sinh viên rất nhiệt tình với khách hàng người lớn và bọn trẻ mà cậu gọi là “những khách hàng tiềm năng trong 10 năm tới”.

Trong đám trẻ đó có một cậu bé nhỏ con khá tách biệt với những đứa còn lại, chỉ đứng nhìn từ xa. Chờ các bạn đi hết, cậu từ từ bước tới lục thùng rác, lấy những chiếc ly nhựa dùng một lần mà bọn trẻ kia vứt cho vào chiếc túi nilông mà cậu kéo theo từ nãy. Cậu sinh viên gọi đến mời dùng nước, cậu bé chỉ đứng tần ngần rồi rụt rè xin những chiếc ly người ta bỏ đi để chiều bán ve chai. “Tiền bán ve chai em mua thuốc cho ngoại đang bệnh” - cậu bé nói. Cậu sinh viên bảo: “Em cứ đi chơi đi, chiều các anh chị gom lại rồi lấy luôn một lần”.

Chiều, cậu bé quay lại. Cậu sinh viên mang cho nó một bao ly nhựa rồi đưa tiếp 60.000 đồng vừa lĩnh lương ngày hôm đó và cả hai bịch bánh mà cậu mua được trong hội chợ lúc trưa. Cậu bé sững người, mặt đỏ bừng, luống cuống quệt vội dòng nước mắt đang chảy. Cậu sinh viên cúi xuống nhẹ nhàng lau nước mắt cho nó rồi khẽ nói: “Nín đi nhóc! Con trai mà khóc cái gì”.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận