TTCN - Những ngày qua, ở đồng bằng sông Cửu Long vì dịch cúm hoành hành, gà xuống hố thì chuột... lên bàn. Nhiều vựa chuột đã không đã không đủ thịt bán cho người tiêu dùng. Các quán ăn nhà hàng rồi các lái gà vịt các chợ đã chuyển qua buôn bán chuột thay gà. Phóng to Chuột thành phẩm trên đường ra chợTTCN - Những ngày qua, ở đồng bằng sông Cửu Long vì dịch cúm hoành hành, gà xuống hố thì chuột... lên bàn. Nhiều vựa chuột đã không đã không đủ thịt bán cho người tiêu dùng. Các quán ăn nhà hàng rồi các lái gà vịt các chợ đã chuyển qua buôn bán chuột thay gà. Bà Hai Cảnh - chủ một vựa chuột ở Bạc Liêu - gần đây phất lên trông thấy. Lúc chưa có dịch cúm gà mỗi ngày bà mua vào bán ra chỉ 1-2 tấn chuột, nay đã tăng gấp đôi. Mấy ngày nay vựa bà Cảnh lúc nào cũng ì xèo xe, xuồng tấp nập đến lấy hàng. Có lúc đến ba bốn chục chiếc ghe của nông dân Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... chở chuột đến bán cho bà. Theo bà, hiện thời nếu tính giá chuột thu mua 7.000-8.000 đồng/kg, đem nhân với số lượng 3-4 tấn chuột thì bà đã bỏ ra 20-30 triệu đồng/ngày cho hàng ngàn nông dân đang lúc nông nhàn có thêm cái nghề sinh nhai. Ở chợ Cần Thơ giờ không còn ai bán gà, thay vào đó là các mẹt bán chuột rất đắt khách. Mỗi khi xe lôi, xe ba gác đem chuột vào chợ, có đến 30 bạn hàng (phần lớn là chị em bán gà trước đây) đến sang chuột đem về các chợ Bình Thủy, Trà Nóc, Cái Răng... tiêu thụ. Bà Hồng, chủ vựa chuột Cần Thơ, cho biết chuột Xẻo Vong mang lên bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, chỉ trong vài giờ buổi sáng bà đã phân phối sạch gần 1 tấn chuột lột da các loại. Cũng tại chợ Cần Thơ, khách đi chợ không cần ngã giá hơn thua, cứ một ký chuột (loại 4-12 con/kg) đã thành giá 22.000 đồng, cao hơn hai tháng trước 3.000 đồng/kg. Không riêng gì các bạn hàng phương xa đến Xẻo Vong lấy chuột mà nhiều nhà hàng, quán ăn các nơi cũng đến tận nơi chọn mua về chế biến món ăn các loại. Như quán Kim Sơn (Phụng Hiệp), Sơn Gà (lộ 19, Cần Thơ), Mỹ Khánh (Cái Răng) đặt mua chuột cơm đồng loại lớn còn sống về làm món chuột nướng ướp chao, canh chua lá cách, hay chuột hấp cơm trộn gỏi, chuột xé phay... (giá 30.000 đồng/phần). Còn ở làng sinh thái Mỹ Khánh, các đầu bếp lõi nghề đã cho lên bàn ăn của thực khách các món đặc sản chuột nướng, chuột chiên, chuột nấu cháo... khiến khách tấm tắc khen ngon đáo để. Rộn ràng những "xóm thịt chuột" Phóng to Làm thịt chuột nhẹ công hơn nhổ lông gà mà thu nhập lại cao hơnCó nơi cung ứng chuột, những xóm gia công thịt chuột cũng phất dần lên. Nhà nào cũng tăng lượng chuột về cho nhân công mổ xẻ. Tối đến xóm Xẻo Vong (xã Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã nghe tiếng í ới của hàng trăm nhân công, những tay đập - lột, móc ruột chuột điêu luyện hành nghề. Chiếc xe tải chở 10 thiên (tương đương 10.000 con chuột) từ Bạc Liêu vừa thắng kít trước nhà, Năm Nhờ (chủ một cơ sở gia công mua bán chuột) liền phất tay cho bốn thanh niên ra chuyển ba thiên chuột vào sân đập. Bãi đập chuột là cái sân trước nhà, mỗi người một lồng, thò tay nắm đuôi giơ cao đập "phập", chuột chết không kịp kêu. Tiếng chặt chuột lụp cụp rộ lên cả xóm. Ba chục lao động luân phiên làm việc, khoảng ba giờ sau 10.000 con chuột béo ngậy trắng thịt được đổ vào bọc, thùng giao cho các lái trên chợ. Nhiều gia đình khác sống dọc theo quốc lộ 1 ở Xẻo Vong không làm thịt chuột mà chỉ bán buôn, bán lẻ sang tay cho khách vãng lai. Làng thịt chuột bên kênh Phù Dật (An Giang) cũng sôi động hẳn lên từ cuối tháng 12-2003 đến nay. Dọc con đường đất rộng, ở hai bên lề đường, trước hiên nhà, phía sau hè... từng nhóm người tụm bảy tụm mười quanh những cái thau nhựa đựng đầy chuột đã lột da. Cả nhà chị Phạm Thị Lế quây quanh hàng đống thau, thùng phuy mải mê với từng công đoạn làm thịt chuột. Từng mũi kéo thoăn thoắt nhắp mở khoang bụng, nhẹ nhàng bóc tách nguyên bộ ruột chuột để riêng. Mấy cô gái trẻ cười duyên: “Da, chân, đuôi, ruột... dành làm thức ăn cho cá. Mấy hộ làm thịt chuột đều có ao nuôi, ai không nuôi thì bán lại 600 đồng/kg”. Mỗi ngày gia đình chị Lế “gia công” từ 500-700kg chuột sống. Sau đó chị và hai người con đem bỏ mối ở chợ thành phố Long Xuyên. Chị bảo: “Có hôm phải mướn thêm gần 15 người, làm đến khuya mới đủ hàng”. Thường chuột làm sạch xong được sắp vào những túi nilông lớn. Một cô bé đang ướp nước đá cho chuột cười hồn nhiên: “Giữ cho thịt chuột luôn tươi sạch đến sáng mai. 11 giờ khuya em và mẹ phải đi giao hàng rồi”. Làng thịt chuột Phù Dật hình thành gần sáu năm nay. Cứ vào mùa thu hoạch lúa, một số người dân địa phương đi bắt chuột về làm sẵn đem bán ở vài chợ lân cận. Thế rồi gần đây thịt chuột được ưa chuộng, sức tiêu thụ khá mạnh, trong khi lượng chuột quanh vùng không đủ đáp ứng nên vài người có vốn liếng đã đứng ra làm lái chuyên đi thu mua ở các nơi về cung cấp. Khoảng 12 giờ khuya mỗi ngày, cả xóm lại chộn rộn. “Xe chở chuột về tới!", “Bữa nay chuột có nhiều không?”, “Phần tui được bao nhiêu?”... Đội quân “SBC” trổ tài Phóng to Anh Phạm Văn Be, đang đặt rập tận cánh đồng Vĩnh Điều, Kiên GiangHiện riêng xóm gia công chuột Xẻo Vong có 13 cơ sở hành nghề gia công chuột, thu hút trên 200 lao động mỗi ngày. Trúc Ly đang là học sinh giỏi của Trường trung học cơ sở Phụng Hiệp, vừa tan trường đã đến cơ sở của ông Dương Hoàng Minh lột da, móc ruột chuột. Ly làm việc một buổi được chủ trả 15.000 đồng. Nhiều chị em khác cũng đến các cơ sở gia công chuột để làm việc kiếm tiền. Trong số này có chị Trinh, người nhổ lông gà ở chợ Phụng Hiệp, nay đã thất nghiệp vì dịch cúm gà nên tìm đến xóm Xẻo Vong xin chặt đầu chuột. Theo qui định, chặt một đầu chuột được 100 đồng. Thông thường từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối, “sát thủ” Ngọc Trinh “trảm” được 3.000 đầu chuột, thu được 30.000 đồng, bằng với số tiền nhổ lông cắt tiết gà ngoài chợ. Thường bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân, cánh lái chuột ngày đêm trên chiếc xe tải hoặc xe ba gác rong ruổi xuống tận Bạc Liêu, Sóc Trăng..., và khi chuột miệt này vơi hẳn họ ngược lên biên giới, rồi qua cả bên Campuchia mua chuột. Bên ấy có nhiều điểm tập kết, trung chuyển - gọi là “bến chuột” - nằm dọc sông Hậu, sông Bình Di, kênh Vĩnh Tế... như ở Chraythum, Pretxaday, Pretxabau, Sapaupul... chuyên cung cấp chuột cho lái từ VN qua. Người không đất, không nghề ổn định, hoặc tranh thủ lúc nông nhàn tỏa đi khắp chốn đồng gần đồng xa đánh bắt chuột. Cư dân của các làng quê cũng hăm hở lên đường đánh bắt chuột từ dạo trước tết. Hai bờ kênh Phù Dật có hơn 60 người áo gói gạo đùm đổ bộ lên phía dọc kênh Vĩnh Tế, hành trang ngoài đống rập chuột to đùng chỉ vỏn vẹn ít khô và gạo, vài vật dụng cần thiết... Nơi đây họ che chắn lều tạm giữa chốn đồng sâu heo hút, cặp những đoạn kênh vắng. Anh Phạm Văn Be chỉ tay qua đất Campuchia: “Chuột nhiều, nhiều lắm! Khi bên ấy thu hoạch lúa xong, nó tràn về đồng mình từng đàn, lắm khi xô rạp những dải nilông che chắn, sập hết cả đám ruộng...”. Thường một người trang bị từ 500-1.000 cái rập, 3 giờ chiều bắt đầu tỏa đi đặt dọc bờ ruộng, vạt rẫy... Lúc trở giấc canh ba, ở từng góc ruộng từng bóng người đã lầm lũi cùng ánh đèn soi leo lét giữa đồng vắng mờ mịt sương lạnh. Một người mỗi đêm bắt được ít nhất cũng 15kg chuột. Anh Be bảo: “Cứ 6.500-7.000 đồng/kg chuột thì cũng được cả trăm ngàn đồng/đêm! Tụi này vừa diệt chuột góp phần bảo vệ mùa màng, vừa có thêm thu nhập... loại khá!". Thời cúm gà đã tạo cho người dân khu vực ĐBSCL sống được, sống khá bằng nghề bẫy bắt, mua bán chuột!
Tăng mức phạt giao thông: Vẫn có thể tìm thêm giải pháp? CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 11/01/2025 1511 từ
Đánh giá công chức: Bởi không rõ ràng nên thất bại cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 09/01/2025 1547 từ
Sáng nay tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, TP Vinh, TP Huế TRỌNG NHÂN 11/01/2025 Chuỗi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 của báo Tuổi Trẻ chính thức bắt đầu sáng nay 11-1 với ba chương trình diễn ra đồng thời tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), TP Vinh (Nghệ An) và TP Huế.
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc THÀNH CHUNG 11/01/2025 Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong được Bộ Chính trị điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Hà Nội ùn tắc cả ngoài giờ cao điểm: Cần đẩy nhanh xây dựng hạ tầng, nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu HỒNG QUANG 11/01/2025 Chuyên gia cho rằng nhu cầu đi lại dịp cuối năm (âm lịch) tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng và một bộ phận tài xế phải uốn nắn hành vi do nghị định 168, khiến giao thông Hà Nội trở nên đông đúc hơn trong những ngày qua.
Máy bay đáp khẩn xuống quốc lộ, 3 người đi đường thiệt mạng TRẦN PHƯƠNG 11/01/2025 Một máy bay hạng nhẹ hạ cánh khẩn cấp xuống quốc lộ ở Kenya và bốc cháy làm 3 người trên đường thiệt mạng.