TTCT - Với gần 20 triệu tài khoản Facebook của người Việt Nam, truyền thông xã hội (social media) chứa đựng hầu hết diễn biến trong đời sống xã hội, và do vậy ngày càng chứng tỏ sức lan tỏa và tác động lớn của nó tới các ngóc ngách của đời sống. Có điều, các câu chuyện chính sách chưa thật sự hiện diện trên “xứ sở” này như một dòng chảy thông tin, và ngược lại các mạng xã hội hầu như không có mặt trong quy trình xây dựng chính sách. Minh họa: DADTrong khi các ý kiến cá nhân dường như rất dễ gặp nhau trong việc thừa nhận sự lớn mạnh, vai trò của truyền thông xã hội đối với xã hội thì lại khá chia rẽ trong nhìn nhận về vai trò của truyền thông xã hội đối với việc xây dựng, ban hành chính sách.Theo một khảo sát mới đây ở Việt Nam, 55% người được hỏi cho rằng truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong quy trình chính sách, 25% coi là bình thường, 4% đánh giá truyền thông xã hội không có vai trò gì, và 16% khó đánh giá.Truyền thông xã hội: Lợi và hạiTruyền thông xã hội có thể hữu ích cho việc xây dựng, ban hành, thực thi chính sách hay không? Theo cách nói của một facebooker, truyền thông xã hội có tính “xuyên táo”, tức là liên kết rộng mở từ người này, nhóm này sang người khác, nhóm khác, vì vậy có thể là môi trường tiềm năng để quảng bá chính sách, truyền bá ý tưởng cho tất cả mọi người, thúc đẩy sự trao đổi những quan điểm đa chiều về các vấn đề chính sách.Trong không gian “hỗn độn” của truyền thông xã hội, nếu chịu khó người ta có thể tìm thấy nhiều những câu chuyện, vấn đề chính sách. Ngay cả khi người viết có vẻ như không chủ ý bàn về chính sách thì những vấn đề của cuộc sống được đưa lên Facebook cũng có thể “động” đến các chính sách.Các bài viết, ý kiến bình luận có thể gợi ra những ý tưởng hữu ích cho cả công chúng, báo chí và những người làm chính sách. Đây là kênh phản hồi nhanh nhạy về các vấn đề chính sách trên cả hai phương diện: thực tế và ý kiến, quan điểm.Do mạng xã hội có tính chất vô giới hạn nên có thể đưa các vấn đề chính sách lên truyền thông xã hội để thăm dò, đo tâm trạng công chúng cho cơ quan làm chính sách, hoặc gây sức ép để đẩy vấn đề chính sách lên. Qua truyền thông xã hội có thể “châm ngòi nổ”, tạo làn sóng dư luận về các vấn đề chính sách, buộc các cơ quan nhà nước phải lên tiếng hoặc có giải pháp khắc phục.Truyền thông xã hội giúp công dân trở thành những tác nhân hiệu quả hơn trong quy trình chính sách. Nó là những phương thức ít tốn kém, hướng đến cá nhân để phổ biến thông tin, kêu gọi người ủng hộ từ những nhóm khác nhau trong xã hội.Nhờ đó, truyền thông xã hội dỡ bỏ các rào cản đối với những hành động tập thể, mang lại quyền lực nhiều hơn cho công dân trong việc tác động lên việc xây dựng, ban hành chính sách và theo dõi hoạt động của các nhà làm chính sách.Bên cạnh đó, truyền thông xã hội cho phép người sử dụng giao tiếp với các cơ quan nhà nước, các quan chức một cách thoải mái hơn, có tính tương tác cao. Nó có thể làm cho người dân từ bỏ ý nghĩ rằng các cơ quan nhà nước “quá khắc khổ, phản ứng kém, lạc hậu với đời sống hiện đại”. Nhất là truyền thông xã hội là kênh có thể thu hút giới trẻ vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách.Đương nhiên việc sử dụng truyền thông xã hội trong quy trình chính sách có những bất tiện: thông tin có thể bị nhiễu loạn, không được chọn lọc, khó kiểm soát; có thể những người “chém gió” giỏi, được nhiều người theo dõi lại ít hiểu biết về chính sách, khiến người đọc hiểu nhầm về chính sách. Khó kiểm nghiệm được tính chính thống, chính xác của những thông tin, những câu chuyện hoặc sự kiện.Rất ít "like" và “còm”Trên các phương tiện truyền thông xã hội, các vấn đề chính sách không phải là mối quan tâm chủ yếu, thường xuyên của những người tham gia. Ngay cả số nhà báo thường xuyên sử dụng kênh này để chuyển tải thông tin về chính sách cũng không nhiều, phần lớn là những status ngắn dạng điểm tin hoặc dẫn link đến bài báo về chính sách.Chỉ một số blogger, facebooker thường xuyên có các bài, status về các vấn đề chính sách. Những người theo dõi, bình luận các bài này không nhiều, hay nói như cư dân mạng là rất ít like và “còm”.Gần 20% số người được hỏi (trong khảo sát nói trên) chưa bao giờ đăng thông tin về các vấn đề chính sách trên truyền thông xã hội. Đây là tỉ lệ khá lớn nếu tính đến đặc thù nghề nghiệp của những người được hỏi là những người ít nhiều viết về chính sách. Một số diễn đàn của các nhà báo trên Facebook có hàng ngàn thành viên, nhưng các vấn đề chính sách đưa lên khá ít người đọc, và càng rất ít phản hồi, bình luận.Các cơ quan nhà nước cũng đang bỏ trống kênh này để quảng bá chính sách, thu hút sự tham gia của các nhóm trong xã hội vào quy trình chính sách.Ở Quốc hội, mới chỉ có vài đại biểu Quốc hội có tài khoản Facebook với một số lượng friend ít ỏi, lác đác các bài và bình luận, mà cũng không phải về các vấn đề chính sách. Các diễn đàn khác nhau của Quốc hội cũng chưa bao giờ đề cập việc sử dụng kênh tương tác này.Tuy vậy, ta đã được chứng kiến những trường hợp truyền thông xã hội tạo hiệu ứng tích cực trong việc xây dựng, ban hành chính sách, như dừng việc chặt cây xanh ở Hà Nội, dừng các dự án xây đập thủy điện trên sông Đồng Nai, nâng cao nhận thức của xã hội, các nhà làm chính sách về việc kết hôn giữa người đồng tính, song tính và chuyển giới, một số chính sách giao thông...Những trường hợp dẫu còn ít ỏi này cho thấy việc sử dụng truyền thông xã hội nhiều hơn để đưa thông tin đa chiều, khách quan về chính sách... có thể dẫn đến sự thay đổi tích cực trong tạo dựng và thực thi chính sách.Một số cơ quan quản lý và chính khách Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm truyền thông xã hội, ví dụ như fanpage của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.Fanpage của bộ trưởng Bộ Y tế nhận được nhiều ý kiến ủng hộ cho sự mạnh dạn và ý thức sử dụng một phương tiện truyền thông mới vào việc quảng bá, xây dựng chính sách, dẫu cũng chính dư luận “phê” rằng các trang này thiếu chiến lược vận hành, cần được cải tiến nhiều để không chỉ “nghe” mà còn “nói”, tăng tính tương tác, liên kết, tính chuyên nghiệp.Truyền thông xã hội đang nhanh chóng trở thành công cụ giao tiếp chính trị thông dụng của nghị viện, các nghị sĩ và giới chính trị gia nhiều quốc gia khác. Quốc hội Brazil, Hàn Quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội để thu thập ý kiến công chúng về các dự luật. Các ủy ban của Hạ viện Anh dùng Twitter để mời gọi công chúng gửi hàng trăm câu hỏi giúp ủy ban có thêm chứng cứ trong phiên điều trần đối với bộ trưởng; nhiều nghị viện, nghị sĩ của Pháp, Anh, Mỹ, Mexico, thậm chí Afghanistan có trang Facebook để giao tiếp hiệu quả với công chúng, cử tri.Đến với cư dân mạngĐối với các cơ quan làm chính sách như Quốc hội, các bộ, chính quyền địa phương hãy đến những nơi nào có mặt đông đảo người dân, mà truyền thông xã hội chính là một nơi như vậy.Dĩ nhiên, như mọi hoạt động khác, việc sử dụng truyền thông xã hội cũng cần có kỹ năng, chiến lược, kế hoạch. Phải xác định rõ ràng mục tiêu sử dụng truyền thông xã hội; hướng tới những ai, ai là trọng tâm; thông điệp gửi tới họ là gì; bằng cách nào; trông đợi gì từ họ; những rủi ro có thể gặp phải... để hướng dẫn, hỗ trợ các quan chức, đại biểu Quốc hội dùng các công cụ này.Những vấn đề pháp lý cũng cần được lưu ý khi sử dụng truyền thông xã hội trong quy trình chính sách, ví dụ vấn đề bản quyền, quyền riêng tư, bí mật cá nhân, vu khống; những trường hợp, các bài viết, đoạn bình luận của công dân phải để ẩn danh; những điều không được làm như: không khích bác, bôi xấu các cơ quan, tổ chức, cá nhân; không đăng bài, bình luận mang tính bạo lực, phân biệt chủng tộc, giới tính.Người dân mong đợi các cơ quan làm chính sách song hành với những thay đổi trong xã hội. Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác có thể có một chỗ đứng chính danh trên truyền thông xã hội, cho công chúng thấy sự hiện diện, bộ mặt của mình trên đó. Đồng thời, các cơ quan làm chính sách cũng là nơi xây dựng, ban hành các quy định để tạo điều kiện, cơ sở pháp lý cho công chúng tham gia quy trình chính sách bằng hình thức truyền thông mới mẻ, hấp dẫn này.■Tôi có tài khoản Facebook và thường xuyên vào để đọc các thông tin xã hội. Nhưng với lượng bạn bè hạn chế là người thân trong gia đình và một số người quen biết khác, tôi ít khi bình luận hoặc viết gì trên Facebook của mình mà chỉ quan sát thôi.Facebook hay mạng xã hội có những lợi ích nhất định đối với việc chia sẻ thông tin. Nhưng tôi nhận thấy những người vào Facebook nhiều thường là những người trẻ, dưới 40 tuổi, nhiều người rất dễ tin vào những điều được truyền đi, đôi khi chưa chắc đã là sự thật.Họ thể hiện quan điểm của mình nhiều hơn và có tác động đến cộng đồng mạng. Trong khi số người lớn tuổi (trên 40) thì lại lặng lẽ quan sát, ít khi bình luận, hoặc chỉ bình luận khi đã cân nhắc rất kỹ. Thông tin trên mạng xã hội nhiều khi xô bồ và thiếu kiểm chứng, thiếu thực tế.Có điều kiện tiếp xúc với cử tri trên Facebook cũng rất tốt nhưng đại biểu Quốc hội không thể đủ thời gian để xác minh những thông tin ấy có đúng hay không. Nếu đã tham gia mạng xã hội thì cần có thời gian để tiếp nhận và trả lời các thông tin đó, nếu không thể trả lời được toàn bộ thắc mắc của cử tri trên Facebook thì cũng không đạt được hết mục đích vì cử tri của mình.Trung tướng Trần Văn Độ (đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang)Tôi không có tài khoản Facebook cũng như các mạng xã hội khác, dù biết đây là một kênh thông tin tiếp cận với cử tri rộng hơn. Mạng xã hội có tính phản biện tốt, chia sẻ cộng đồng một cách rộng rãi, nhưng nó cũng có nhiều điểm phản tác dụng, chẳng hạn những thông tin sai và xấu được đưa lên mạng xã hội thì lan truyền rất nhanh mà không ai có thể kiểm soát nổi. Ở một khía cạnh khác, mạng xã hội cho thấy ai muốn nói gì, muốn chia sẻ gì cũng được mà không cần biết đến hậu quả thế nào.Ông Nguyễn Sỹ Cương (đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) Tags: Mạng xã hộiCộng đồng mạngKết nối cử triMạng xã hội và chính sách
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
KOL Huyền Phi từng ở nhà dột, hút hàng triệu người theo dõi để bán hàng Việt thế nào? BÔNG MAI 22/11/2024 Gắn liền với bộ đồ bà ba giản dị, giọng nói dễ mến, Huyền Phi đưa hàng triệu người xem trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị qua video nấu ăn, đi ruộng... Sau tháng ngày ở nhà dột, kiếm ăn từng bữa, cô đổi đời, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Tình báo Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500km/h THANH HIỀN 22/11/2024 Cơ quan tình báo của Ukraine nhận định tên lửa Nga tấn công hôm 21-11 đã bay trong 15 phút trước khi va chạm ở thành phố Dnipro và đạt tốc độ tối đa vượt quá Mach 11 (trên 13.500km/h).