TTCT - Con số tăng trưởng chung cho hầu hết các ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 là âm 12-15% so với cùng kỳ 2022. Tính ra con số tuyệt đối thì tương đương xấp xỉ 50 tỉ USD giá trị xuất nhập khẩu. Công nhân làm việc tại Công ty TNHH MTV công nghệ cao Điện Quang trong Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: QUANG ĐỊNHSo với mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2023 là 6,5% thì 6 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 2,7%, trong khi từ giờ tới cuối năm, tình hình e là khó có đột biến để tăng trưởng có thể vọt lên gần 9% hòng bù đắp cho nửa đầu năm không suôn sẻ.So sánh với các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, tình hình của họ khả quan hơn, với tỉ lệ tăng trưởng trên 4%. Điểm khác biệt có thể là nhu cầu nội địa của các quốc gia này đã tăng trở lại, trong khi trụ cột đấy của nền kinh tế ở Việt Nam đang trì trệ và các dấu hiệu khởi sắc vẫn còn mờ nhạt.Các trụ cột tăng trưởngChính phủ đã huy động nhiều phương cách để khởi động và đẩy động cơ đầu tư công vào đường ray. Kết quả giải ngân 6 tháng đạt 30% số vốn dành cho năm 2023 cũng đã là nỗ lực đáng ghi nhận và ít nhiều tạo được hy vọng nơi một trụ cột tăng trưởng chủ đạo. Điểm đáng lo vẫn nằm ở khu vực FDI, nơi phụ thuộc vào nhu cầu thế giới - bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu.6 tháng qua, các thị trường này hầu như tăng trưởng âm. Ngay cả Trung Quốc cũng đang gặp nhiều vấn đề với thị trường nội địa. Đáng lo hơn nữa là sự phụ thuộc vào một số ít "đại bàng" của nền sản xuất nói chung. Điển hình như Bắc Ninh, một thủ phủ công nghiệp miền Bắc, cũng là nơi tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp đội sổ trong quý 2-2023: -19%. Nguyên nhân có thể tóm tắt trong một từ: Samsung.Doanh nghiệp này, với 4 nhà máy ở Việt Nam, chiếm đến 20% giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, tức khoảng 70-75 tỉ USD/năm. Riêng ở Bắc Ninh, phải có đến 3/4 doanh nghiệp FDI lẫn nội địa có dính dáng đến Samsung. Do đó khi đại công ty Hàn Quốc hắt hơi sổ mũi, lập tức địa phương này lao đao, từ hệ thống nhà thầu phụ sản xuất linh kiện đến nhà cung cấp suất ăn công nghiệp hay cả đội ngũ lái taxi trong các khu công nghiệp.Quy mô xét về giá trị của Samsung tại Việt Nam, nếu lấy doanh số trung bình của một doanh nghiệp FDI khoảng 1 triệu USD/tháng, sẽ tương đương 6.000 doanh nghiệp, tức xấp xỉ 1/3 số lượng doanh nghiệp FDI hiện có ở Việt Nam! Nhìn vào các con số này, có thể thấy mức độ ảnh hưởng lớn đến như thế nào của một doanh nghiệp FDI lên cả nền kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà trong đợt khủng hoảng thiếu điện hồi tháng 6, rất nhiều phụ tải các khu công nghiệp ở Bắc Ninh phải chịu những lịch cắt điện rất oái oăm, nhưng điều đấy đã không xảy ra với Samsung Electronics và các nhà thầu phụ chủ chốt.Mở rộng cơ cấu FDI và cơ cấu kinh tếViệc đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho doanh nghiệp hoạt động là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, mặt trái của nó là đôi khi một doanh nghiệp có quy mô quá lớn lại gây ra tình trạng bất bình đẳng hoặc phụ thuộc thái quá đi kèm nhiều rủi ro. Dễ hiểu rằng về lý thuyết phát triển kinh tế, sẽ tốt hơn nếu có 20 công ty FDI chiếm 40% năng lực sản xuất của quốc gia thay vì 2 công ty chiếm 35%.Vấn đề không chỉ là quản trị rủi ro, mà còn là cơ hội phát triển cho những công ty vệ tinh và khả năng bứt phá của các công ty quy mô trung bình, vốn cũng là phần lớn các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Chúng ta có thể thấy điều đấy ở Việt Nam: để một nhà thầu phụ nội địa của Samsung trở thành tập đoàn lớn có khả năng lắp ráp hoàn chỉnh như Foxconn Hồng Hải của Đài Loan là hầu như không thể; trong khi những công ty nội đi theo hướng khác lại có cơ hội - như trường hợp Thaco Trường Hải.Ngay cả ở Hàn Quốc, việc các chaebol nắm hầu hết các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế (công nghiệp nặng, hóa chất, điện tử, vận tải…) cũng đã tạo ra điểm nghẽn cho sự phát triển: dưới các chaebol là các công ty thân hữu, và số các công ty có quy mô trung bình vươn lên thành lớn là rất ít vì khả năng cạnh tranh đã bị bóp nghẹt. Điều này còn tạo ra ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội, khi có được vị trí làm việc cho đại công ty là đương nhiên trở thành thành viên một tầng lớp cao trong xã hội.Là nước tiếp nhận và cần nguồn vốn FDI, Việt Nam không nhiều có dư địa trong quyền chủ động lựa chọn "đại bàng". Việc trải thảm đón những đại công ty đã và vẫn luôn phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế. Tuy nhiên, điều cần làm song song là tạo lập được một môi trường và chính sách mà các công ty có quy mô vừa phải vẫn có thể tồn tại và phát triển. Cách làm của Malaysia trong quá khứ có thể học hỏi: những năm 1980, quốc gia này có chính sách hướng đông trải thảm ưu tiên đặc biệt cho Nhật Bản. Quả ngọt là Malaysia đã trở thành quốc gia công nghiệp mới và sau 20 năm có được một thế hệ sẵn sàng cho những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. ■ Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2021, khu vực FDI có 18.762 doanh nghiệp, trong đó 16.455 doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Dù chỉ chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp cả nước, doanh thu thuần của doanh nghiệp FDI bình quân giai đoạn 2016-2019 là 6,3 triệu tỉ đồng, chiếm 28,4% tổng doanh thu của doanh nghiệp cả nước. Tags: Xuất nhập khẩuKhu công nghệ caoMục tiêu tăng trưởngNgành công nghiệpGiá trị xuất khẩuDoanh nghiệp FDISản xuất linh kiệnCông nhân làm việc50 tỉ USDPhát triển kinh tế
Tin tức thế giới 12-11: Ông Trump công bố đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc; Ukraine gặp khó tứ bề BÌNH AN 12/11/2024 Triều Tiên phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Nga; Mỹ tấn công các mục tiêu có liên hệ với Iran tại Syria.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, ông Trump khẳng định coi trọng hợp tác kinh tế với Việt Nam DUY LINH 12/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã trao đổi đánh giá về quan hệ song phương, cũng như phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại trong cuộc điện đàm tối 11-11.
'Thương vụ' hòa bình của ông Trump ở Ukraine LỤC MINH TUẤN 12/11/2024 Ngay sau chiến thắng áp đảo vừa qua, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lập tức bắt tay vào thực hiện cam kết sẽ kết thúc chiến sự ở Ukraine 'trong vòng 24 giờ'.
Tin tức sáng 12-11: Tân Tạo nói không có công ty nào dám kiểm toán cho họ TUỔI TRẺ ONLINE 12/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội; Cổ phiếu một doanh nghiệp bất động sản vào diện cảnh báo; "Cơn mưa" tiền mặt cổ tức về cuối năm, một công ty Sông Đà sắp chi hàng trăm tỉ...