TTCT - Thể thao phải tách rời khỏi chính trị. Đó là điều chúng ta thường được nghe thấy từ các nhà hoạt động thể thao. Nhưng trên thực tế đó chỉ là một giấc mơ chưa bao giờ trở thành hiện thực. Trong những ngày trước hôm 24-7, cả thế giới chú mục vào các cuộc họp liên miên của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) chờ đợi phán quyết về số phận của một trong những nền thể thao hùng mạnh nhất - Nga. Câu hỏi là liệu họ có bị loại khỏi Olympic 2016 sẽ khai mạc ngày 5-8 tại Brazil hay không? Trước đó, Liên đoàn Điền kinh thế giới đã quyết định cấm tất cả 68 VĐV điền kinh Nga tham gia Thế vận hội mùa hè 2016 với cáo buộc nước này dung dưỡng cho một chương trình gian lận doping có tổ chức, đặc biệt nghiêm trọng bởi được “bật đèn xanh”, thậm chí là tạo điều kiện từ một số quan chức Chính phủ Nga. May làm sao IOC đã không loại thể thao Nga mà đẩy quả bóng trách nhiệm về cho các liên đoàn thế giới của từng môn thể thao. Thể thao nước Nga đã thở phào. Thậm chí, thế giới cũng thở phào bởi không khéo chuyện thể thao lại có thể đưa thế giới quay lại thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhắc đến thời Chiến tranh lạnh, người hâm mộ thể thao không khỏi ngao ngán với hai kỳ Olympic 1980 và 1984. Số là năm 1979 khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, Mỹ đã phản ứng gay gắt trên nhiều phương diện, bao gồm thể thao, và tổng thống Jimmy Carter đã “trừng phạt” Liên Xô với việc không cử đoàn thể thao Mỹ đến Olympic Matxcơva 1980. Năm ấy Olympic buồn hiu hắt. Bởi thời ấy mà vắng Mỹ hoặc Liên Xô thì Olympic còn gì hấp dẫn! Bốn năm sau, đến lượt Mỹ làm chủ nhà Olympic 1984 ở Los Angeles. Và đương nhiên, Liên Xô trả đũa ngay. Cái thời ăn miếng trả miếng nhau trên đấu trường thể thao bởi nguyên nhân chính trị tưởng đã lùi vào dĩ vãng. Nào ngờ bóng ma của nó đã hiện về năm nay khi Nga đứng trước nguy cơ bị loại khỏi Olympic 2016 với lý do có quá nhiều vận động viên dính doping. Nhưng không ít người, không chỉ người Nga, đoan chắc đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, chứ thực chất là chuyện chính trị khi Nga với các nước phương Tây đang căng thẳng đủ mọi vấn đề, từ mở rộng NATO, chiến sự ở Ukraine, Syria cho tới các vướng mắc kinh tế. Có lẽ vì thế mà IOC đã nhượng bộ. Một sự nhượng bộ cũng nhuốm màu chính trị để cứu lấy Olympic?■ Tags: Chính trị thể thaoThể thao phi chính trị
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất? LÊ THANH 06/07/2025 Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.
Bão số 2 tiếp tục tăng cấp, gió mạnh cấp 12, giật cấp 15 CHÍ TUỆ 06/07/2025 Trưa 6-7, cường độ bão số 2 (tên quốc tế Danas) tiếp tục mạnh lên đầu cấp 12, giật cấp 15. Dự báo trong 24 giờ tới, bão đi vào vùng biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).
Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025 NGUYÊN BẢO 06/07/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.
Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng TRẦN VĂN NGHĨA (NGƯỜI LÁI DRONE CỨU 2 EM NHỎ KẸT LŨ TRÊN SÔNG BA) 06/07/2025 Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.