TTCT - Buổi sáng, cà phê ở quán cóc ven đường, tình cờ gặp lại người thầy dạy văn hồi phổ thông. Thầy cầm trên tay một xấp rất nhiều tập tài liệu mà sau đó tôi mới biết là giáo án. Thầy bảo đang chờ “khách hàng”. Vui miệng, tôi dè dặt hỏi giờ thầy buôn bán gì mà hẹn khách sớm vậy. Thầy bảo “buôn giáo án”. Giật mình! Sau khi hỏi chuyện công việc, gia đình tôi ra sao, thầy lại quay sang ngay đề tài “buôn” của mình. Nghe thầy kể, tôi không biết nên cười hay khóc. Phóng to Minh họa: Lê Thiết Cương Thời buổi ngày càng hiện đại, chất lượng đào tạo nhân lực của các trường đại học, cao đẳng - nhất là ngành sư phạm - theo các chuyên gia giáo dục trong nước đánh giá thì ngày càng được nâng cao. Nhưng không hiểu sao theo thầy tôi bây giờ giáo viên văn cấp II ra trường không mấy ai soạn được cái giáo án cho đúng chuẩn cả. Vậy là họ phải tìm cách “khắc phục”. Nhiều thầy cô giáo trẻ và cả thâm niên nữa lên mạng tải các bài giáo án về, chỉnh sửa lại thành giáo án của mình. Nhưng hỡi ôi, giáo án đưa lên mạng của các trang web chưa hẳn đã hoàn chỉnh, chưa kể có lúc gây tai họa bởi lỗi font chữ, lệch số liệu, ngày tháng... Có thầy cô tải giáo án trên mạng về in ra, khi đoàn kiểm tra tới mới phát hiện là giáo án của một ai đó tận ngoài Hà Nội. Phía trên giáo án có tên người soạn mà giáo viên này vẫn không biết làm sao thay đổi tên, đành để vậy... Nói chung, rất nhiều chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc soạn giáo án hiện đại. Cuối cùng, nhiều thầy cô quyết định đi mua cho chắc. Thầy giáo dạy văn của tôi có kiến thức rộng và kinh nghiệm dạy lâu năm nên đầu tiên có một số thầy cô nhờ soạn giúp. Dần dần, thấy giáo án thầy soạn hay, nhiều người tìm đến, không lẽ cứ soạn giùm, thầy bắt đầu lấy tiền. Cuộc mưu sinh bằng những trang giáo án bắt đầu từ đó. Giờ các “mối làm ăn” của thầy đã lên tới con số gần 100 cả trong và ngoài tỉnh. Cứ giáo án môn văn một lớp là 100.000 đồng. Còn nếu mua giáo án từng bài hoặc 5-10 bài thì giá cả lại khác. Giáo án môn văn toàn cấp bốn lớp thì 400.000 đồng. Cứ thế, mùa khai trường năm nào thầy cũng bận bịu với việc buôn bán của mình. Vất vả không kém là những lúc thầy cô các trường được các phòng, sở giáo dục về kiểm tra giáo án. Nhất là những giáo viên dạy văn ở các huyện miền núi, ngoài lúc cấp trên về kiểm tra thì giáo án thật ra chẳng có tác dụng gì với bài dạy cả. Những lúc ấy, có khi đang đêm nhận được điện thoại, thầy phải làm việc suốt đêm để có “hàng” theo yêu cầu của khách. Thật tình cũng không sướng hơn gì với những nghề buôn khác. Theo thầy thì làm giáo án mới hoàn toàn không khó. Chỉ cần mẫu sẵn, ai cần bài gì, lấy trên mạng về bỏ vào file, chỉnh sửa, đánh lại tên giáo viên, tiết dạy, ngày - tháng - năm rồi in ra. Nếu ai muốn tự in, thầy sẽ gửi giáo án qua email hoặc khách đem USB đến chép trực tiếp. Giáo án trọn bộ một lớp hoặc bốn lớp thì theo thầy cũng không có gì khó. Cứ quy trình ấy, sửa tên người dạy, sửa ngày dạy và một số từ, câu cho khác đi một chút là xong. Công việc hoàn chỉnh. Người mua vui, người bán khỏe. Ngồi cà phê sáng với thầy mà lòng thấy quá nhiều trăn trở. Ngày xưa ở thế hệ chúng tôi, cách nay chỉ gần mười năm thôi, trang giáo án vẫn còn là nét đẹp của thầy cô in sâu vào lòng những đứa học trò nhỏ như tôi ngày ấy. Thường thì các thầy, các cô soạn bằng bút mực trên những cuốn vở lớn dùng riêng soạn giáo án. Ngày ấy làm gì có giáo án trên mạng, làm gì có các cuốn sách soạn giáo án mẫu như bây giờ. Rồi lên lớp, dù có thuộc kiến thức tới đâu, cuốn giáo án vẫn là điều không thể thiếu trên bàn giáo viên và các thầy cô rất quý nó. Có lần, lớp tôi vì thầy cho điểm kém, nghịch dại, đem giấu giáo án của thầy đi. Thầy không nói gì nhiều, chỉ bảo rằng qua mấy mươi năm đi dạy, cuốn giáo án viết tay hằng năm như đã là một phần sinh mạng của mình. Rồi thầy bật khóc. Tôi còn nhớ hình ảnh ấy cho đến tận bây giờ. Trong nền giáo dục mang đậm tinh thần hiếu học và năng động như Việt Nam ta, đã đến lúc cái gì cũng có thể đem ra bán buôn được hay sao? Tags: Câu chuyện giáo dụcBuôn giáo án
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.