TTCT - Đó là đánh giá của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Trao đổi với Tuổi trẻ - như một ý kiến đóng góp xây dựng bản chiến lược quan trọng này, GS Thuyết nhìn nhận: Phóng toTTCT - Đó là đánh giá của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Trao đổi với Tuổi trẻ - như một ý kiến đóng góp xây dựng bản chiến lược quan trọng này, GS Thuyết nhìn nhận: Xây dựng chiến lược giáo dục đến 2020 và công bố rộng rãi lấy ý kiến toàn dân là một việc có ý nghĩa vì giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn được nhân dân quan tâm. Việc công bố dự thảo chiến lược sẽ làm cho người dân đầu tư vào những vấn đề lớn hơn của giáo dục, lớn hơn những gì xưa nay vẫn bàn cãi, tranh luận. Nếu cả xã hội chỉ quan tâm đến những chuyện vụn vặt, những chi tiết lẻ tẻ thì để tạo ra một thay đổi lớn trong giáo dục là cực khó. Lâu nay, đối với giáo dục thường khi có chuyện gì cụ thể xảy ra thì từ người dân đến lãnh đạo đổ xô vào bàn cãi. Vì thế tôi cho rằng Bộ GD-ĐT lần này đưa chiến lược ra để bàn thảo, góp ý kiến là rất đúng, vì đó là đường hướng cho cả một nền giáo dục. Đây là bản chiến lược cho giai đoạn 2008-2020. Trước đó có chiến lược giáo dục đến 2010 nhưng không mấy ai quan tâm, dân không biết đến... Tôi cũng tự hỏi không biết ngành giáo dục có đi theo chiến lược đó không? Sao chưa có tổng kết, đánh giá những gì đã làm được, chưa làm được trước khi bắt tay vào chiến lược cho giai đoạn mới này? * Vậy đối với bản dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020 GS đánh giá như thế nào? Bản chiến lược này xứng đáng được coi là “tầm nhìn đến 2020” của ngành giáo dục chưa? - Chiến lược giáo dục lần này đặt ra một số chỉ tiêu quan trọng. Những chỉ tiêu đó được xây dựng trên cơ sở những mối quan tâm của ngành cũng như của Chính phủ trong phát triển giáo dục. Nhưng không biết có phải do muốn nâng tầm chiến lược đó lên hay không mà trong đó có nhiều chỉ tiêu tôi thấy còn duy ý chí, không hiện thực. Trước hết là chỉ tiêu phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, 99% trẻ 5 tuổi được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Tôi thấy lo ngại cho chỉ tiêu này vì không thấy trong chiến lược có những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong khi như hiện nay, kinh phí ngân sách chi cho giáo dục mầm non chưa đáng kể, lương GV mầm non thấp, trường lớp, cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn, nhất là ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn. Muốn thực hiện được chỉ tiêu này phải đầu tư không nhỏ trong nhiều năm liền. Theo tôi, ưu tiên trước mắt của giáo dục mầm non là ưu tiên đầu tư cho vùng dân tộc ít người để trẻ em có thể theo được chương trình khi vào tiểu học, cần có chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi các dân tộc này. Mục tiêu đáng bàn nữa là đến năm 2020 có trường ĐH lọt vào top 200 trường hàng đầu của thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta có cần có trường lọt vào top 200 của thế giới hay không? Ta là nước đang phát triển, đặt ra mục tiêu đó có cần thiết, có phù hợp không? Mặt khác, có hiện thực không? Hay chúng ta cần quan tâm đến những mục tiêu hiện thực, cần thiết hơn và tập trung nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu đó. Ví dụ như tăng tỉ lệ SV đào tạo ra trường đáp ứng được yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp, của xã hội, nâng mặt bằng năng lực, trình độ của SV tốt nghiệp ĐH sao cho không quá chênh lệch với các nước... Trong chiến lược này, chúng tôi thấy ngành giáo dục chưa “thuyết minh” cho mọi người hiểu vì sao chúng ta cần có trường ĐH trong top 200 của thế giới, chưa đưa ra những luận cứ thuyết phục mọi người thấy sự cần thiết và khả năng chúng ta sẽ có được trường ĐH này. GS.TS Simon Marginson (Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH thuộc ĐH Melbourne, Úc): Sớm nhất là 2060! “... Căn cứ vào tình trạng giáo dục ĐH hiện tại và mức độ phát triển của quốc gia, nếu sử dụng một danh sách danh tiếng xếp hạng 200 trường hàng đầu thì mục tiêu đặt ra là cao. Thậm chí, trong những hoàn cảnh rất thuận lợi thì mục tiêu này cũng chỉ đạt được vào thời gian xa hơn nhiều sau năm 2020. Nếu như đây là một mục tiêu có ý nghĩa, nó cần có cơ sở là một chỉ số có giá trị, hướng tới nhu cầu thực của quốc gia đối với năng lực toàn cầu, và nó phải có khả năng đạt được trong tương lai... Mục tiêu đứng trong 200 trường ĐH hàng đầu không phải là tham vọng nhỏ. Điều đó không thể đạt được nếu chỉ có sự nỗ lực của riêng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường ĐH. Cần lưu ý rằng thậm chí với việc đầu tư theo mức của Trung Quốc và Hàn Quốc được thực hiện ngay lập tức thì cũng không thể đạt kết quả xếp hạng trong top 200 của ĐH Giao thông Thượng Hải vào năm 2020. Một mục tiêu hiện thực hơn, tuy vẫn còn khó, là đạt kết quả xếp hạng trong top 500 của bảng xếp hạng này vào năm 2025 hoặc 2030. Việc tạo ra các trường ĐH “khoanh vùng” chất lượng cao có thể cũng đòi hỏi một cuộc cải cách từ gốc đến ngọn về tổ chức của trường ĐH và văn hóa của giảng viên trong khi vẫn duy trì bản sắc dân tộc rõ ràng. Một thời gian biểu hiện thực hơn cho mục tiêu trường ĐH top 200 đối với VN có lẽ sẽ là năm 2060 hoặc muộn hơn!”.* Có một điểm mới trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020 là đặc biệt coi trọng vai trò của ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh, với những chỉ tiêu cho HS từ tiểu học đến người tốt nghiệp ĐH. Đây có thể coi là một chỉ tiêu quan trọng góp phần phát triển năng lực của người VN trong thời kỳ hội nhập như chiến lược đề ra, thưa GS? - Theo quan điểm của tôi, tiếng Anh cực kỳ quan trọng nhưng không quyết định sự phát triển. Hàn Quốc, Nhật Bản không giỏi tiếng Anh hơn ta nhưng vẫn phát triển hơn ta. Ngoại ngữ cần nhưng chỉ là công cụ, không thay thế được những năng lực khác. Đào tạo ngoại ngữ như thế nào cũng phải tính toán. Tiếng Anh hiện là một ngôn ngữ phổ biến, là công cụ giao tiếp. Chọn tiếng Anh để phổ cập là đúng hướng, có triển vọng nhưng ta cũng cần cân nhắc vì đã có những bài học trong quá khứ. Đừng tôn sùng một cách quá đáng một ngoại ngữ nào đó. Quay trở lại với chỉ tiêu dạy bắt buộc tiếng Anh từ lớp 3 cho tất cả HS tiểu học, tôi khẳng định là không khả thi. Hiện chương trình tiểu học đã bị đánh giá là quá tải. Cần cân nhắc khi đưa thêm một khối lượng bắt buộc vào chương trình. Nhưng quan trọng hơn, nhiều địa phương không có điều kiện về giáo viên, phương tiện để thực hiện. Chúng ta chỉ nên khuyến khích việc mở rộng dạy tiếng Anh chứ đừng bắt buộc vì sẽ không khả thi. Yêu cầu SV tốt nghiệp ĐH “có khả năng sử dụng tiếng Anh” theo tôi cũng không khả thi và không nên. Theo tôi nên quy định là SV tốt nghiệp ĐH phải sử dụng được một thứ ngoại ngữ giao tiếp thông thường, đọc được tài liệu... Còn nghiên cứu viên, giảng viên có trình độ học vấn sau ĐH phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. Không nên bắt buộc phải là tiếng Anh, không nên độc tôn một ngoại ngữ. Nên để nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân tự điều tiết. Để thực tế tự điều chỉnh, nếu thấy cần ngoại ngữ nào, người ta sẽ học... * Thưa GS, dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020 đặt mục tiêu chậm nhất năm 2015 sẽ áp dụng trên toàn quốc chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng ta vừa mới chỉ hoàn tất việc thay chương trình đối với giáo dục phổ thông. Liệu có nên tiếp tục xây dựng một chương trình mới để thay trong vòng vài năm nữa không? - Một chương trình giáo dục phổ thông ở các nước chỉ có tuổi thọ chừng 10 năm. Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay ban hành từ 2001. Đến 2015 là đã được 14 năm, cũng nên ban hành một chương trình phổ thông mới. Nhưng muốn làm như thế thì ngay từ bây giờ đã phải có sự chuẩn bị, cử người đi học về làm nòng cốt xây dựng chương trình, biên soạn SGK mới. Để làm được chương trình tốt, rút kinh nghiệm những vấn đề đã được góp ý trước đây, những người làm chương trình phải được đào tạo. Để xây dựng chương trình cần ít nhất hai năm, sau đó cần bốn năm để thí điểm. Mất ít nhất sáu năm mới có được một chương trình mới. Với thời gian chúng ta có từ nay đến năm 2015 là vừa. Nhưng hiện nay còn chưa có gì, nếu chưa bắt tay vào thì mục tiêu này sẽ không trở thành hiện thực vào năm 2015.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu chuyến thăm Pháp DUY LINH 04/10/2024 Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã đến Pháp, bắt đầu các hoạt động từ ngày 4-10 với nhiều nội dung quan trọng.
Tin tức sáng 4-10: Giá USD ngân hàng bất ngờ bật tăng; 'Ém' loạt giao dịch, một công ty bị phạt nặng TUỔI TRẺ ONLINE 04/10/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm ở nhiều kỳ hạn; Xu hướng doanh nghiệp dùng AI tìm nhân sự, sàng lọc hồ sơ xin việc; Chủ tịch một doanh nghiệp nhà nước xin nghỉ sau chưa đầy nửa năm...
Mỹ bất lực, đau đầu với Trung Đông THANH BÌNH 04/10/2024 Những câu chuyện hậu trường được tiết lộ cho thấy: Sau một năm cố gắng, có lẽ Mỹ đang ngày càng bất lực và không thể ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông.
Phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi về cây trồng tại Hà Nội còn bọc nguyên vỏ bao xi măng ở rễ PHẠM TUẤN 03/10/2024 Liên quan tới việc cây xanh tại Hà Nội không tháo bầu cây khi trồng bị bật gốc sau bão số 3, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sẽ truy tìm chủ đầu tư.