TTCT- Chị H., một người mẹ, đến gặp tôi xin tư vấn. Chị H. than con trai chị (tên N., đang học lớp 9) thường xuyên không kiểm soát được sự giận dữ và chị không biết phải làm sao với con. Cháu hay đập phá đồ đạc trong phòng và trong một thời gian dài cháu không thể thoát ra khỏi tình trạng này. fr.clipart.me Chị H. không phải là phụ huynh duy nhất gặp vấn đề về sự giận dữ bất thường của con mình. Stress hơn người lớn ? Chị N., nhà ở Q.Tân Phú (TP.HCM), cũng than thỉnh thoảng chị giật mình vì con trai chị đấm vào tường thình thình trong phòng. Có lúc cậu hét váng lên, nhưng khi chị hỏi thăm thì cậu không nói. Và nếu các cậu con trai có những biểu hiện “mạnh” như thế, thì những cô gái tuổi teen cũng có cách riêng bày tỏ sự bực tức của mình. Như M., con gái anh H. ở Q.Bình Thạnh. Từ một cô bé bình thường, gần đây anh thấy con trở nên ít vui cười, mặt lúc nào cũng quàu quạu. Hỏi thăm thì con gái nói bực mình chuyện các cô bạn học cùng lớp. Hỏi dấn tới thì con bảo: “Ba mẹ hãy để con yên”. Anh H. than với tôi: “Nó làm như còn stress hơn cả tui nữa”. Dĩ nhiên việc học của những cháu này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Làm thế nào để hiểu và giúp những người trẻ này giải tỏa hoặc kiềm chế giận dữ, đó là câu hỏi chung tôi luôn gặp sau những “ca” này. Với tôi, đó cũng là một câu hỏi khó và cần một quá trình khá dài để giải quyết vấn đề này. Có lẽ điều đầu tiên ai cũng hiểu nhưng cũng cần phải nhắc lại: tuổi vị thành niên có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Về mặt sức khỏe, các em có một số dư thừa về hormone. Do đó, các em thường có biểu hiện mệt mỏi, cáu gắt và buồn ngủ. Về mặt tâm lý, các em thường muốn cha mẹ và mọi người xung quanh công nhận mình như người lớn, luôn muốn chứng tỏ, khẳng định mình nhưng đồng thời các em dễ tổn thương và rất mong muốn được cha mẹ quan tâm chăm sóc như trước đây. Các em hay buồn bã, hờn giận, hay cảm thấy tủi thân và cô đơn. Các em luôn mang trong mình vô số mâu thuẫn mà cha mẹ không hiểu được. Sự tủi thân, niềm cô đơn, sự khao khát được “công nhận” chìm sâu trong vô thức của các em dần dần thành một sự thương tổn. Chỉ cần một cơn cớ rất nhỏ, thậm chí rất mơ hồ, sự thương tổn “ái kỷ” đó bùng phát thành một cơn cáu kỉnh kéo dài hay cơn giận dữ mạnh mẽ điên khùng. Thậm chí nhiều em chìm rất sâu trong cơn giận dữ và không biết cách thoát ra. Các em không kiểm soát nổi cảm xúc giận dữ của mình do còn thiếu trải nghiệm của cuộc sống, thiếu sự va đập, cọ xát thực tế, thiếu sự rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc, thiếu sự dẫn dắt và giáo dục của cha mẹ có kinh nghiệm... Sự “bùng nổ” này có rất nhiều dạng và biểu hiện rất khác nhau: la hét, đập phá, cắt tay chân, đập đầu, sống bê tha, bỏ học, bỏ nhà đi bụi, tự tử… Như đã nói trên, ngoài cáu kỉnh kéo dài hay đập phá la hét, các em thường chọn giải pháp “hành hạ bản thân”. Đây chính là cách các em chọn để “hành hạ” người thân yêu của mình. Cụ thể là “hành hạ” cha mẹ vì nghĩ rằng “họ” quan tâm chưa đủ, “họ” chưa hiểu mình, “họ” bỏ rơi mình, “họ” coi thường hay xúc phạm mình. Như trường hợp xin tư vấn vừa nêu, qua trò chuyện tôi phát hiện nguyên nhân con trai chị H. giận dữ kéo dài là do cha mẹ hay so sánh con với anh ruột của N. đang học cấp III, một người anh giỏi giang, lanh lợi và vượt trội nhiều mặt. Sự so sánh đó khiến N. bị tổn thương và cho rằng cha mẹ không thương mình như anh trai. Nhưng cũng có khi sự giận dữ là vì các bạn trẻ chưa biết cách giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống, như trường hợp của cô bé M. “mặt luôn buồn” là do M. bị một dạng “bắt nạt” trong lớp khi một số bạn gái khác đơm đặt nói xấu những điều M. không làm… Quản lí cảm xúc: từ con cái đến cha mẹ Những dư thừa về hormone và nhu cầu được giải phóng năng lượng dư thừa ở tuổi vị thành niên là bức thiết và có thật. Phần lớn cha mẹ thời nay chỉ chăm chú việc quản lý con và các mối quan hệ xung quanh con, bắt con học thật nhiều vì sợ con… hư, con không bằng “con người ta”. Việc thúc ép, kiểm soát và ràng buộc của cha mẹ khiến con trẻ cảm thấy mình như một “tù nhân” trong gia đình. Ước muốn chạy nhảy nô đùa, ước muốn hòa đồng hồn nhiên vào niềm vui của các bạn đồng lứa tuổi bị hạn chế hay triệt tiêu. Chưa kể do chưa có kinh nghiệm, một vài biểu hiện nào đó mà các em cho là “bất thường”, đánh giá xấu con người và tính cách của các em cũng làm các em có thể bực tức, bế tắc. Tất cả những khao khát bị vùi dập ấy, tất cả những bế tắc, thiếu trải nghiệm ấy cũng có thể biến các em thành người hay cáu kỉnh, hay nổi giận. Nếu các bậc cha mẹ hiểu được tâm lý của các con sẽ khiến con bớt bức xúc, giận dữ. Cha mẹ không thúc ép con học, quản lý như “cai tù”, tạo điều kiện cho con mình đến khu thể thao giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho con làm một cuộc cắm trại dã ngoại với bạn bè trong trường trong lớp hay đến một sân bóng vào mỗi cuối tuần. Vui chơi và vận động sẽ giúp các em giải phóng năng lượng dư thừa, là một liều “doping” lớn để các em vui vẻ, yêu đời và bớt những xúc cảm tiêu cực… Khi con giận dữ, cha mẹ cần im lặng lắng nghe, sau đó phân tích cho con hiểu rằng sự giận dữ của con có khả năng gây tổn thương cho người khác. Con phải đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác để hiểu vì sao họ có hành động gây tổn thương cho con. Nếu con tìm cách gây tổn thương lại là một hành động “trả đũa”. Hành động đó sẽ khiến con tự kéo mình ngang bằng với người vừa xúc phạm con. Tha thứ chính là cách làm bản thân con trở nên bình yên và thanh thản. Ngược lại, nếu con đem những bực bội từ trường, lớp học về nhà để giận dữ, càu nhàu hay “nổi điên” với ba mẹ thì chính con là người làm tổn thương ba mẹ, “xả rác” vào không khí gia đình. Mặt khác, chính các bậc làm cha mẹ cũng cần phải quản lý cảm xúc của chính mình. Đôi khi chúng ta cần có những nơi để xả stress hay chốn riêng tư để tĩnh tâm, không bị những ám ảnh về trách nhiệm và bổn phận đè nặng lên cuộc sống tinh thần. Có hạnh phúc thì cha mẹ mới không “đầu độc” bầu không khí gia đình và cuộc sống của con.■ Tags: Người trẻ giận dữTrẻ nổi điênTrẻ hờn giậnTrẻ giận người lớnTrẻ và cha mẹ
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Nhiều ngân hàng thu đậm trở lại từ bán chéo bảo hiểm BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trở lại ở mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) sau thời gian gặp nhiều khó khăn.
Vụ 2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali: Luật sư nói về khả năng vi phạm pháp luật HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng. Việc này có vi phạm pháp luật?
Phó tổng thống Philippines: đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.