TTCT - Khi thế giới ngày càng đông đúc và con người đi lại ngày càng nhiều, những chuyên gia y tế công không thể không đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta có sẵn sàng cho cuộc chiến chống lại một đại dịch hay chưa? arenasimulation.comDịch Ebola bùng phát năm ngoái vẫn chưa tắt hẳn, virút Zika đã lại trở thành mối lo với ngành y tế toàn cầu năm nay, còn trước đó nữa là MERS, H5N1, H1N1 và SARS.Nhìn lại những con số, ai cũng phải rùng mình. Năm 2014, căn bệnh làm cả thế giới sợ hãi tên là Ebola với hơn 27.000 người nhiễm ở 10 nước, hơn 11.300 ca tử vong.Tuy nhiên dù số người chết cao, Ebola chỉ là một đợt bùng phát (outbreak) chứ chưa phải là một đại dịch (pandemic) do nó chưa lan ra toàn cầu. Năm 2012, MERS-CoV (Hội chứng hô hấp Trung Đông) xuất hiện và lan rất nhanh, lấy đi sinh mạng của gần 450 người ở 25 quốc gia.Năm 2009, virút H1N1, còn gọi là “cúm heo”, bùng phát ở 214 quốc gia, khiến hơn 18.000 người thiệt mạng và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố là một đại dịch toàn cầu cho tới tháng 8-2010... Hàng trăm loại bệnh truyền nhiễm gây hại cho con người vẫn đang tồn tại hằng ngày trên hành tinh cả ở vùng nông thôn và thành thị, từ những bệnh lây nhiễm qua côn trùng.Cần cảnh báo sớmMột sáng kiến để xác định sớm những rủi ro có thể lan ra toàn cầu là Mạng lưới cảnh báo và phản ứng toàn cầu (GOARN) do WHO dẫn dắt. Đó là một loạt phòng thí nghiệm, cơ quan y tế cấp quốc gia và những nhóm như Bác sĩ không biên giới báo cáo định kỳ khi một đợt bùng phát bệnh xảy ra. Mục tiêu là xác định sớm, xác nhận và phản ứng kịp thời với các đợt bùng phát.“Tôi khá chắc là sẽ lại có thêm một đại dịch cúm nữa” - Wendy Barclay, trưởng ngành virút học về cúm ở Imperial College, London, nói. Barclay tập trung nghiên cứu nguồn gốc của các đại dịch và tại sao một số loại virút chuyển từ động vật sang người. H1N1 chẳng hạn, đã biến thể ở heo và lây nhiễm sang người, vốn chưa có kháng thể với loại virút này.Các chuyên gia thừa nhận một đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, nhưng cũng tin rằng những bài học quá khứ sẽ giúp việc phản ứng sắp tới hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn. Chìa khóa là xác định được virút, ước lượng được mối đe dọa và khả năng lan nhanh của nó.“Cúm là loại khó kiểm soát nhất” - Barclay nói, do virút cúm có thể lây nhiễm một thời gian, rồi người nhiễm mới xuất hiện các triệu chứng khiến việc kiểm soát, chẳng hạn như ở sân bay, không còn hiệu quả. Ngược lại là các bệnh Ebola và SARS mà người nhiễm chỉ có thể lây tiếp cho người khác sau khi đã bộc lộ các triệu chứng. “Vì thế chúng ta có thể khoanh vùng SARS” - Barclay nói.Một thách thức lớn khác với nhà chức trách y tế là một dịch bệnh có thể bùng phát rất bất ngờ. SARS, cúm heo và Ebola đều xảy ra rất bất ngờ. Để dự báo tốt hơn, các nhà khoa học đang viện tới việc lên mô hình thống kê, bao gồm Nghiên cứu mẫu bệnh truyền nhiễm (MIDAS), một dự án tập hợp các nhà khoa học cố gắng tìm cách dữ liệu hóa tối đa các dịch bệnh.“Nó có thể hữu ích để tiên đoán đợt bệnh bùng phát tiếp theo sẽ là ở đâu” - Irene Eckstrand, cựu giám đốc khoa học của MIDAS, nói. Dự án này đã tiên đoán các kịch bản khác nhau trong những đợt bùng phát H1N1 và Ebola, qua đó giúp nhà chức trách hướng nguồn lực vào những nơi đang cần nhất.Dữ liệu về sinh học của virút, cơ chế truyền nhiễm, cơ cấu dân số của vùng dịch, phân bổ về địa lý... đều được sử dụng để tiên đoán hướng, quy mô và tốc độ lây nhiễm.Chúng ta được chuẩn bị tới đâu?“Cho tương lai, chúng ta cần phải tư duy ở ngoài khuôn khổ” - Barclay nói. Bà không cho rằng cứ chạy theo các dịch bệnh bằng cách mỗi khi có một đợt bùng phát thì lại cuống cuồng tìm văcxin hay thuốc điều trị như hiện nay là cách làm đúng: “Liệu chúng ta có thể đợi bào chế văcxin cho tất cả không?”.Thay vào đó, bà Barclay nghĩ tới việc bào chế thuốc để nhắm vào triệu chứng, qua đó có thể đối phó với nhiều loại dịch bệnh bằng cùng một loại thuốc, đồng thời làm giảm khả năng lây lan.Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng đã công bố việc ra mắt thị trường bảo hiểm đầu tiên cho rủi ro dịch bệnh, một quỹ bảo hiểm 500 triệu USD để đối phó với dịch bệnh ở các nước nghèo.Trong trường hợp xảy ra đại dịch, quỹ sẽ được giải ngân nhanh chóng cho các nước nghèo bị ảnh hưởng cũng như các cơ quan phản ứng nhanh quốc tế. Cơ chế tài chính khẩn cấp cho đại dịch (PEFF) này là một sáng kiến chung của WHO và các hãng bảo hiểm Swiss Re và Munich Re, nhắm vào những bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát thành đại dịch.Ali Khan - một “thám tử dịch bệnh” của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), với trách nhiệm có mặt ở những vùng dịch và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh có nguy cơ lan ra toàn cầu cho nước Mỹ, viết trong cuốn sách vừa xuất bản của ông - Đại dịch tiếp theo: Ở tiền tuyến chiến đấu với những mối nguy lớn nhất của loài người - rằng rất thường xuyên, những kinh nghiệm giải quyết vấn đề hiệu quả và quan trọng nhất không chỉ phải dựa vào khoa học, mà là vào tập quán xã hội nơi xảy ra đợt bùng phát dịch bệnh.Chẳng hạn, năm 2015 Khan đã tham gia hạn chế dịch Ebola ở Sierra Leone. Sau khi bệnh dịch đã bùng phát ở nước láng giềng Liberia một thời gian dài, chiến dịch kiểm soát bệnh thông qua quân đội của chính quyền Sierra Leone không được người dân ủng hộ do việc cách ly cưỡng bức, đóng cửa nhiều hoạt động trên cả nước trong thời gian quá dài.Ở một đất nước mà người dân vẫn còn rất tin vào phép phù thủy, Khan nhận ra rằng tranh luận về các nguyên tắc khoa học hay lý thuyết về virút là vô nghĩa. “Tôi cho rằng sự thiếu hợp tác giữa chính quyền trung ương, lãnh đạo địa phương và người dân là lý do tại sao bệnh Ebola dai dẳng như thế - ông nói với Foreign Policy - Vấn đề trọng tâm trong bất cứ đại dịch nào là nỗi sợ của việc thông tin mù mờ, bất chấp các nhà khoa học có nói gì”.Vì thế, theo Khan, lòng tin là một nhân tố quyết định để bảo đảm thành công khi các đại dịch bùng phát. Ở những nơi mà tham nhũng lan tràn, tiền bạc chi cho y tế công bị biển thủ, những người giỏi giang thay vì làm bác sĩ và y tá lại trở thành ngôi sao điện ảnh và ca sĩ... thì đó là những nơi dịch bệnh sẽ dai dẳng nhất.Sự chuẩn bị, theo lời Khan, là chìa khóa để con người sống sót trong cuộc chiến chống lại các tổ chức siêu vi. Sẽ không thể có công nghệ hay thứ thuốc chữa trị ngay lập tức nào ở các ngôi làng hẻo lánh vùng xích đạo Congo. Mỗi quốc gia, mỗi tỉnh, mỗi thành phố và mỗi cộng đồng phải chuẩn bị một hệ thống y tế công đủ mạnh, sẵn sàng hành động ngay lập tức.■ Tags: EbolaĐại dịchH1N1Cúm gà
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.