TTCT - Liên tiếp trong một thời gian ngắn, hai tin đồn liên quan đến lương thực (gạo) và xăng dầu đã tác động rất mạnh vào tâm lý cũng như đời sống thường nhật của đa số người dân. Chúng ta có thể rút ra những bài học gì? Trước hết là về sức mạnh của truyền thông liên cá nhân. Chúng ta hiện có mấy trăm tờ báo và mỗi tỉnh lại có đài phát thanh, truyền hình riêng nhưng tin đồn vẫn tồn tại đã chứng minh điều mà nhà xã hội học Mỹ Paul Lazarsfeld phát hiện từ những năm 1940 rằng truyền thông đại chúng không thể “giết chết” hay thay thế được cho truyền thông liên cá nhân, truyền thông “rỉ tai” mà tin đồn là một dạng điển hình nhất. Người ta có thể không đọc báo, không nghe đài, không xem truyền hình, nhưng hằng ngày người ta luôn phải giao tiếp với người xung quanh và bị tác động bởi những người này. Thực tế lâu nay, những chính sách của Nhà nước chủ yếu chỉ được chuyển tải đến dân thông qua các phương tiện truyền thông chính thức, trong khi lại bỏ trống lĩnh vực truyền thông liên cá nhân nên rất khó chống chọi lại được các tin đồn. Thứ hai, tin đồn chỉ được mọi người tin khi người ta thiếu những bằng chứng để kiểm chứng tin đồn, thiếu tin tưởng vào các thông điệp chính thức hoặc phải đối mặt với những bất ổn thường nhật, bi quan về tình hình thế giới. Quả vậy, nếu thông tin chính thức là “không tăng giá các mặt hàng thiết yếu” nhưng chỉ ít ngày sau thì có sự tăng giá thì điều đó có nghĩa niềm tin của người dân vào thông điệp chính thức đã giảm đi một bậc, và điều này sẽ trở thành một trong những cơ sở cho sự tin tưởng vào những thông tin không chính thức/tin đồn sau này. Như vậy, muốn giảm bớt tin đồn trong xã hội thì một trong những điều phải làm là đảm bảo thông tin chính thức được luôn luôn đúng, và những gì đã cam kết thì phải giữ, bởi như ông cha ta đã đúc kết là chỉ một lần thất hứa là vạn lần mất tin. Cuối cùng, nước ta là nước có mỏ dầu, là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, nhưng tại sao tin đồn nhằm vào hai lĩnh vực này mà vẫn thành công? Có thể đây là hậu quả của những lý lẽ mà chúng ta đã sử dụng. Mỗi khi chúng ta tăng giá xăng dầu thì luôn kèm theo đó là những biện hộ về sự khó khăn, khan hiếm của nguồn năng lượng này trên thế giới. Dần dần người dân tin thật vào sự khó khăn và khan hiếm đó nên cho dù chúng ta “có” thì người dân cũng không còn tin tưởng nữa. Hơn nữa, những thông tin về nguồn dự trữ của chúng ta đã không đến được với người dân. Dự trữ về lương thực, về năng lượng của chúng ta hiện nay ra sao? Cách chúng ta nói về xăng dầu hiện nay gần giống việc bà nội trợ đi mua thức ăn hằng ngày, tức chỉ mua và sử dụng cho hôm nay, còn ngày mai thì tính sau. Vậy làm sao có thể biết và tin vào an ninh năng lượng hay an ninh lương thực được? Tin đồn đã đi qua nhưng chúng ta phải thay đổi cách nhìn và cách làm, bởi nếu không nó sẽ lại xuất hiện và không có cách nào có thể tìm được ngọn nguồn của tin đồn cả.
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.