TTCT - Các vấn đề gần như nan giải trong kinh tế, quản lý, giáo dục, giao thông đô thị và y tế của nước ta trong thời gian gần đây thật ra có bản chất tích cực nhiều hơn tiêu cực. Đó là những "bài toán" hầu như đều đã xảy ra qua lịch sử của các nước phát triển, đã và đang được giải quyết thành công tại nhiều nước. Vì thế Việt Nam có thể giải quyết chúng, nếu có các bước đi đúng hướng với mô hình chuẩn xác hơn. Vấn đề “được mùa rớt giá” thực chất do lực lượng sản xuất nông ngư nghiệp của ta không những cung cấp đầy đủ nhu cầu trong nước, mà đã mạnh đến mức có lúc sản xuất dư thừa một khối lượng lớn hàng hóa. Việc này đã xảy ra ở Mỹ trong thập niên 1930 qua chuyện người ta phải đổ sữa dư thừa ra biển với mục đích giữ giá không thấp đến mức làm nông dân phá sản. Việc sản xuất thừa này đã và vẫn đang được giải quyết ở Mỹ. Bài toán sản xuất và phân phối nông sản của Mỹ và các nước khác thậm chí còn phức tạp hơn ở Việt Nam nhiều lần. Thời gian từ lúc ký đến lúc giao hàng của các hợp đồng lớn xuất khẩu nông ngư nghiệp thường dài hơn chu trình sản xuất sản phẩm nên ta chắc chắn có thể giải quyết vấn đề “được mùa rớt giá”. Trong khi câu chuyện lực lượng sản xuất phát triển mạnh thiếu kiểm soát (vốn đã gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở thập niên 1930 thế kỷ trước) đang ngày càng gia tăng tính trầm trọng về khó khăn kinh tế nước ta. Việc giải quyết vấn đề này vô cùng bức thiết. Các vấn đề giáo dục và y tế cũng vậy. Việc dân ta ý thức việc học và chăm sóc sức khỏe, cũng như có tài lực đầu tư cho con em học hành, hay một số bệnh viện quá tải bệnh nhân không phải là không có lời giải. Việc tìm giải pháp cho các vấn đề này vẫn dễ hơn việc nâng cao mặt bằng dân trí và đời sống. Thật ra chúng ta đã rất cố gắng giải quyết các vấn đề trên nhưng không thành công. Theo tôi, nguyên nhân không thành công là do: - Việc điều hành vĩ mô của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các mô hình nước ngoài. Thế giới như một con voi to, các vấn đề của mỗi nước như một bộ phận của con voi, có thể có phần nào giống nhau nhưng không hoàn toàn như nhau. Không có nước nào ngoài nước Mỹ áp dụng cách điều hành kinh tế và giáo dục của nước Mỹ. Tương tự, mỗi nước trong cộng đồng kinh tế châu Âu cũng có cách điều hành vĩ mô khác nhau. - Một số đề án giải quyết các vấn đề nói trên dựa vào sự hợp tác với các chuyên gia của một quốc gia nào đó. Ngoài việc ảnh hưởng từ chuyện “người mù sờ voi” nói trên, các chuyên gia nước ngoài cũng vướng bận các đề tài dang dở và quan trọng ở nước họ trong khi làm việc ở Việt Nam. Ngoài ra không có mối quan hệ hữu cơ nào giữa các chuyên gia này với Việt Nam sau kết thúc dự án. Vì thế, hầu như các vấn đề của nước ta vẫn tồn tại sau khi các đề án hợp tác quốc tế đó hoàn tất. - Một số chính sách của các nhà làm chính sách (policy maker) ở các bộ, ngành dựa nhiều vào cảm tính hoặc dữ liệu không chính xác, nên đề ra giải pháp không thể làm chuyển biến hiện trạng. Thí dụ việc khuyến khích ĐBSCL trồng lúa chất lượng cao vừa qua, đến cuối mùa không có khách hàng mua. Ngay cả mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cũng có thể sẽ làm gia tăng lượng lúa dư thừa của ĐBSCL. Nếu dùng mô hình toán học, chúng ta sẽ thấy việc dự báo sản lượng và giá lúa chính là giải pháp cho việc “được mùa rớt giá”. Tính chính xác của toán học còn giúp chúng ta tránh việc sai một li đi một dặm. Một chủ trương không chính xác cộng với lực lượng sản xuất khá lớn của ta hiện nay sẽ dẫn đến tổn thất rất to lớn. Mặt khác khi dùng mô hình toán học, chúng ta sẽ thấy vấn đề toàn diện, chính xác các phần có thể dùng kinh nghiệm của các nước khác nhau giải quyết và các phần phải giải quyết theo điều kiện, hoàn cảnh nước ta. Tại Đại học Quốc gia, đề án “Trung tâm xuất sắc về toán và ứng dụng” đã được xây dựng với dự trù có tài trợ từ vốn vay ODA của Nhật, mục đích là giải quyết các vấn đề như được mùa rớt giá, giao thông đô thị, nghiên cứu đề xuất và thẩm định các chính sách của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế và xã hội trước khi ban hành. Cách làm là tổ chức các buổi tiếp xúc giữa chuyên gia trong nước, nước ngoài với lãnh đạo các ngành, địa phương, chọn vấn đề bức xúc của nước ta và đề ra phương hướng giải quyết chúng. Dựa vào đó, tổ chức một chương trình đào tạo đại học và sau đại học về toán. Đề án tài trợ sinh viên và giáo sư hướng dẫn nghiên cứu, khảo sát và lấy dữ liệu cho đề tài tại thực địa Việt Nam. Một số thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và phía Nhật về hợp tác nghiên cứu ứng dụng toán vào đời sống, giữa Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM với một số trường đại học Mỹ về toán ứng dụng... đã được ký kết. Trong bối cảnh ấy, với niềm tin vào khả năng của lực lượng các nhà khoa học toán học tại chỗ, Hội Toán học TP.HCM cho rằng sự ủng hộ từ phía chính quyền thành phố và các bộ ngành sẽ giúp đề án triển khai thành công trong thời gian tới. Tags: Bức xúcToán họcThực tiễnGSTS DƯƠNG MINH ĐỨC
Thiếu phôi bằng lái khắp cả nước: Cục Đường bộ mở gói thầu hơn 141 tỉ đồng ĐỨC PHÚ 23/11/2024 Chuyện thiếu phôi bằng lái xe lan ra nhiều tỉnh thành dẫn đến nhiều người dân đã thi đậu vẫn chưa được cấp bằng.
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng, khiến nhiều người bức xúc.
Biến động ở REE: ‘Nữ tướng’ Mai Thanh rời ghế chủ tịch, sếp mới là đại diện quỹ ngoại BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Ông Alain Xavier Cany - đại diện của quỹ ngoại Platinum Victory - trở thành chủ tịch HĐQT mới của REE thay bà Nguyễn Thị Mai Thanh.
Tuyển futsal nữ Việt Nam: Sau ngôi nữ hoàng là giấc mơ World Cup NGUYÊN KHÔI 23/11/2024 Đánh bại tuyển futsal nữ số 1 châu Á Thái Lan để lần đầu bước lên ngôi nữ hoàng khu vực, tuyển futsal nữ Việt Nam thêm tự tin hướng đến việc giành vé dự World Cup nữ futsal 2025.