TTCT - Sự ồn ào quanh trái chuối 6 triệu đô sẽ lắng dịu, nếu giá trị của nó ngang với một đợt quảng bá cho tỉ phú. Những ngày qua đã bùng lên cuộc tranh cãi quanh việc doanh nhân tiền điện tử và tỉ phú người Hong Kong Justin Sun trả 6,2 triệu đô la cho một hiện vật modern-art đình đám: một trái chuối được dán trên tường bằng băng dính. Sau đó, Justin Sun đã ăn trái chuối. Đi kèm màn trình diễn này là các cuộc thảo luận về vị trí của quả chuối trong lịch sử nghệ thuật. Cuối cùng, quả chuối hiện vật không còn tồn tại, nhưng tỉ phú đã nhận được "giấy phép" sở hữu tác phẩm nghệ thuật này và do đó có thể thay thế trái chuối bằng bất kỳ quả nào khác.“Cành cây” của Andrei MonastyrskyTrái chuối đã được mua với giá 35 xu từ một người bán hàng Bangladesh ở Manhattan ngay trước phiên đấu giá. Người bán hàng tên Shah Alam, làm việc với mức lương 12 đô la/giờ. Khi được phóng viên của tờ The New York Times cho biết trái chuối đã được bán lại dưới dạng tác phẩm nghệ thuật với giá hàng triệu đô la, Alam (74 tuổi) đã khóc, nói với tờ báo: "Tôi là một người nghèo, chưa bao giờ có được số tiền như vậy; tôi chưa bao giờ nhìn thấy số tiền như vậy". Theo The Guardian, sau đó, Sun đã cam kết mua 100.000 quả chuối từ gian hàng của Alam và cho biết những quả chuối này sẽ được phân phối trên toàn thế giới như "một kỷ niệm về mối liên hệ tuyệt đẹp giữa cuộc sống thường ngày và nghệ thuật". Sun hy vọng một ngày nào đó sẽ được đích thân đến thăm gian hàng của Alam.Ở Nga, trái chuối của Justin Sun nhắc người Nga nhớ đến tác phẩm Cành cây (Vetka) ồn ào nhiều năm về trước. Cành cây của Andrei Monastyrsky được coi là "niềm tự hào" của Phòng trưng bày Tretyakov dưới thời tổng giám đốc Zelfira Tregulova (từ 2015 - 2023). Công trình sắp đặt này đã được bảo tàng mua lại vào năm 2020.Cành cây của Andrei Monastyrsky là một tấm bảng gắn vào tường với bốn cuộn băng dính treo trên đó, xuyên qua lõi các cuộn băng dính là một cành cây khô xoắn, đầu nhánh đôi, không có cành và lá. Nhân viên bảo tàng nhấn mạnh sự giống nhau của tác phẩm này với bức tranh cùng tên của Alexander Ivanov.Phòng trưng bày Tretyakov vào tháng 3-2020 đã quyết định trưng bày Cành cây của Andrei Monastyrsky trong sảnh treo bức tranh Sự xuất hiện của Chúa Kitô trước mọi người của Alexander Ivanov nhằm khám phá "sự chồng chéo về mặt khái niệm trong các tác phẩm của hai thời đại". Đây là một trong những sảnh lớn nhất của Phòng trưng bày Tretyakov lừng danh. Cành cây này treo ngay trước bức tranh mà mọi người đều biết, trên một tấm vải trắng, che khuất bức tranh tuyệt vời.Lúc đầu, khách xem tranh không hiểu liệu tác giả của tác phẩm sắp đặt này muốn ngang hàng với Alexander Ivanov hay muốn làm Ivanov lu mờ hoàn toàn, nhưng rồi họ đã tìm được lời giải thích: Bởi vì trên bức tường bên trái sảnh là một bức tranh khác, cũng do chính Ivanov vẽ. Bức tranh đó được gọi là Vetka (Cành cây). Nghệ sĩ Ivanov đã mất một thời gian dài, đau đớn và cẩn thận để tìm kiếm một phong cảnh, bối cảnh tự nhiên cho sự kiện xuất hiện của Chúa Kitô. Chủ đề này giống như một phần nhỏ của những tìm kiếm này. Nhưng hóa ra Vetka đã trở thành một bức tranh riêng của chính nó.Nhà phê bình G. Martynov tháng 4-2020 đã bình luận về tác phẩm Vetka như sau: "Một cành cây được bao phủ bởi những tán lá nhỏ run rẩy… Nó treo đâu đó phía trên và theo đường chéo từ trái sang phải chiếm không gian của một khung vẽ nhỏ. Nhưng tại sao hình ảnh này lại cứ dày đặc và che khuất những hình ảnh rõ ràng và hấp dẫn khác, nằm vô số trong hội trường lớn?Cành cây treo trên phạm vi rộng lớn của trái đất và thậm chí còn rộng hơn nữa của bầu trời không đáy. Hiện thân của một cuộc sống cô đơn và không có khả năng tự vệ trong bối cảnh vũ trụ vô biên về thời gian và không gian. Nó lớn lên và thay đổi không thể nhận thấy. Sẽ đến lúc bản thân nó dần khô đi, vỡ vụn và tan rã. Nhánh cây với những vết nứt kỳ lạ, giống với tất cả những sinh vật sống xuất hiện trên thế giới này và biến mất khi đến hạn của mình.“Cành cây” - A. IvanovTheo nghĩa này, nó giống như chính con người, việc tồn tại trong thế giới trên trái đất này và trong toàn bộ vũ trụ cũng chỉ là nhất thời... Cành cây là biểu tượng của sự sống. Cuộc sống thật mong manh, không có khả năng tự vệ, được sinh ra bởi một thế lực mà chúng ta không biết. Và theo ý chí của chính thế lực đó, rõ ràng nó đã bị "kết án tử hình".Và đây, điều kỳ lạ: Cành cây này không hề khiến tâm hồn tôi tràn ngập nỗi buồn vô vọng chút nào. Nó nói với tôi về cuộc sống vĩnh cửu và những giá trị lâu dài. Hạt giống rơi từ nó xuống đất sẽ không chết. Hết lần này đến lần khác, nó sẽ hồi sinh sự sống trên vùng đất xinh đẹp của chúng ta".Với những thấu cảm này, Martynov đã giải thích sự bất ngờ của không ít người xem ở Phòng trưng bày Tretyakov khi thấy Cành cây của Monartysky che khuất Sự xuất hiện của Chúa Kitô, đọ sức cùng Vetka của Ivanov. Martynov cho rằng mỗi con người luôn phải đối mặt với một sự lựa chọn: "Chúng ta chọn một điều gì đó trong suốt cuộc đời mình. Có ý thức và tiềm thức. Nếu giám đốc Phòng tranh Tretyakov khi đó, bà Trugolova, muốn lấp đầy Phòng trưng bày Tretyakov bằng những "kiệt tác" kiểu này, đó là sự lựa chọn của cá nhân bà. Vấn đề là quyết định việc áp đặt lựa chọn này cho tất cả mọi người, định dạng lại nhận thức của người dân".Tuy nhiên, khách xem tranh khi đó không kịp bức bối lâu, vì kiệt tác đã bị coronavirus "tấn công": phòng trưng bày đóng cửa vài ngày sau đó vì dịch Covid.Sự ồn ào quanh trái chuối 6 triệu đô sẽ lắng dịu, nếu giá trị của nó ngang với một đợt quảng bá cho tỉ phú. Có lẽ nó sẽ được nhắc tới như một sự kiện trong lịch sử modern-art, nhưng nghệ thuật cũng là sự lựa chọn. Một khi đã lựa chọn, dù là sự áp đặt từ đâu, người ta sẽ không dễ dàng từ bỏ.Anna Kern - nàng thơ của A. Pushkin, nguyên mẫu cho bài thơ Gửi K. nổi tiếng "Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu…" có tội tình gì mà tượng đài của bà ở Riga đã bị tháo dỡ hôm 1-12? Phải chăng tội của bà ở chỗ bà là người được một đại văn hào Nga đem lòng yêu thương? Từ 200 năm trước, từ lâu trước khi có cái gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt"? Nhưng dẫu hình ảnh Anna Kern không còn ở thủ đô Latvia thì những vần thơ Pushkin tặng bà "…như hư ảnh mong manh vụt biến /Như thiên thần sắc đẹp trắng trong…" đâu thể dễ quên.■ Tregulova Zelfira Ismailovna là nhà phê bình nghệ thuật Liên Xô và Nga, phụ trách các dự án triển lãm bảo tàng quốc tế, tổng giám đốc Phòng trưng bày nhà nước Tretyakov (kể từ ngày 10-2-2015).Andrey Monastyrsky - nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ và nhà lý luận nghệ thuật người Nga, là một trong những người sáng lập ra "chủ nghĩa khái niệm Matxcơva". Chủ nghĩa khái niệm là một hướng của triết học kinh viện, một học thuyết theo đó kiến thức biểu hiện cùng với kinh nghiệm, nhưng không đến từ kinh nghiệm".Trong tranh luận về cái phổ quát, các nhà khái niệm luận bác bỏ học thuyết của chủ nghĩa hiện thực, phủ nhận sự tồn tại thực sự của cái chung mà không quan tâm đến sự vật riêng lẻ, họ thừa nhận sự tồn tại những khái niệm tổng quát trong tâm trí như một dạng nhận thức đặc biệt về hiện thực. Nói cách khác, những ý tưởng chung của chúng ta thể hiện trong mối quan hệ với trải nghiệm riêng tư: ví dụ, khái niệm phổ quát về công lý có thể nảy sinh trong chúng ta khi suy ngẫm về một số bất công cụ thể, mặc dù bản thân ý tưởng này đã tồn tại một cách ẩn giấu trong tâm trí chúng ta ngay cả trước trải nghiệm này.Chủ nghĩa khái niệm trong hội họa không hướng đến việc tiếp nhận tinh thần và cảm xúc về những gì được miêu tả, mà là sự hiểu biết về những gì được nhìn thấy qua trí tuệ. Trong nghệ thuật của chủ nghĩa khái niệm, ý niệm về một tác phẩm nghệ thuật, dù là một bức tranh, một cuốn sách hay một bản nhạc, đều quan trọng hơn sự thể hiện vật chất của nó. Điều này có nghĩa mục đích chính của nghệ thuật chính xác là truyền tải những suy nghĩ và ý tưởng. Nói một cách dễ hiểu, chủ nghĩa khái niệm là sự chiến thắng của ý tưởng trước cảm xúc. Tags: Bảo tàng Mỹ ThuậtNghệ thuật Liên XôNghệ thuật sắp đặtTrái chuốiMỹ thuật
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Tin tức sáng 12-12: Sabeco rút hẳn khỏi một công ty; OceanBank đổi tên, người của MBBank lãnh đạo TUỔI TRẺ ONLINE 12/12/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Sabeco rút khỏi một công ty sau khi mất hết vốn; Vận chuyển vàng trái phép qua biên giới có dấu hiệu gia tăng; Vinpearl sẽ huy động hơn 5.000 tỉ đồng trước niêm yết...
3 quốc gia chủ nhà 'World Cup đặc biệt' 2030, Saudi Arabia chủ nhà World Cup 2034 HOÀI DƯ 12/12/2024 Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã công bố chủ nhà của 2 kỳ World Cup 2030 và 2034. Trong đó World Cup 2030 sẽ là giải đấu đặc biệt kỷ niệm 100 năm sự kiện này ra đời.
Đường chật xe đông, hễ va chạm là đánh người, bị bắt thì nhắn nhủ 'đừng như tôi' TRIỆU VÂN 12/12/2024 Gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc không hay chẳng đáng giữa người dân chỉ vì va chạm nhỏ khi đi xe. Phải chăng nếu viện lý do "động tay động chân" đánh người, thậm chí là đánh phụ nữ, vì áp lực cuộc sống, nóng nảy thì có đáng?
Tin tức thế giới 12-12: Ukraine lại đánh Nga bằng tên lửa ATACMS; Nga đề cử đại sứ mới tại Mỹ MINH KHÔI 12/12/2024 Nga dọa trả đũa sau khi Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS; Mỹ giữ nguyên quân số đồn trú tại Hàn Quốc dù ông Trump từng đề cập bớt quân.