TTCT - Những hàng cây xanh thắm dưới mái trường không chỉ tốt cho chuyện dạy và học của thầy và trò, mà còn cho cả cộng đồng quanh đó. Hình ảnh trước và sau dự án "xanh hóa" của sân Trường tiểu học Schmitt (Denver, Mỹ). Ảnh: Lois BrinkTrò học tốt, cộng đồng "khỏe" lâyLois Brink - giáo sư Đại học Colorado, Denver (Mỹ) - vẫn nhớ sân trường tiểu học của các con bà hơn 20 năm trước: không một ngọn cỏ, trơ trọi vài món đồ chơi ngoài trời đã cũ. Chẳng khác gì nơi đồng khô cỏ cháy.Theo Tổ chức phi chính phủ Trust for Public Land, chỉ tính riêng các khối công lập, trường học ở Mỹ chiếm diện tích khoảng 81.000ha. Mặc dù khó có dữ liệu toàn diện nhưng diện tích những "đồng khô cỏ cháy" mà bà Brink chứng kiến là điều bình thường ở rất nhiều nơi. Khoảng 36% học sinh trường công Mỹ hằng ngày sinh hoạt trên những sân trường khô nóng như thế. Tình trạng thiếu cây xanh trong sân trường thường phổ biến ở các khu vực thu nhập thấp và các khu dân cư của người da màu.Là chuyên gia về kiến trúc cảnh quan, Brink quyết định phải làm gì đó. Bà nhờ một số sinh viên đã tốt nghiệp thiết kế ý tưởng một sân trường xanh hơn, rồi tự gây quỹ để thực hiện thí điểm tại Trường tiểu học Bromwell nơi con bà theo học. Khi không bắt các trường phải bỏ tiền, ban giám hiệu sẽ dễ dàng chấp thuận một ý tưởng mới.Theo tạp chí Grist, năm 2000 Brink thành lập Learning Landscapes (Cảnh quan học tập) - liên minh giữa chính quyền, trường học, các tổ chức phi lợi nhuận và nhà thầu cho một cuộc cách mạng hóa sân trường. Trong ba năm tiếp theo, Learning Landscapes kết nối với các cộng đồng địa phương thiết kế và đổi mới hơn 22 sân trường tiểu học, nằm tại một số khu công nghiệp ở Denver. Mỗi dự án có một nét độc đáo riêng. Chẳng hạn, có trường có nhiều phụ huynh làm việc trong ngành cảnh quan, họ tình nguyện góp sức cho nhà thầu lắp đặt hệ thống tưới tiêu và trồng cỏ quanh sân.Năm 2008, Hội đồng Trường Công lập Denver đề xuất dành một phần ngân sách giáo dục cho việc "xanh hóa" sân trường. Dù 60% cử tri thành phố lúc đó không có con cái, đề xuất vẫn được thông qua với tỉ lệ áp đảo. Đến năm 2012, sáng kiến Cảnh quan học tập đã chuyển đổi hầu hết khuôn viên trường tiểu học công lập ở Denver thành sân trường xanh, với tổng diện tích 123,8ha.Hình ảnh trước và sau của sân Trường tiểu học McGlone (Denver). Ảnh: Lois BrinkTháng 12-2023, Brink cho đánh giá tác động của sáng kiến và thấy cái được không chỉ là thêm nhiều cây xanh. Từ khi có sân trường xanh, tỉ lệ chuyển trường của học sinh đã giảm 7%, trong khi số lượng nhập học tăng, giúp các trường công lập trong khu vực nhận thêm 1,3 triệu USD phân bổ ngân sách từ bang Colorado. Đồng thời 1.284 tấn carbon được cây xanh ở sân trường "bắt nhốt" mỗi năm.Nghiên cứu chỉ ra ở các trường được triển khai sân trường mới, điểm số các môn toán và viết của học sinh đã gia tăng. Thành tích của nhà trường (đo bằng các yếu tố như điểm học tập và tỉ lệ tốt nghiệp, bỏ học và nhập học) cũng tăng lên đáng kể.Ngoài ra, sân trường xanh còn mang đến thêm lợi ích cho cộng đồng dân cư. Chẳng hạn, giá trị bất động sản tăng tới 5% với nhà đất nằm trong bán kính 150m quanh các sân trường xanh mát. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, báo cáo ước tính rằng cộng đồng có thể thu được lợi hơn 3 USD cho mỗi 1 USD đầu tư vào sân trường xanh.Priya Cook - giám đốc bộ phận cộng đồng và sân trường xanh tại Children & Nature Network (Mỹ) - cho biết xanh sân trường còn mở ra những nguồn cấp ngân sách mới cho các khu học chánh thường thiếu tiền. Trong thực tế, chiến lược phát triển những sân chơi xanh đã thu hút nguồn tài chính không chỉ cho phát triển trường học mà còn cho cộng đồng từ nhiều doanh nghiệp, tổ chức…Sân trường: quyển sách 3 chiềuTrong thời biến đổi khí hậu, sân trường có thể trở thành "một quyển sách giáo khoa ba chiều sống động" cho các bài học môi trường, theo sáng kiến của dự án Green Schoolyards America.Chẳng hạn, theo Tổ chức tin tức giáo dục Hechinger Report (Mỹ), ở Trường tiểu học Roosevelt, California, học sinh lớp 4 được giao nhiệt kế hồng ngoại và bản đồ trường để trả lời câu hỏi "Trường em mát mẻ thế nào?". Từng nhóm ba học sinh sẽ đo và ghi lại nhiệt độ mặt đất tại 25 địa điểm xung quanh trường, từ sân bóng, bãi đậu xe đến khu ăn uống. Nhiều em đã cảm nhận rất rõ ràng tại các khu vực vật liệu cao su sẽ nóng hơn bao nhiêu độ so với ở bãi cỏ sân chơi.Theo phân tích sơ bộ của Green Schoolyards America, hơn 2 triệu học sinh ở California theo học tại các trường có độ che phủ cây xanh dưới 5%. Số lượng cây xanh che phủ quá ít tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, nghĩa là khi ở gần các vật liệu dễ hấp thụ nhiệt như nhựa đường sẽ cảm nhận nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với thực tế. Các học sinh nhỏ tuổi được quan sát trực tiếp những hiện tượng tương tự và bắt đầu hình thành những ý niệm đầu tiên về giải pháp.Học sinh Trường tiểu học Roosevelt, California học về biến đổi khí hậu ngay trong sân trường. Ảnh: The Hechinger ReportDorie Heinz và Nicole Lamm, giáo viên Trường Roosevelt, khuyến khích học sinh suy nghĩ cách làm cho sân chơi trở nên mát mẻ hơn bằng cách đánh dấu tam giác ở nơi cần thêm cây và hình vuông ở chỗ cần che mát. Nhiều em có góc nhìn rất tinh tế; chẳng hạn một em để ý có một bục bê tông thường là nơi học sinh mẫu giáo ngồi ăn xế và đề xuất chỗ đó nên có thêm cây xanh.Khi kết thúc hoạt động, một bản đồ với đầy những miếng dán hình tam giác và hình vuông của học sinh được thu thập và được gửi cho phụ huynh và các thành viên dự án xem xét. Nhiều đề xuất của các em đã được hiện thực hóa.Tuy nhiên, theo Sharon Danks - nhà sáng lập của Green Schoolyards America, ý nghĩa lớn hơn là giúp nuôi dưỡng được tư duy và các kỹ năng giải quyết vấn đề vượt khỏi khuôn khổ sách vở. Theo ông, rất nhiều trẻ em thực sự chán nản khi đọc về tất cả những điều tiêu cực mà biến đổi khí hậu đã tạo ra trên thế giới. Thay vào đó, việc được thực hành ngay trong nhà trường sẽ giúp các em có thêm động lực tích cực để thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. "Sân trường trong mơ"Ở thành phố Quezon (Philippines), Tổ chức phi chính phủ Resilient Cities Network đã hợp tác với chính quyền địa phương thực hiện chương trình "Sân trường OASIS" để học sinh và giáo viên tham gia thiết kế sân trường mà chính họ sẽ sử dụng. Theo tường thuật của báo mạng Rappler hôm 20-8, học sinh Trường tiểu học Diosdado P. Macapagal cùng nhau chỉ ra những điểm trong trường mà các em cảm thấy có thể cải thiện, những chỗ học sinh hay tập trung nhưng chưa được che mát đầy đủ, từ đó thiết kế và đề xuất những mô hình thu nhỏ về "sân trường trong mơ".Ảnh: RapplerAurora Lokita, một giám đốc dự án của Resilient Cities Network, cho biết Sân trường OASIS là "phiên bản Philippines" của sáng kiến OASIS ở Paris, biến sân trường thành không gian xanh, mát. Cái khó là phải có sự hài hòa với bối cảnh địa phương. Ví dụ, quy mô trường học ở Paris khá nhỏ so với ở Philippines. Một trường có 1.000 học sinh và 7.000 học sinh sẽ vô cùng khác biệt. Ngoài ra, các sân trường trong mơ cũng sẽ phải tính toán dựa vào điều kiện thời tiết và khí hậu của địa phương. Ở Philippines, mảng xanh trên các sân trường sẽ phải đương đầu được với tỉ lệ mưa bão rất nhiều ở quốc gia này. Nhiều góc xanh trong khuôn viên Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: TRỌNG NHÂNTrường THCS Lê Văn Tám là một trong những trường có nhiều cây xanh ở quận Bình Thạnh (TP.HCM). Thầy Nguyễn Anh Tuấn - hiệu trưởng nhà trường - xem mảng xanh sân trường như một "tài sản" quý của trường ông. Ông nói để có được mảng xanh này không phải ngày một ngày hai mà đã được chăm chút qua hằng năm và qua một quá trình dài không dưới 10 năm.Khuôn viên trường có khoảng 30 cây thuộc loại cổ thụ, trong đó có sáu cây phượng, cho bóng mát lớn. Mỗi năm hai lần, trường phối hợp với các công ty chăm sóc cây xanh thăm khám cho cây với kinh phí 37 triệu đồng, nhằm phát hiện sớm rủi ro sâu bệnh và cắt mé các nhánh quá khổ.Đặc biệt, trường sẽ cố gắng hết mức để giữ lại cây xanh trong trường học. Chẳng hạn với một số cây "tuổi già sức yếu", thay vì đốn hạ trường sắm giàn trụ đỡ cây theo tư vấn của công ty để vừa giữa lại cây vừa đảm bảo an toàn.Bên cạnh các cây cổ thụ là các cây có kích thước vừa và nhỏ với số lượng tổng cộng khoảng 80 cây. Trong đó, trường dành hai khu đất trong sân trường làm vườn cho học sinh trồng cây hoa màu và đại diện các lớp sẽ thay phiên chăm sóc, tưới cây trong trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô phụ trách."Mùa này vườn đang có bí, bầu, ớt, các loại rau cải. Cà còn trái nhưng hơi già. Ngoài ra còn có thêm một số cây thuốc nam. Thường thì hết một mùa ra trái, các em sẽ trồng lại những cây chết. Chỉ có dịp hè khi học sinh nghỉ, chúng tôi phải thuê người chăm sóc khu vườn. Còn giờ vào năm học, học sinh sẽ chăm sóc chính. Các em rất thích thú vì được vừa học vừa chơi", ông Tuấn nói. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Cây xanh trường họcCây xanhTrường họcSân trườngMôi trường
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường A LỘC 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng' ÁNH HỒNG 24/11/2024 Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
Tin tức thế giới 24-11: Lính Nga đánh ở Ukraine được xóa nợ; Châu Âu sắp cạn dự trữ khí đốt TRẦN PHƯƠNG 24/11/2024 Đạt thỏa thuận các nước giàu trả 300 tỉ USD cho các nước nghèo tại COP29; Ông Trump chọn cựu cố vấn làm bộ trưởng Nông nghiệp.
Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định TUỔI TRẺ ONLINE 24/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối năm?