TTCT - Tại tiền sảnh trụ sở chính của Marks & Spencer (M&S) - một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Anh, một bảng điện tử khổng lồ chạy chữ liên tục, cho biết mức độ triển khai 100 mục tiêu trong năm năm: giúp 15.000 trẻ em Uganda được hưởng chế độ giáo dục tốt hơn, giảm 55.000 tấn CO2 mỗi năm, tái chế 48 triệu móc áo nhựa, tăng gấp ba doanh số thực phẩm hữu cơ... Phóng to Chương trình từ thiện theo kiểu “ngôi nhà mơ ước” của Tập đoàn khách sạn cao cấp Swissotel Chẳng riêng M&S, vô số doanh nghiệp khắp thế giới hiện đều có những chương trình hành động tương tự. Khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CSR) đang trở thành tôn chỉ kinh doanh của giới doanh nghiệp hiện nay. Đi ngược lại với CSR hoặc không tôn trọng nó có nghĩa là doanh nghiệp tự khai tử! Tại Anh, đạo luật công ty (Companies Act) năm 2006 yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo những hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội; và Liên Hiệp Quốc cũng cổ xúy CSR khắp thế giới qua Tổ chức Global Compact đặt tại New York. Tại nhiều trường kinh thương hiện nay, người ta bắt đầu cung cấp kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn CSR cho sinh viên. Các kệ sách bây giờ cũng đầy ắp những tựa, chẳng hạn Corporation be good, Beyond good company hoặc The A to Z of corporate responsibility... Trong một khảo sát do Hãng tư vấn McKinsey thực hiện năm 2007, 95% tổng giám đốc điều hành (CEO) đều nhấn mạnh xã hội ngày càng kỳ vọng nhiều hơn vào doanh nghiệp trong trách nhiệm cộng đồng, so với cách đây năm năm. Ngay cả giới đầu tư chứng khoán hoặc đầu tư nguồn vốn giờ đây cũng ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp biết đề cao và hành động cụ thể trên tinh thần CSR. Tờ The Economist cho biết trong mỗi 9 USD vốn đầu tư tại Mỹ thì có 1 USD đầu tư cho “trách nhiệm xã hội” - theo Geoffrey Heal thuộc Trường kinh thương Columbia. Một số ngân hàng lớn, chẳng hạn Goldman Sachs và UBS, cũng bắt đầu liên kết các yếu tố quản trị, xã hội và môi trường vào việc khảo sát doanh nghiệp trước khi cho vay. CSR trước hết là vì lợi ích của chính doanh nghiệp. Vô số bài học lịch sử cho thấy doanh nghiệp bị thiệt như thế nào một khi không tôn trọng CSR, mà hậu quả đầu tiên là sự tẩy chay quyết liệt của khách hàng. Từ thập niên 1980, “hạnh kiểm cộng đồng” đã trở thành yếu tố quan trọng và được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Theo chuyên san Harvard Business Review (12-2006), nếu được triển khai với một chiến lược đúng đắn, CSR sẽ trở thành một phần trong lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Phóng to Wal-Mart nâng cao tính đồng bộ trong tư duy CSR bằng cách yêu cầu 60.000 nhà cung cấp của họ giao các loại hàng hóa không gây hại môi trường Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những doanh nghiệp biết tôn trọng trách nhiệm cộng đồng. Năm 2005, cửa hàng ABC Home Furnishings tại New York đã đồng ý cho hai giáo sư Đại học Harvard: Michael Hiscox và Nicholas Smyth thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra độ nhạy cảm của khách hàng đối với CSR. Thí nghiệm được tiến hành với hai bộ khăn tắm giống hệt nhau. Một bộ không được dán bất kỳ nhãn nào, và bộ kia được dán nhãn “Fair and Square” (Công bằng và sòng phẳng) cùng thông điệp: “Những chiếc khăn này được sản xuất dưới những điều kiện lao động công bằng, trong một môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và không phân biệt đối xử, nơi việc quản lý được cam kết tôn trọng quyền và giá trị công nhân”. Trong năm tháng, nhãn “Fair and Square” được tráo qua lại giữa hai bộ khăn và lần nào kết quả cũng tương tự: bộ có nhãn “Fair and Square” luôn được mua nhiều hơn, dù giá bán cao hơn! David North - giám đốc phụ trách khối quan hệ chính phủ và cộng đồng của Tập đoàn siêu thị Tesco, Anh - nhận xét: “Có trách nhiệm với môi trường là động lực làm tăng dần sự chọn lựa của khách hàng”. CSR là một trong những chiến lược xây dựng thương hiệu phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ các công ty đa quốc gia phương Tây, CSR cũng đang thu hút giới doanh nghiệp thuộc khối BRIC (bốn nước có nền kinh tế đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Tại Brazil, khoảng 1.300 công ty hiện là thành viên Instituto Ethos - tổ chức gồm các doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với cộng đồng bên cạnh việc kiếm tiền. Tháng 10-2007, tại Thượng Hải, 13 công ty nước ngoài và nội địa đã cùng thành lập Liên đoàn doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội. Giới doanh nghiệp có thể dựa vào các hướng dẫn từ ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) hoặc OECD (Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế) cũng như các tiêu chuẩn như ISO 14001 (về môi trường) hoặc SA 8000 (về nhân quyền). Đầu năm 2008, một bảng chuẩn về trách nhiệm xã hội - ISO 26000 (thuộc Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế - ISO) - đã bắt đầu được soạn và dự kiến hoàn thành năm 2010. Đơn giản hơn (và cũng phổ biến), công ty có thể dựa vào các nguyên tắc hành xử theo “10 điều răn” trong hệ thống Global Compact do Liên Hiệp Quốc ban hành (từ trách nhiệm môi trường đến việc chống tham nhũng trong sân chơi kinh doanh). Theo Klaus Schwab (chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới), trong bài viết trên Foreign Affairs, tính đến đầu năm 2008 có hơn 3.000 công ty tại khoảng 120 nước đã ký vào Global Compact. “Để có thể kiếm được lợi nhuận ngày nay cũng như trong tương lai, các công ty sẽ không thể tồn tại nếu họ không có trách nhiệm doanh nghiệp” - phát biểu của Alan Hassenfeld, chủ tịch Công ty Hasbro. Viết trên chuyên san Journal of New England Technology (5-9-2008), Edward Granger-Happ - viên chức điều hành thuộc Tổ chức Save The Children kiêm chủ tịch NetHope - nhấn mạnh CSR bây giờ không thuần túy là hành động của doanh nghiệp đối với cộng đồng, mà còn là chiến lược kinh doanh có ý nghĩa cốt lõi cho sự sống còn của công ty. Kết quả khảo sát Lý tưởng thiên niên kỷ (đăng trên Wall Street Journal) cho biết 79% đối tượng 13-25 tuổi được phỏng vấn đều bày tỏ muốn làm việc cho công ty nào biết quan tâm đến xã hội!
Tiết lộ doanh thu khủng của 'đế chế chăn nuôi' C.P. Việt Nam BÌNH KHÁNH 24/11/2024 Báo cáo tài chính của Charoen Pokphand Foods, công ty mẹ của C.P. Việt Nam, cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm nay ở Việt Nam đạt gần 68.000 tỉ đồng.
Vì sao hàng ngàn người tập trung trước Nhà hát lớn Hà Nội khiến đường tắc từ sáng tới chiều? PHẠM TUẤN 24/11/2024 Từ sáng tới chiều 24-11, tại trước khu vực Nhà hát lớn Hà Nội hàng ngàn bạn trẻ tập trung gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, vì sao?
Nhật Bản và Mỹ lập kế hoạch phóng tên lửa phòng Đài Loan ‘có biến’ MINH KHÔI 24/11/2024 Nhật Bản và Mỹ đang hướng tới việc xây dựng một kế hoạch quân sự chung nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa.
Vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền sẽ khởi kiện Đàm Vĩnh Hưng? HOÀI PHƯƠNG 24/11/2024 Trong nội dung livestream mới nhất của bầu sô Dũng Taylor vào trưa 24-11 (theo giờ Việt Nam) hé lộ thông tin vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền sẽ khởi kiện ngược lại ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.